Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Một - Phẩm Varana - Chuyện Tiếng Trống ồn ào Tiền Thân Kharasara
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MƯỜI
CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG MỘT
PHẨM VARANA
CHUYỆN TIẾNG TRỐNG ỒN ÀO
TIỀN THÂN KHARASARA
Ăn cướp giết bò xong. Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, Bậc Ðạo Sư đã kể về một vị Đại Thần.
Nghe noùi, một Đại Thần của Vua Kosala được Vua tin dùng, sau khi thâu thuế cho Vua ở một làng biên địa, đã đồng lõa với các tên cướp: Ta sẽ đưa các người làng vào rừng. Sau khi đánh cướp làng, các ngươi hãy chia cho ta một nửa. Nói vậy xong, vào tảng sáng, vị ấy tụ họp các người làng ấy lại, dẫn họ đi vào rừng. Rồi các tên cướp đến ngôi làng không được bảo vệ ấy, giết trâu bò ăn thịt, cướp bóc làng và bỏ đi.
Ðến chiều vị ấy về làng với đám tùy tùng. Không bao lâu, việc làm của vị ấy bị bại lộ và được trình báo với Vua. Vua cho gọi vị ấy đến, xác nhận tội của vị ấy, xử phạt vị ấy đúng theo luật nước, và sau đó cử một người khác lên thay. Rồi Vua đi đến Kỳ Viên báo cáo với Thế Tôn sự việc ấy.
Thế Tôn nói: Thưa Ðại Vương, không phải chỉ nay đạo đức vị ấy mới vậy. Trước kia vị ấy đã như vậy rồi. Nói vậy xong, Thế Tôn kể câu chuyện quá khứ.
Thuở xưa, khi Vua Brahamadatta trị vì Ba La Nại, Vua cử một ông quan làm trưởng một làng ở biên địa. Sự việc xảy ra như câu chuyện trước.
Khi ấy, Bồ Tát là một thương nhân đang đi qua lại tại vùng biên địa, và sống trong ngôi làng ấy. Khi người thôn trưởng ấy trở về với một số tùy tùng đông đảo, vừa đi về vừa đánh trống.
Bồ Tát nói: Người thôn trưởng ác độc này đã đồng lõa với bọn cướp để cướp làng. Và đợi đến khi bọn cướp đã chạy trốn trong rừng, nó lại trở về làng, vừa đi vừa đánh trống.
Rồi Bồ Tát đọc bài kệ:
Ăn cướp giết bò xong,
Nhà đốt, người bị bắt,
Nó về với tiếng trống,
Tiếng trống vang khó chịu.
Như vậy, Bồ Tát đọc bài kệ này chỉ trích người thôn trưởng. Không bao lâu, việc làm của kẻ ấy bị bại lộ. Và nhà Vua phạt kẻ ấy theo luật nước.
Bậc Ðạo Sư nói: Thưa Ðại Vương, không phải chỉ nay đạo đức của kẻ ấy như vậy. Thuở trước, đạo đức của kẻ ấy cũng như vậy rồi.
Sau khi Bậc Ðạo Sư kể pháp thoại này, Ngài kết hợp các câu chuyện và nhận diện tiền thân như sau: Thời ấy, vị Đại Thần là vị Đại Thần hiện nay, và người hiền trí đọc bài kệ là ta vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Già Ma
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đạo Vu
Phật Thuyết Kinh Ba Pháp Quán Bảy Xứ - Kinh Số Mười Bảy
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Du Hành - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Chín - Chín Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Chánh Cần
Phật Thuyết Kinh Hiền Ngu - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Cô Gái Nghèo Nan đà