Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Mười Ba - Phẩm Mười Ba bài Kệ - Chuyện Cây Hồng Phượng Vĩ Tiền Thân Phandana

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MƯỜI

CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT  

CHƯƠNG MƯỜI BA  

PHẨM MƯỜI BA BÀI KỆ  

CHUYỆN CÂY HỒNG PHƯỢNG VĨ

TIỀN THÂN PHANDANA  

Người đứng cầm rìu ở dưới tay. Chuyện này bậc Ðạo Sư kể trên bờ sông Rohini, về một việc tranh chấp cãi cọ trong gia đình.

Hoàn cảnh này được mô tả đầy đủ trong Tiền Thân Kunàla.

Vào dịp này, bậc Ðạo Sư dạy bảo đám thân tộc ấy.

Ngài nói: Một thời kia Vua Brahmadatta trị vì tại Ba La Nại, ngoài Kinh Thành là một làng thợ mộc. Trong làng có một người Ba La Nại làm nghề kiếm sống bằng cách mang gỗ từ rừng về đóng xe kéo.

Vào thời ấy có một cây hồng phượng vĩ đại thọ ở vùng Tuyết Sơn.

Một hắc sư tử thường đến nằm dưới gốc cây ấy săn mồi một ngày kia gió đánh mạnh cây khiến một cành cây khô rơi xuống, trúng vai sư tử, cành đập mạnh vào khiến cho nó đau đớn vùng lên chạy trốn vì sợ hãi, sau đó quay lui nhìn trên con đường vừa mới chạy qua, khi chẳng thấy có gì cả.

Nó suy nghĩ: Chẳng có sư tử, cọp, beo hay con gì nữa đuổi theo ta ở đây, thì ta chắc vị Thần cây không chịu cho ta nằm đó.

Ta muốn xem có đúng vậy không?

Suy nghĩ thế nó liền giận dữ thật vô lý, vừa đánh vào cây vừa thét lên: Ta chẳng ăn một ngọn lá nào bẻ trên cây của ông, cũng chẳng bẻ gãy cành nào, thế sao ông chịu cho các loài vật khác ở đây, mà ông không chịu cho ta ở?

Ta có làm gì sai trái đâu, cứ đợi vài ngày nữa, ta sẽ phá nát gốc rễ cành lá ông, ta sẽ làm ông tan tác từng mảnh!

Sư tử mắng rủa vị Thần cây như vậy, rồi bỏ đi tìm một người.

Lúc ấy, người thợ mộc Bà La Môn nói trên cùng với hai ba người khác đã dùng xe tải đến vùng lân cận ấy để kiếm gỗ đóng xe. Gã để chiếc xe một nơi, rồi cầm búa rìu trong tay đi tìm cây gỗ, gã chợt đến gần cây phượng vĩ.

Con sư tử thấy gã, liền đi đến đứng dưới gốc cây vì nó nghĩ thầm: Hôm nay ta phải trừ khử kẻ thù của ta mới được.

Người kia thấy nó và vội chạy trốn ra khỏi vùng rừng cây đó.

Sư tử nghĩ thầm: Ta phải nói chuyện với kẻ đó trước khi nó chạy đi mất.

Rồi nó ngâm vần kệ đầu:

Người đứng cầm rìu ở dưới tay,

Ði lui, đi tới chốn rừng này,

Mau lên, nói rõ cho ta biết,

Ông muốn cây gì ở chốn đây?

Ô kìa! thật là kỳ diệu!

Người kia bảo khi nghe lời ấy ta thề chưa bao giờ nghe thấy súc vật nói được như người. Chắc chắn nó sẽ biết rõ loài cây nào có gỗ tốt để đóng xe. Ta muốn hỏi nó.

Nghĩ vậy, gã liền ngâm vần kệ thứ hai:

Trên đồi, dưới vực, khắp đồng bằng,

Làm Chúa, Ngài đi khắp núi rừng,

Nói thật cho nghe, ta muốn hỏi,

Cây gì tốt để bánh xe lăn?

Sư tử nghe vậy nghĩ thầm:

Bây giờ ta đã được toại nguyện rồi!

Nó liền ngâm vần kệ thứ ba:

Chẳng keo, tai ngựa, chẳng chiên đàn,

Chẳng bụi cây nào tốt gỗ hơn,

Cây ấy, phượng hồng như vẫy gọi

Làm xe gỗ tốt nhất trần gian.

Kẻ kia nghe vậy rất hài lòng, nghĩ thầm: Thật là một ngày tốt lành đưa ta vào rừng. Ðây là một vị nào mang lốt thú vật chỉ bảo cho ta cây gỗ tốt để làm bánh xe.

Kỳ lạ thật, song lại tuyệt quá!

Vì vậy, gã hỏi sư tử vần kệ thứ tư:

Cành lá cây kia kiểu thế nào,

Thân cây trông thấy, loại ra sao,

Mong Ngài nói thật, ta xin hỏi,

Ðể biết loài cây ấy ở đâu?

Sư tử ngâm hai vần kệ đáp lời:

Này cây cành rũ thấy là đà,

Cong xuống, song không gãy trước giờ,

Cây phượng vĩ hồng này đấy bạn,

Gốc cây thường đứng của nhà ta.

Ðể làm vành trục hoặc khung càn,

Ðôi bánh, hay bất cứ mọi phần,

Cây giống như vậy đều ích lợi,

Cho người khi đóng chiếc xe lăn.

Sau khi tuyên bố như vậy, sư tử đứng xích ra một bên, lòng mừng khấp khởi.

Còn người thợ mộc bắt đầu đẵn cây.

Lúc ấy, vị Thần cây nghĩ thầm: Ta không hề làm rớt cành nào trên con thú kia, mà nó lại nổi cơn thịnh nộ thật phi thời, bây giờ nó lại đang muốn phá nhà ta, và ta cũng sẽ bị hủy diệt nữa. Vậy ta phải tìm cách đập tan oai lực của nó.

Vì thế vị Thần này giả dạng tiều phu, đến gần gã thợ mộc kia bảo: Này người kia, anh kiếm được cây này đẹp quá!

Thế anh định làm gì khi chặt nó đây?

Làm bánh xe.

Sao, có kẻ nào bảo anh là cây ấy làm bánh xe tốt lắm ư?

Ðúng thế, một con hắc sư tử. Tốt lắm, hắc Sư tử khéo nói lắm.

Song, này ta bảo anh là lột được da cổ Sư tử màu đen rồi phủ lên quanh vành ngoài của bánh xe như một tấm chắn bằng sắt, chỉ một mảnh rộng chừng bốn lóng tay thôi thì bánh xe vững vàng lắm, anh sẽ hưởng lợi rất lớn nhờ đó.

Nhưng làm sao ta kiếm được da sư tử bây giờ?

Sao anh ngu thế?

Cây này đứng trong rừng, nó chạy đi đâu được. Anh cứ đi tìm sư tử kia đã chỉ bảo cho anh cây này và hỏi nó xem phải chặt phần cây nào, rồi đem nó về đây.

Sau đó, nó chẳng nghi ngờ gì cả và chỉ nơi này nơi nọ, cứ chờ lúc nó nhe hàm răng ra thì lấy chiếc rìu bén nhất đập nó trong khi nó đang nói, giết nó đi mà lột da ra, ăn phần thịt ngon nhất, rồi hãy chặt cây tùy thích.

Như thế là Thần cây nổi cơn thịnh nộ.

Ðể giải thích vấn đề này, bậc Ðạo Sư ngâm các vần kệ sau:

Cây kia lập tức bảo như vậy,

Ý nguyện ước ao được tỏ bày:

Ta cũng có điều này muốn nói

Này Bhà rad hỡi, hãy nghe đây!

Từ bên vai Chúa tể khu rừng,

Anh hãy cắt ra rộng bốn phân,

Bao phủ da quanh vành gỗ ấy,

Rồi xe sẽ mạnh gấp đôi lần.

Cây kia phút chốc nổi lôi đình,

Trút xuống loài sư tử đã sinh,

Cả với loài chưa xuất hiện nữa,

Gây ra tàn sát khiến hồn Kinh.

Người thợ làm xe nghe theo lời chỉ dẫn của Thần cây, kêu to:

Ôi hôm nay thật là một ngày may mắn cho ta.

Rồi gã đi giết sư tử, chặt cây xuống và đi về.

Cây phượng vĩ tranh đấu chúa rừng,

Chúa rừng tranh đấu với cây Thần,

Mỗi bên tranh chấp nhau như vậy,

Ðem lại bên kia họa tử vong.

Vậy giữa người, nơi có hận hiềm,

Hoặc là cãi cọ nổi hăng lên,

Khác nào thú dữ và cây gỗ,

Chúng nhảy như loài công múa men.

Ðây này Ta bảo, chính điều lành,

Là lúc các ông thuận ý tình,

Hãy giữ đồng tâm, đừng cãi vã,

Như cây và thú đã thi hành.

Nên tập bình an với mọi người,

Ðiều này bậc trí tán dương hoài,

Ai mong an ổn và chân chánh,

Tối hậu bình an sẽ đạt thôi.

Khi đám người ấy nghe lời khuyến giáo của Vua, họ liền giải hòa với nhau.

Sau khi chấm dứt pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân: Vào thời ấy, ta là vị Thần sống trong rừng kia và đã chứng kiến toàn thể câu chuyện này.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần