Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Bốn - Phẩm Tám - Kinh Tuvataka Con đường Mau Chóng

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP NĂM

KINH TẬP  

CHƯƠNG BỐN

PHẨM TÁM  

KINH TUVATAKA

CON ĐƯỜNG MAU CHÓNG  

Người hỏi:

Con hỏi Bậc Ðại Tiên,

Bậc bà con mặt Trời,

Con đường đến viễn ly,

Con đường đến an tịnh,

Tỳ Kheo sau khi thấy,

Làm thế nào mát lạnh,

Không có sự chấp thủ,

Một vật gì ở đời?

Thế Tôn:

Thế Tôn đáp như sau:

Hãy chặt đứt hoàn toàn,

Gốc rễ các hý luận,

Mọi tư tưởng tôi là,

Tất cả phải chấm dứt,

Phàm có nội ái nào,

Sau khi nhiếp phục chúng,

Thường chánh niệm học tập.

Phàm có loại pháp gì,

Ðược thắng tri hoàn toàn,

Hoặc thuộc về nội pháp,

Hay thuộc về ngoại pháp,

Chớ có làm kiên trì,

Bất cứ một pháp nào,

Trạng thái ấy không gọi,

Sự mát lạnh của tịnh.

Chớ có nghĩ như sau:

Cái kia là tốt hơn,

Ðây là hạ liệt hơn,

Hay đây là ngang bằng,

Do phải bị xúc chạm,

Với các sắc sai biệt,

Hãy chớ để tự mình,

An trú trên vọng tưởng.

Hãy giữ được an tịnh,

Về phía tự nội tâm,

Tỳ Kheo không cầu tìm,

An tịnh từ chỗ khác,

Với người được an tịnh,

Từ phía tự nội tâm,

Ðã không có tự ngã,

Từ đâu có vô ngã.

Như chính giữa trung ương,

Của biển cả đại dương,

Sóng biển không có sanh,

Biển hoàn toàn đứng lặng,

Cũng vậy, này Tỳ Kheo

Hãy đứng lặng không động,

Không tạo nên bồng bột,

Ðối sự gì ở đời.

Người hỏi:

Vị có mắt rộng mở

Ðã tuyên bố rõ ràng,

Pháp có thể chế ngự,

Mọi nguy hiểm khó khăn,

Bậc Hiền thiện mong Ngài,

Tuyên bố rõ con đường,

Hay về biệt giải thoát,

Hoặc về pháp thiền định?

Thế Tôn:

Chớ có những con mắt,

Ðầy dẫy những tham đắm!

Hãy chận đứng lỗ tai,

Nghe câu chuyện của làng.

Lại chớ nên đắm say,

Các mùi vị ngon lành,

Chớ xem là của ta,

Mọi sự vật ở đời!

Trong khi được cảm giác,

Với các loại cảm xúc,

Tỳ Kheo không than van,

Bất cứ một điều gì.

Vị ấy không cầu mong,

Dầu lại sanh hữu nào,

Và không có run sợ,

Rơi vào các kinh hoàng.

Các đồ ăn thâu được,

Cùng với các đồ uống,

Các món ăn nhai được,

Các đồ vải mặc được,

Chớ có cất chứa chúng,

Những đồ vật nhận được,

Chớ có quá lo âu,

Nếu không thâu được chúng.

Hãy tu tập thiền định

Chớ làm kẻ lang thang,

Chớ ưa thích trạo cử,

Ðừng rơi vào phóng dật,

Ðối với các chỗ ngồi,

Cùng với các chỗ nằm,

Tỳ Kheo hãy an trú,

Những chỗ không tiếng động.

Ngủ nghỉ có chừng mực,

Chớ có ngủ quá nhiều,

Hãy luôn luôn tỉnh thức,

Nỗ lực và nhiệt tâm,

Hãy từ bỏ biếng nhác,

Man trá, cười, chơi đùa,

Hãy từ bỏ dâm dục,

Bỏ ưa thích trang điểm.

Chớ có dùng bùa chú,

A thar va Vệ Đà,

Chớ tổ chức đoán mộng,

Coi tướng và xem sao,

Mong rằng đệ tử Ta,

Không đoán tiếng thú kêu,

Không chữa bệnh không sanh,

Không hành nghề lang băm.

Tỳ Kheo không run sợ,

Khi bị người chỉ trích,

Cũng không có cống cao,

Khi được khen tán thán,

Hãy từ bỏ tham ái,

Cùng với tánh xan tham,

Kể luôn cả phẫn nộ,

Cùng với nói hai lưỡi.

Tỳ Kheo không an trú,

Trong nghề nghiệp bán buôn,

Lại không có chỉ trích,

Bất cứ tại chỗ nào,

Khi ở tại thôn làng,

Không tức giận một ai,

Chớ có vì lợi dưỡng,

Nói chuyện với quần chúng.

Tỳ Kheo không nên nói,

Khoa trương quá mức độ,

Và cũng không nói lời

Có dụng ý lợi dưỡng.

Chớ có học tập theo,

Lối sỗ sàng trâng tráo,

Chớ có thốt ra lời

Khiêu khích xung đột ai!

Chớ có bị dắt dẫn,

Rơi vào lời nói láo,

Không cố ý làm nên,

Ðiều man trá giả dối,

Chớ có khinh người khác,

Về vấn đề sinh mạng,

Về vấn đề trí tuệ,

Và vấn đề giới hạnh.

Sau khi phẫn uất nghe

Nhiều ngôn từ lời lẽ

Của các vị Sa Môn,

Hay những kẻ phàm phu,

Chớ có phản ứng họ,

Với những lời thô ác,

Bậc Hiền lành an tịnh,

Không phản pháo một ai.

Sau khi rõ biết được

Pháp này là như vậy,

Tỳ Kheo hãy học tập,

Sáng suốt và chánh niệm,

Rõ biết sự mát lạnh,

Ðược gọi Bậc an tịnh,

Chớ có sống phóng dật,

Trong lời dạy Cù Đàm.

Bậc đã được chiến thắng,

Không ai chiến thắng nổi

Tự mình thấy được pháp,

Không nghe theo tin đồn,

Do vậy hãy học tập

Luôn luôn không phóng dật,

Với tâm tư cung kính,

Lời dạy Đức Thế Tôn,

Thế Tôn nói như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần