Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Bảy - Bát Tư Na Giáng Hạ

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống  

PHẦN BẢY

BÁT TƯ NA GIÁNG HẠ  

Nếu muốn hỏi việc vị Bát Tư Na giáng xuống ở nơi như vậy, cần phải thỉnh triệu.

Ấy là: Ngón tay, cái gương bằng đồng, nước trong, cây đao nằm ngang, lửa đèn, đất báu, hư không, Tôn Tượng, Đồng Tử, trân châu, đám lửa, đá… ở nơi như vậy, Bát Tư Na giáng xuống.

Thỉnh triệu đến xong, sẽ tự nói các việc thiện, ác trên Trời, nhân gian với quá khứ vị lai hiện tại, vượt qua ba đời… mỗi mỗi nói đầy đủ.

Pháp nếu chẳng nghe, chẳng y theo pháp, trì chân ngôn mà số chữ có tăng giảm, chẳng Kinh tụng, chẳng đủ chính tín, cũng chẳng cúng dường, ở đất chẳng sạch, trời chẳng sáng tỏ, thân phần của Đồng Tử hoặc hơn hoặc kém… có nhóm lỗi này thì Tư Na chẳng giáng hạ.

Nếu muốn thỉnh giáng hạ, thoạt tiên nên trì tụng Tư Na chân ngôn. Trì tụng công xong, liền ở ngày tám hoặc ngày 14, hoặc ngày mười năm của kỳ Bạch Nguyệt, ngày đó nhịn ăn, dùng Cồ Ma phân bò xoa tô đất ấy như tượng Ngưu Bì. Liền cho Đồng Tử tắm gội sạch sẽ, mặc áo trắng mới, ngồi ở trên ấy Ngưu Bì rồi làm cúng dường, tự mình cũng ở bên trong, hướng mặt về phương đông, ngồi trên cỏ tranh.

Nếu muốn khiến cho vị kia Tư Na giáng xuống mặt gương, bàn tay để nhìn.

Trước tiên lấy cái gương ấy, dùng tro Hộ Ma của Bà La Môn có Phạm Hạnh Brahma caryā, lau chùi khiến cho sạch sẽ. Hoặc bảy, tám biến cho đến mười biến tức thời để ở trong chỗ bên trong Mạn Trà La, ngửa lên nhìn thì trong cái gương liền hiện ra việc của thế gian với xuất thế gian.

Hoặc lại có pháp muốn giáng xuống cây đao nằm ngang thì cũng như cái gương. Nếu muốn khiến giáng xuống ngón tay để nhìn, trước tiên lấy nước Tử Quáng rửa đầu ngón tay của mình, sau đó dùng dầu thơm xoa bôi.

Nếu muốn khiến giáng hạ ở trong nước để nhìn thì rót nước đã lọc sạch vào bên trong cái bình, sau đó Đồng Tử nhìn thấy việc ở trong nước đó.

Nếu muốn khiến giáng xuống nơi đất trống với trân châu để nhìn thì dùng nước sạch rưới vảy.

Nếu muốn khiến ở nơi thân của Tôn Tượng?

Hoặc kẻ giết Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di trì giới thanh tịnh… hoặc đốt chốn Già Lam. Người phạm tội này, giả sử khiến cho siêng năng cực khổ cũng chẳng thành tựu. Người đối với chỗ của Tam Bảo có tâm gây hại hoặc chút phần tổn hại… nay ta lược nói nơi chịu báo ứng ấy.

Nhóm người như vậy bị đọa vào ngục vô gián Avīci. Từ chỗ ấy thoát ra, do nghiệp bất thiện Akuśala karma cho nên sinh vào nhà nghèo hèn, tuy mới đầu phát tâm vô thượng bồ đề Agra bodhi nhưng sau lại lễ bái hàng Trời ngoại đạo nên các Thiên Thần kia đối với chỗ của người ấy lại sinh giận dữ gây hại… vì thế trì tụng chân ngôn cuối cùng chẳng thành tựu.

Kẻ kia từ lúc phát tâm bồ đề sau đó Chư Thiên với con người liền nên cúng dường. Kẻ kia cũng gánh vác tất cả chúng sinh với ban cho sự không có sợ hãi, nối tiếp kế thừa Tam Bảo.

Bởi thế, chẳng nên lễ bái Chư Thiên, hoặc làm việc mãnh hại với giết Tiên Nhân, phá Minh Chủ chân ngôn. Do tâm giận dữ nên chẳng lại cúng dường.

Chúng không có lý do mà dùng tay ngắt hoại cây cỏ, dùng bàn chân dẫm đạp hoa sen với các Khế Ấn. Cũng lại lễ bái đẳng loại Dược Xoa, lại ăn thức ăn cúng dường với tế tự quỷ thần, hoặc ăn thức ăn đã vứt bỏ dưới đất.

Hoặc đối với súc sanh hành Hạnh Phi Pháp A dharma caryā, hoặc cùng với người nữ ở nơi thanh tịnh làm việc Phi Pháp. Dùng vô minh Avidyā với thuốc Bhaiṣajya bắt các loại rắn. Hoặc cỡi voi, ngựa với chó, bò, lừa… muốn khiến cho nó đi mà dùng gậy đánh thúc. Đối với người bị bệnh hoạn với gặp nạn khổ…chẳng phát từ bi.

Nhóm người như vậy thì chân ngôn chẳng thành. Ví như hư không cuối cùng không có hạn lượng. Ở chỗ của Tam Bảo, hành dục thời trở ngược chịu tổn hại. Được báo thiện ác cũng lại như vậy.

Lại dùng lưới, sợi dây với các phương tiện gây thương tích tổn hại chúng sinh với nuôi dưỡng súc vật nhỏ, dê đen. Dùng lồng giam giữ chim Anh Vũ với các loài chim… người như vậy thì đời này đời sau cũng chẳng thành tựu.

Bởi vậy, chẳng nên nhận dùng vật đã cúng dường Đức Thế Tôn. Thức ăn đã cúng dường cũng chẳng nên dẫm lên. Chẳng nên ăn hoặc đạp lên thức ăn đã rơi xuống đất với vật cúng dường.

Chẳng nên đội trên đỉnh đầu, chẳng nên lễ bái Đại Tự Tại Maheśvara, Nhật Sūrya deva, Nguyệt Thiên Candra deva, Hỏa Thiên Agnideva cùng với Na La Diên Thiên Nārāyaṇa deva … liền khiến cho gặp khổ. Cũng chẳng nên lễ, chẳng nên tập đọc sự dạy bảo mà Chư Thiên ấy đã nói, chẳng nên cúng dường người hành pháp ấy.

Đối với việc trong ba đời: Được lợi, mất lợi với được khổ vui mà vị kia Tư Na tự sẽ nói… đã nghe sự chỉ giáo thì thích hợp nhận thọ trì, đừng sinh nghi ngờ. Đã hỏi việc xong liền mau phát khiển.

Nếu đủ pháp này thì Tư Na mau giáng xuống. Nếu chẳng y theo pháp thì chẳng được thành tựu, bị người chê cười.

Lại nữa, nếu Tư Na tự giáng xuống thì Đồng Tử kia có diện mạo vui vẻ, dung nhan tươi tắn, con mắt rộng dài nhiểu quanh con ngươi đen, vòng quanh bên ngoài có màu đỏ, tinh thần ý khí có tướng Đại Nhân, hơi thở ra vào liền ngưng, mắt cũng chẳng nháy, tức nên ứng biết là Tư Na thật. Nếu nhóm Ma giáng xuống liền riêng có tướng.

Mắt đỏ lại tròn như người giận dữ nhìn, con ngươi chẳng chuyển, há miệng đáng sợ, cũng không có hơi thở ra vào, con mắt cũng chẳng nháy, tức cần phải biết là hàng Dược Xoa giáng xuống. Mau chóng nên Phát Khiển.

Nếu chẳng chịu đi, tức liền nên tụng Diệu Cát Tường Kệ, hoặc tụng Bất Tịnh Phẫn Nộ Kim Cương chân ngôn, hoặc tụng Giáng Tư Ni Sứ Giả chân ngôn, hoặc tụng Kim Cương chân ngôn, hoặc đọc Đại Tập Đà La Ni Kinh.

Đọc tụng như bên trên, nếu chẳng đi, liền dùng Sư Tử Tọa chân ngôn, dùng cây Át Ca, hoặc cây Ba La Xa cùng cung cấp tương ứng Hộ Ma 100 biến. Hoặc dùng mè, hoặc hoa lúa đạo, bơ, mật hòa với nhau Hộ Ma 100 biến. Cuối cùng dùng Quân Trà Lợi chân ngôn Hộ Ma bảy biến, hoặc ba biến, tức Dạ Xoa liền bỏ đi.

Người trí khéo hiểu diệu pháp như vậy. Lại hay mỗi mỗi như pháp tu hành, chẳng lao khổ lâu dài mà được thành tựu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần