Phật Thuyết Kinh Tối Thượng ý đà La Ni

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH TỐI THƯỢNG Ý ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống  

Như vậy tôi nghe!

Một thời Đức Phật ngự tại Tinh Xá Ngưu Đầu Chiên Đàn trong thành Cứu Cáp cùng với chúng Đại Tỳ Kheo đến dự với tám Bộ Trời Rồng cung kính vây quanh chiêm ngưỡng rồi trụ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan Ānanda với các đại chúng rằng: Ta quán thời Mạt Thế cõi Nam Diêm Phù Đề này, tất cả chúng sinh do phước mỏng bạc phước cho nên có các quỷ thần ác khởi các tai nạn gây não loạn khiến cho chúng sinh chẳng được an ổn. Có Đà La Ni hay làm cho ngưng diệt các tai nạn với tăng trưởng điều tốt lành. Nay ta tuyên nói.

Các ông hãy lắng nghe!

Thời A Nan Đà với các đại chúng phụng Giáo Sắc của Đức Phật, lặng yên lắng nghe.

Đức Phật bảo: Này A Nan! Đời quá khứ thời Diêm Phù này có một vị Tỳ Kheo tên là Truyền Giáo vào ngày mười năm của kỳ Hắc Nguyệt trong tháng 9 đi du hành về phương Bắc, cách nước Chấn Na Ciḥna không xa, khoảng bốn do tuần, bỗng từ xa nhìn thấy một Thần Nhân đứng giữa đường.

Thần Nhân này có thân cao ba mươi khuỷu tay, Mặt Tròn bốn khuỷu tay. Tỳ Kheo Truyền Giáo ấy nhìn Thần Nhân này có thân thể khôi vĩ, dung mạo vui vẻ thì quán sát suy xét kỹ, biết đây chẳng phải là người khác mà chính thực là Cát Tường Đồng Tử.

Lúc đó Tỳ Kheo Truyền Giáo đến trước mặt Thần Nhân, duỗi năm vóc sát đất mà lễ kính.

Làm lễ xong thì đứng dậy, chắp tay chiêm ngưỡng rồi bạch với Thần Nhân rằng: Vì sao Diệu Cát Tường Đồng Tử hiện tướng như vậy?

Nay con suy xét biết, quyết định chẳng phải là vị Thánh nào khác.

Thời Thần Nhân ấy bảo Tỳ Kheo rằng: Đúng như ông nói.

Ta là Diệu Cát Tường Tỳ Kheo Truyền Giáo lại bạch với Thần Nhân rằng: Vì sao ngày nay lại hiện tướng này?

Thần Nhân ấy bảo Tỳ Kheo Truyền Giáo rằng: Ông có biết chăng?

Nay cõi Nam Diêm Phù Đề đang có tai nạn. Chúng sinh mỏng phước bị mọi thứ bệnh, chịu các khổ não

Tỳ Kheo bạch rằng: Nay Cõi Nam Diêm Phù Đề vì sao đột nhiên có tai nạn này?

Thần Nhân nói: Nay mặt nam của núi Diệu Cao có A Tu La hưng khởi tâm ác, đem các quyến thuộc giao chiến với Chư Thiên. Thời A Tu La che ngăn Mặt Trời, Mặt Trăng và làm cho ánh sáng của tinh thần các vì sao chẳng hiện.

Lại có vô lượng nhóm Dạ Xoa, Càn Thát Bà, Ca Lâu La cực ác trụ ở mặt Nam của núi Diệu Cao thấy A Tu La hiện tướng đó cũng họp nhau tương trợ. Thời Chư Thiên thoái bại, A Tu La được thắng.

Thời cõi Nam Diêm Phù Đề bỗng thấy Mặt Trời, Mặt Trăng, tinh thần các vì sao ẩn mất ánh sáng, nơi nơi hiện ra các điều chẳng lành, gió mưa chẳng đúng thời. Hạn hán, lụt lột tranh nhau xuất hiện. Ngũ cốc, lúa mạ, cỏ cây chẳng được đầy đủ. Giả sử có hạt, quả thì ăn cũng không có mùi vị… nên khiến cho hình sắc, sức lực, uy quang của chúng sinh mỗi mỗi giảm kém.

Lại có các loài Quỷ ác của nhóm Địa Cư Tỳ Xá Xà Piśāca biến đổi bản hình, hiện tướng kỳ dị. Hoặc làm sư tử, cọp, sói. Hoặc làm dạng chó má cũng lại hiện tướng người nữ… gây não loạn chúng sinh khiến cho bị mọi thứ bệnh chịu mọi khổ não.

Ay là: Bệnh bứu cổ, bệnh trúng gió, bệnh đàm rãi, bệnh nôn mửa, bệnh mắt, bệnh đau đầu, bệnh đau bụng cho đến bệnh trĩ, bệnh nhọt chảy nước vàng. Lại cả bệnh sốt rét hoặc phát bệnh suốt ngày hoặc phát cách ngày hoặc phát phúc chốc hoặc hàng tháng liền. Hoặc bị nhọt bọc, hắc lào. Hoặc bị ghẻ lở, cùi hủi.

Các bệnh tất ác tràn khắp cõi Diêm Phù Đề khiến các chúng sinh chịu rất nhiều khổ não mà nhóm người mỏng phước không miễn trừ được cho đến người giả cả, kẻ trung niên hoặc thiếu niên hoặc con nít do dịch lệ này, phần lớn bị chết yểu.

Này Tỳ Kheo! Do việc này mà ta mãi xót thương cho nên hiện hình dạng này bảo cho con người biết.

Tỳ Kheo! Nay Ta bảo ông. Nếu có chúng sinh muốn vì chính mình với quyến thuộc cho đến tụ lạc, đất nước … cầu tế cho hết tai lệ, tăng ích phước lành. Trước tiên sinh tin trọng thâm sâu nơi Tam Bảo rồi bày biện hoa thơm, quả trái ngon ngọt, hương đốt, hương xoa bôi, mọi thứ vật cúng mà làm cúng dường.

Cần phải chí tâm nhịn ăn bảy ngày, ngày bốn thời, đêm bốn thời dũng mãnh chuyên chú trì tụng Tối Thượng Ý Đà La Ni thì tai nạn ấy đều được diệt hết. Tất cả phước lành hay được tăng ích.

Tỳ Kheo! Nếu muốn trì tụng Tối Thượng Ý Đà La Ni ấy, trước tiên nên cúi đầu xưng niệm tên Nam Mô Quảng Đại Thậm Thâm Trí Tuệ Chấn Hống Vương Như Lai xong, liền tụng Đà La Ni.

Thời Thần Nhân ấy vì Tỳ Kheo Truyền Giáo tuyên nói Tối Thượng Ý Đà La Ni là:

 Đát nễ dã tha: Vĩ bố la nga lý nhĩ đế, vĩ bố la thấp phộc lý, vĩ bố la dụ nễ thế, a la nga đế, sa hạ.

TADYATHĀ: VIPULA GARJITE, VIPULASVARE, VIPULA YUNIŚE, ĀLAGATE SVĀHĀ.

Nẵng mô tát lý phộc nễ phộc la nê vĩ sắt kiếm tỳ noa, đát tha nga tả.

Đát nễ dã tha: Hứ ma, hứ ma, ma hạ, hứ, sa hạ NAMO SARVA NĪVARAṆA VIṢKAṂBHIN TATHĀGATASYA TADYATHĀ: HE MAHE, MAHĀ MAHE SVĀHĀ.

Nẵng mô ngu noa ca la tả, đát tha nga đa tả.

Đát nễ dã tha: Nga nga nẵng ca lý, nga nga nẵng tam bà phệ, nga nga nẵng cát lý đế, sa hạ.

NAMO GUṆAKARASYA TATHĀGATASYA TADYATHĀ: GAGANA Ā KARI, GAGANA SAṂBHAVE, GAGANA KĪRTTI SVĀHĀ.

Nẵng mô la đát nẵng na nga đa. Nẵng mô đát tha nga đa tả.

Đát nễ dã tha: La đát nỗ nột nga đế, la đát nẵng tam bà phệ, sa hạ.

NAMO RATNATRAYĀYA NAMO TATHĀGATASYA TADYATHĀ: RATNA UDGATE, RATNA SAṂBHAVE SVĀHĀ.

Nẵng mô ma hạ a nhĩ đa tát phộc di nễ, đát tha nga đa tả.

Đát nễ dã tha: A ma ma hứ, sa hạ NAMO MAHĀ AJITA SVAMĪNE TATHĀGATASYA TADYATHĀ: AMĀT MAHĪ SVĀHĀ.

Nẵng mô ma nẵng tát đán bà tả, đát tha nga đa tả.

Đát nễ dã tha: Ma nẵng sa đát noan, thuật đà, bát nạp ma sa lý, bát nạp ma tam bà phệ ca lý hứ đa la lý duệ, sa hạ.

NAMO MAṆA STAṂBHASYA TATHĀGATASYA TADYATHĀ: MAṆASTVAṂ ŚUDDHE, PADMASVARI, PADMA SAṂBHAVE KARI HITAṂ KĀRYE SVĀHĀ.

Nẵng mô tát lý phộc một đà mạo địa tát đả nam. Nẵng mô A lý dã mạn tố thất lý dã.

Đát nễ dã tha: Nhạ duệ, nhạ dã la một địa, hứ, ma hứ, ma ma hạ ma hứ, sa hạ.

NAMO SARVA BUDDHA BODHI SATVĀNĀṂ NAMO ĀRYA MAṂJUŚRĪYA TADYATHĀ: JAYE JAYA BUDDHI, HE MAHĪ MAHĀ MAHĪ SVĀHĀ.

Nẵng mô a lý dã phộc lộ chỉ đế thấp phộc la tả.

Đát nễ dã tha: Nga nga nẵng trà duệ, nga nga nẵng vĩ cật la đa, nhất hứ di, sa hạ.

NAMO ĀRYA AVALOKITEŚVARASYA TADYATHĀ: GAGANA ADYE, GAGANA VIKRĀNTA EHYEHI SVĀHĀ.

Nẵng mô a lý dã tam mãn đa bạt nại la tả, đát tha nga đa tả.

Đát nễ dã tha: Hứ, bà nại lý, ma hạ bà nại lý, a mật lý đa bà nại lý, vĩ nga đa, la nhạ tế, sa hạ.

NAMO ĀRYA SAMANTA BHADRASYA TATHĀGATASYA TADYATHĀ: HE BHADRI, MAHĀ BHADRI, AMṚTA BHADRI, VIGATA RAJAS SVĀHĀ.

Nẵng mô a lý dã phộc nhật la địa ba đa duệ đa dã.

Đát nễ dã tha: Cát lý đế đa, tát lý phộc nhĩ nễ tỵ, a để cát lý đế đa, tát lý phộc nhĩ nễ tỵ, phộc nhật la tam bà phệ, phộc nhật la tỵ na ca dã, sa hạ.

NAMO ĀRYA VAJRĀDHIPATĀYE TADYATHĀ: KĪRTITĀ SARVA JIT NIRBHĪ, ANIKĪRTITĀ SARVA JIT NIRBHĪ, VAJRA SAṂBHAVE, VAJRA BHIDAKĀYA SVĀHĀ.

Nẵng mô tát lý phộc một đà mạo địa tát đỏa nam.

Đát nễ dã tha: Thấp phệ đa, ca lý tỵ, nhập phộc la, nễ duệ, sa hạ.

NAMO SARVA BUDDHA BODHI SATVĀNĀṂ TADYATHĀ: ŚVETA KALĀPI JVALANĪYE SVĀHĀ.

Tát đán bà nễ mô hạ nễ, bán nhạ nễ, bôn noa lý ca dạ, sa hạ.

STAMBHANI MOHANI, BHAṂJANI, PUṆḌARĪKĀYA SVĀHĀ.

Ma hạ nan đế nan bà, nễ duệ, sa hạ.

MAHĀ DĀNTE DAMBHANĪYE SVĀHĀ.

Nỗ la vĩ nỗ lý duệ, sa hạ.

DHURA VIDHURĪYE SVĀHĀ.

La vĩ cật lý đế, sa hạ.

KĀRA VIKṚTE SVĀHĀ.

Phiến đế, tất phệ, nễ phộc, bá ni duệ, sa hạ.

ŚĀNTE ŚIVI DEVA PAṆĪYE SVĀHĀ.

Lãm mô nại lý duệ, ca la bá thế, cát lý đế đa, sa hạ.

LAMBA UDARIYE KARA PĀŚE KĪRTITA SVĀHĀ.

A nha noa nẵng, vĩ đà ma nễ, sa hạ.

A JÑĀNA VIDHAMANE SVĀHĀ.

Đà đổ, ca lý duệ, sa hạ.

DHĀTU KARĪYE SVĀHĀ.

Di già, ca lý duệ, sa hạ.

MEGHA KARĪYE SVĀHĀ.

Mạt la noan đế, sa hạ.

BALA VATI SVĀHĀ.

Mạo địa dựng nga nan đế duệ, sa hạ.

BUDDHYĀṂGA DĀNTĪYE SVĀHĀ.

Yết lý ma sa đà nễ, ca dã, sa hạ.

KARMA SĀDHANE KĀYA SVĀHĀ.

Ê ca la ma dã, sa hạ.

EKA RĀMĀYA SVĀHĀ.

A du nga tả lý ni duệ, sa hạ.

A YOGACARYĀ NĪYE SVĀHĀ.

Một la hám mô bá ngu trà dã, sa hạ.

BRAHMA UPAGHUṬṬAYA SVĀHĀ.

Tát lý phộc ca lý ma phộc la noa tỵ tất sử cật đa dã, sa hạ.

SARVA KARMA AVARAṆA ABHIŚIKTĀYA SVĀHĀ.

Tát lý phộc một đà tỵ tam tắc cật lý đa dã, sa hạ.

SARVA BUDDHA ABHISAṂṢKṚTĀYA SVĀHĀ.

Ê ca tất lăng nga dã, sa hạ.

EKA ŚRIṄGĀYA SVĀHĀ.

A tất lăng nga dã, sa hạ.

A ŚRIṄGĀYA SVĀHĀ.

Bộ đa dã, sa hạ.

BHŪTĀYA SVĀHĀ.

A bộ đa dã, sa hạ.

A BHŪTĀYA SVĀHĀ.

Tát lý phộc nỗ cụ ba, tam ma dã, sa hạ.

SARVA DUḤKHA UPAŚAMĀYA SVĀHĀ.

Ma ma, tát lý phộc nam tả, sa hạ.

MAMA SARVA SATVĀNĀṂCA SVĀHĀ.

Bấy giờ, Thần Nhân nói Tối Thượng Ý Đà La Ni này xong, liền bảo Tỳ Kheo Truyền Giáo rằng: Nay ông đem Đà La Ni này vào cõi Nam Diêm Phù Đề truyền nói nơi nơi từ tụ lạc, ấp, đất nước … trong khắp mười phương khiến cho các chúng sinh đều được nghe biết, nên khiến Đà La Ni này được rộng truyền lưu bày.

Tại sao thế?

Vì Đà La Ni này hay làm cho chúng tăng trưởng công đức, hay làm cho chúng sinh trừ các khổ não, hay ở thế gian trừ các tai nạn, hay khiến cho các quỷ thần ác ngưng diệt tâm ác. Hay khiến cho đất nước, ấp, tụ lạc sở tại từ Vua, quan với dân … tất cả đều được an ổn khoái lạc.

Này Tỳ Kheo! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện muốn đem Đà La Ni này cung kính, cúng dường, thọ trì, đọc tụng liền trừ tai nạn, tăng trưởng công đức thì cần phải phát tâm chí thành quy y Tam Bảo.

Ở trong bảy ngày, mỗi ngày bày biện riêng các hương hoa, thức ăn uống cúng dường Đức Phật, lại mỗi ngày cúng bảy vị Tăng, lại đến giữa đêm ở gia đình của mình thắp cây đuốc lớn dùng để chiếu rõ, trì tụng Đà La Ni này sẽ được giải thoát hết thảy tai nạn.

Tỳ Kheo! Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện hay làm như vậy sẽ được giải thoát thân của mình.

Tỳ Kheo! Nếu 14 ngày, như vậy bày biện mọi thứ hương hoa, thức ăn uống cúng dường Phật, Tăng gấp đôi lúc trước thì hết thảy cha mẹ của người đó cùng được giải thoát.

Tỳ Kheo! Nếu ở hai mươi mốt ngày hay như vậy đối với Phật Pháp Tăng nhiều gấp đôi lúc trước, đem hương hoa, thức ăn uống cung kính cúng dường thì hết thảy nam nữ và tất cả quyến thuộc của người đó cùng được giải thoát.

Tỳ Kheo! Nếu hai mươi tám ngày tu trì như vậy gấp đôi lần trước, tinh cần chẳng lười biếng thì tất cả người dân trong tụ lạc của người ấy cư trú đều được giải thoát.

Tỳ Kheo! Nói tóm lại cho đến bốn mươi chín ngày gấp bội hơn hẳn lần trước, cúng dường phụng Phật Pháp Tăng thì người ấy có được công đức, bên trên đến quốc vương, bên dưới đến người dân, khắp người trong đất nước đều được giải thoát.

Tỳ Kheo nên biết, nay ta bảo ông, ông giữ pháp này mau chóng truyền nói khiến cho lưu bố ở phương khác, ngoài cõi này.

Tại sao vậy?

Vì Pháp này hay cho chúng sinh tiêu trừ mọi thứ khổ não, tăng trưởng mọi thứ công đức.

Này Tỳ Kheo! Nếu lại có người được nghe pháp đó, biết lợi ích ấy mà tâm chẳng cung kính. Lại nữa chẳng hay rộng vì người nói, lại chẳng hay tự chuyên đọc tụng.

Tỳ Kheo nên biết người đó vướng tội giấu pháp, ngang bằng với tội năm nghịch Tỳ Kheo! Nếu có chúng sinh được nghe pháp đó, chẳng trái ngược với giáo của ta, cúi mình tự y theo pháp thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cung kính. Lại vì người khác y theo pháp tu phước.

Lại hay lưu bố rộng lợi cho chúng sinh, Tỳ Kheo! Ngay từ xa, ta đã biết trước, làm cho người này đi đến núi Diệu Cao, đến chỗ ở của Người Trời, A Tu La, Càn Thát Bà, Ca Lâu La dùng tâm lợi ích hàng phục, khuyên dụ.

Vì họ nói Pháp đều được vui vẻ, khiến nhóm Người Trời, A Tu La ngưng tâm tranh chấp, cùng nhau cung kính. Tức cõi Diêm Phù Đề được ngưng diệt tai nạn, chẳng sinh bệnh dịch. Các hàng quỷ ác mỗi mỗi đều ẩn trốn, tất cả chúng sinh đều được an vui.

Thời Thần Nhân ấy nói việc đó xong liền ẩn hình chẳng hiện. Tỳ Kheo Truyền Giáo tuân phụng truyền nói.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các đại chúng rằng: Ở đời quá khứ, Diệu Cát Tường Đồng Tử ấy dùng sức phương tiện vì các chúng sinh nói pháp như vậy. Nay ta vì các ông lại tuyên nói. Các ông nên chuyên tâm thọ trì, đọc tụng. Vào đời vị lai, rộng khiến lưu bố để tiêu trừ tai nạn, tăng ích, tốt lành.

Thời A Nan Đà với các đại chúng nghe Đức Phật nói xong thảy đều vui vẻ, chuyên tâm thọ trì, lễ Phật rồi lui ra.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần