Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Tám - Phẩm Lệ - Kinh Tiễn Dụ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Phật Ðà Da Xá, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Phật Ðà Da Xá, Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần
PHẨM MƯỜI TÁM
PHẨM LỆ
KINH TIỄN DỤ
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật du hóa tại nước Xá Vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn Giả Man Đồng Tử, sống cô độc tại một nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, Sự kiện như vậy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại, loại bỏ, không giải thích tường tận.
Đó là, Thế Giới hữu thường hay vô thường, Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt, hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này.
Nếu Đức Như Lai xác quyết nói cho ta biết rằng: Thế Giới hữu thường ta sẽ theo Ngài học phạm hạnh, còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng Thế Giới hữu thường ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi.
Cũng vậy, Thế Giới vô thường. Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?
Nếu Đức Thế Tôn xác quyết nói cho ta biết rằng, điều này chân thật, ngoài ra là hư vọng ta sẽ theo Ngài tu học phạm hạnh.
Còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng, điều này là chân thật ngoài ra là hư vọng thì ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi.
Rồi Tôn Giả Man Đồng Tử vào lúc xế trưa, từ tĩnh tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi qua một bên mà bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con sống cô độc tại một nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, sự kiện như vậy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại, loại bỏ, không giải thích tường tận.
Đó là, Thế Giới hữu thường hay vô thường, Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?
Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng, Thế Giới hữu thường, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết.
Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng Thế Giới hữu thường thì Ngài hãy nói thẳng là không biết. Cũng vậy, Thế Giới vô thường. Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng điều này chân thật, ngoài ra là hư vọng, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng điều này là chân thật, ngoài ra là hư vọng, thì Ngài hãy nói thẳng là không biết.
Đức Thế Tôn hỏi: Này Man Đồng Tử, trước kia ta có nói như vậy với ngươi rằng, hãy đến đây.
Hãy theo ta tu học phạm hạnh rồi ta sẽ nói cho nghe, Thế Giới hữu thường chăng?
Man Đồng Tử đáp: Bạch Thế Tôn, không! Cũng vậy, Thế Giới vô thường, Thế Giới hữu biên, hay vô biên sinh mạng tức thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt chăng?
Man Đồng Tử đáp: Bạch Thế Tôn, không!
Đức Thế Tôn nói: Này Man Đồng Tử, trước kia ngươi có nói với ta rằng, nếu Thế Tôn xác quyết nói cho con biết rằng Thế Giới hữu thường thì con sẽ theo Thế Tôn học phạm hạnh chăng?
Man Đồng Tử đáp: Bạch Thế Tôn, không!
Đức Thế Tôn nói: Này Man Đồng Tử, trước kia ta không nói với ngươi và ngươi cũng không nói với ta.
Ngươi quả là kẻ ngu si, vì sao lại hư vọng xuyên tạc ta?
Lúc bấy giờ, Tôn Giả Man Đồng Tử bị Đức Thế Tôn khiển trách ngay mặt, trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời biện bạch, suy nghĩ mông lung.
Đức Thế Tôn sau khi khiển trách ngay mặt Man Đồng Tử, rồi nói với các Tỳ Kheo rằng: Nếu có người ngu si nghĩ như vậy, nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng Thế Giới hữu thường thì ta không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh. Những người ngu si ấy, chưa biết được gì thì nửa chừng mạng chung. Cũng vậy, Thế Giới vô thường. Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Nếu có người ngu si nghĩ như Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng: Điều này là chân thật, ngoài ra là hư vọng thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh. Những người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.
Ví như một người bị trúng tên độc. Do bị trúng tên độc nên đau đớn cùng cực. Người ấy được các thân thuộc đồng tình thương xót, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc nên tìm cầu y sĩ nhổ tên. Nhưng nó lại nói rằng, khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết người bắn tôi đó, họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, thuộc dòng Sát Lợi, Phạm Chí, Cư Sĩ hay Công Sư, là người ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết cây cung ấy làm bằng gỗ chá, bằng gỗ dâu, bằng gỗ quỳ, hay bằng sừng?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết, cần cung làm bằng gân bò, bằng gân hươu, nai hay bằng tơ?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết, cây cung đó màu đen, màu trắng, màu đỏ hay màu vằng?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết dây cung đó làm bằng gân, bằng tơ, bằng sợi gai hay bằng võ gai?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết cán tên này làm bằng gỗ hay bằng tre?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết tên được quấn bằng gân bò, gân hươu nai, hay bằng tơ?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết đuôi tên này kết bằng lông phiêu lằng, lông Kên Kên, lông gà trống, hay lông hạc?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết mũi tên này thuộc loại mũi răng cưa, mũi nhọn, hay mũi bình phi đao?
Khoan hãy nhổ tên.
Trước tiên hãy cho tôi biết người thợ vót tên này họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, ở phương Đông, phương Nam, phương Tây hay phương Bắc?
Nhưng nó chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.
Cũng vậy, nếu có người ngu si nghĩ như vậy, Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng Thế Giới hữu thường thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh. Nhưng người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.
Cũng vậy, Thế Giới vô thường, Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, Như Lai vừa tuyệt diệt hay Như Lai vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Nếu có người ngu si nghĩ như vậy: Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng: Điều này là chân thật, ngoài ra là hư vọng thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh. Nhưng người ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.
Thế Giới hữu thường, nhân nơi quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt.
Hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, nay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Nhân nơi những quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.
Thế Giới hữu thường, vì có quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. Cũng vậy, Thế Giới vô thường, Thế Giới hữu biên hay vô biên.
Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Vì có quan điểm này mà không theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.
Thế Giới hữu thường, vì có quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.
Thế Giới vô thường. Thế Giới hữu biên. Thế Giới vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Vì có quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. Thế Giới hữu thường, vì không có quan điểm này mà không theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy.
Cũng vậy, Thế Giới vô thường, Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Vì không có những quan điểm này mà không theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy.
Dù Thế Giới hữu thường, thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, ảo não, như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. Cũng vậy, dù Thế Giới vô thường. Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?
Thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não. Như vậy, toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh.
Thế Giới hữu thường, ta không xác quyết điều này. Vì điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết Bàn. Cho nên ta không xác quyết điều này.
Cũng vậy, Thế Giới vô thường, Thế Giới hữu biên hay vô biên. Sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác.
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?
Ta không xác quyết điều này.
Vì lý do gì mà ta không xác quyết những điều này?
Vì những điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải là căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết Bàn. Cho nên ta không xác quyết những điều này.
Những pháp nào được ta xác quyết nói đến?
Đây là khổ, ta xác quyết nói đây là khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đạo tích ta xác quyết nói.
Vì những lý do gì mà ta xác quyết nói những điều này?
Vì những điều này tương ưng với cứu cánh, tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết Bàn, cho nên ta xác quyết nói những điều này.
Đó là, những gì thể nói thì ta không nói, những gì có thể nói thì ta nói, hãy thọ trì như vậy. Hãy học tập như vậy.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ Kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tam Mạn đà Bạt đà La Bồ Tát - Phẩm Một - Phẩm Năm Sự Che Lấp
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Sáu - phẩm Mười Năm - Phẩm Nhị Hạnh
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh điều Tương Sĩ
Phật Thuyết Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Công đức Thâm Sâu - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - phẩm Bốn - Phẩm Vãng Sanh
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Tám - Trưởng Lão Tăng Kệ - Chương Hai - Phẩm Hai Kệ - Phẩm Hai
Phật Thuyết Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật đa - Phẩm Bốn - Phẩm Nhị đế