Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

ÐẠI KINH VÍ DỤ DẤU CHÂN VOI PHẦN MỘT  

Như vậy tôi nghe!

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi Xá Vệ, tại Jetavana Kỳ Đà Lâm, vườn ông Anathapindika Cấp Cô Ðộc.

Ở đây, Tôn Giả Sariputta Xá Lợi Phất gọi các Tỳ Kheo: Này các Hiền Giả Tỳ Kheo! Thưa vâng, Hiền Giả.

Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Tôn Giả Sariputta.

Tôn Giả Sariputta nói như sau: Chư Hiền Giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, Chư Hiền Giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong bốn Thánh đế.

Thế nào là trong bốn Thánh đế?

Trong khổ Thánh đế, trong khổ tập Thánh đế, trong khổ diệt Thánh đế, trong khổ diệt đạo Thánh đế.

Chư Hiền, thế nào là khổ Thánh đế?

Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, điều gì cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.

Chư Hiền, thế nào là năm thủ uẩn?

Chính là Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩn?

Bốn đại và sắc khởi lên từ bốn đại.

Chư Hiền, thế nào là bốn đại?

Chính là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần