Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Niệm Xứ - Phần Sáu - Kết Luận

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH NIỆM XỨ

PHẦN SÁU

KẾT LUẬN  

Này các Tỳ Kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây:

Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất Hoàn.

Này các Tỳ Kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây:

Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất Hoàn.

Này các Tỳ Kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: 

Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất Hoàn.

Này các Tỳ Kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây:

Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất Hoàn.

Này các Tỳ Kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây:

Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất Hoàn.

Này các Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm Xứ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỳ Kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần