Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh Phạm Võng - Phần Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRƯỜNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH PHẠM VÕNG  

PHẦN BỐN  

Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định.

Vị ấy nhớ đến khi tưởng niệm phát sanh, chớ không nhớ xa hơn nữa.

Vị ấy nói: Bản ngã và Thế Giới do vô nhân sanh.

Tại sao vậy?

Vì rằng tôi trước kia không có, nay tôi có. Từ nơi trạng thái không có, tôi trở thành loài hữu tình.

Này các Tỳ Kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa Môn, Bà La Môn chủ trương vô nhân luận, chấp bản ngã và Thế Giới do vô nhân sanh.

Trường hợp thứ hai, những Sa Môn, Bà La Môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương vô nhân luận, chấp bản ngã và Thế Giới do vô nhân sanh?

Này các Tỳ Kheo, ở đây có Sa Môn hay Bà La Môn là nhà biện luận, là nhà thẩm sát.

Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị ấy tuyên bố: Bản ngã và Thế Giới vô nhân sanh.

Này các Tỳ Kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa Môn, Bà La Môn chủ trương vô nhân luận, chấp bản ngã và Thế Giới do vô nhân sanh.

Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn, Bà La Môn chủ trương vô nhân luận, chấp bản ngã và Thế Giới do vô nhân sanh với hai luận chấp.

Nếu có những Sa Môn hay Bà La Môn nào chủ trương vô nhân luận, chấp bản ngã và Thế Giới do vô nhân sanh, chúng sẽ chấp cả hai luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

Này các Tỳ Kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy.

Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh.

Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỳ Kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn, Bà La Môn luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp trên.

Này các Tỳ Kheo, nếu có những Sa Môn hoặc Bà La Môn luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác, chúng sẽ chấp cả mười tám luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

Này các Tỳ Kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy.

Như Lai tuệ tri như vậy.

Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa.

Và Ngài không chấp sở tri ấy.

Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh.

Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng.

Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỳ Kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết.

Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Bà La Môn luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp.

Và những vị Sa Môn, Bà La Môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai đề xướng nhiều ý kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp?

Này các Tỳ Kheo, có những Sa Môn, Bà La Môn chủ trương hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp.

Và những Sa Môn, Bà La Môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương hữu tưởng luận sau khi chết, với mười sáu luận chấp?

Những vị này chủ trương: Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng.

Chúng chủ trương: Bản ngã có sắc và cũng không có sắc, bản ngã cũng không có sắc và cũng không không có sắc, bản ngã là hữu biên, bản ngã là vô biên, bản ngã là hữu biên và vô biên, bản ngã cũng không hữu biên và cũng không vô biên, bản ngã là nhất tưởng, bản ngã là dị tưởng.

Bản ngã là thiểu tưởng, bản ngã là vô lượng tưởng, bản ngã là thuần lạc, bản ngã là thuần khổ, bản ngã là khổ lạc.

Chúng chủ trương: Bản ngã là không khổ không lạc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng.

Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn, Bà La Môn này chủ trương hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp.

Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn hay Bà La Môn này chủ trương hữu tưởng luận sau khi chết, chúng sẽ chấp cả mười sáu luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

Này các Tỳ Kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy.

Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy.

Nhờ không chấp trước sơ tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng.

Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỳ Kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết.

Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Bà La Môn, chủ trương vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Và những Sa Môn, Bà La Môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp?

Những vị này chủ trương: Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng, bản ngã không có sắc, bản ngã có sắc và cũng không có sắc, bản ngã không có sắc và cũng không không có sắc, là hữu biên, là vô biên, là hữu biên và vô biên.

Các vị này chấp bản ngã là phi hữu biên và phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng.

Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn, Bà La Môn này chủ trương vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Này các Tỳ Kheo, nếu có những Sa Môn hay Bà La Môn nào chủ trương vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

Này các Tỳ Kheo!

Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy. Như Lai tuệ tri như vậy.

Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy.

Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh.

Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng.

Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỳ Kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Bà La Môn chủ trương phi hữu tưởng phi vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp.

Và những Sa Môn, Bà La Môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương phi hữu tưởng phi vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp?

Những vị này chấp: Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng, bản ngã là vô sắc, bản ngã có sắc và cũng không có sắc, bản ngã là phi hữu sắc và cũng phi vô sắc, bản ngã là hữu biên, bản ngã là vô biên, bản ngã là hữu biên và vô biên.

Những vị này chấp rằng. Bản ngã là phi hữu biên và cũng phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng, với tám luận chấp.

Này các Tỳ Kheo, nếu có Sa Môn hay Bà La Môn nào, chủ trương phi hữu tưởng phi vô tưởng, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

Này các Tỳ Kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy. Như Lai tuệ tri như vậy.

Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh.

Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỳ Kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

Này các Tỳ Kheo, có một số Sa Môn, Bà La Môn, chủ trương đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp.

Và những Sa Môn, Bà La Môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp?

Này các Tỳ Kheo, có Sa Môn hoặc Bà La Môn chủ trương lý thuyết và ý kiến: Vì bản ngã này có sắc, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh ra, khi thân hoại bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã này như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy một số người chủ trương sự đoạn diệt, sự tiêu thất và sự hủy hoại của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: Này ông, thật có bản ngã như ông nói.

Tôi không nói bản ngã ấy không có, nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt. Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, thuộc Dục Giới, ăn các đồ ăn đoàn thực.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy.

Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy.

Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói.

Tôi không nói bản ngã ấy không có.

Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, do ý tạo thành, mọi chi tiết tay chân lớn nhỏ đều đầy đủ, không khuyết một căn nào.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy.

Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy.

Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói.

Tôi không nói bản ngã ấy không có.

Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả sắc tưởng, diệt trừ các tưởng chống đối, không ức niệm các dị tưởng, nhận hiểu hư không là vô biên.

Ðạt đến Không vô biên xứ.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy.

Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy.

Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói.

Tôi không nói bản ngã ấy không có.

Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Không vô biên xứ, nhận hiểu: Thức là vô biên.

Ðạt đến Thức vô biên xứ.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy.

Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy.

Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói.

Tôi không nói bản ngã ấy không có.

Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả thức vô biên xứ, nhận hiểu: không có sở hữu.

Ðạt đến Vô sở hữu xứ.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy.

Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy.

Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

Một vị khác lại nói: Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói.

Tôi không nói bản ngã ấy không có.

Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả vô sở hữu xứ, nhận hiểu: Ðây là tịch tịnh, đây là mỹ diệu. Ðạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy.

Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt.

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

Này các Tỳ Kheo, những Sa Môn, Bà La Môn ấy, chủ trương đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp.

Này các Tỳ Kheo, nếu có những vị Sa Môn hay Bà La Môn nào chủ trương đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình, chúng chấp cả bảy luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

Này các Tỳ Kheo.

Như Lai tuệ tri như thế này: Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy. Như Lai tuệ tri.

Như vậy, Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh.

Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỳ Kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết: Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường