Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðại Bát Niết Bàn - Phần Ba

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRƯỜNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  

PHẦN BA  

Thế Tôn, sau khi ở Kotigama cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, chúng ta hãy đi đến Nadika.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỳ Kheo đi đến. Nadika, tại ngôi nhà gạch Ginjakàvasatha.

Rồi Tôn Giả A Nan Đa đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

Tôn Giả A Nan Đa bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Tỳ Kheo Salada mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Tỳ Kheo Ni Nandà mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Sujàtà mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kakudha mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kàlinga Bạch Thế Tôn!

Cư Sĩ Nikata Bạch Thế Tôn!

Cư Sĩ Katissabha Bạch Thế Tôn!

Cư Sĩ Tuttha Bạch Thế Tôn!

Cư Sĩ Santuttha Bạch Thế Tôn!

Cư Sĩ Bhadda Bạch Thế Tôn!

Cư Sĩ Subhadda đã mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Này A Nan Đa, Tỳ Kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Này A Nan Đa, Tỳ Kheo Ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh Thiên Giới và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa.

Này A Nan Đa, cư sĩ Sudatta, diệt trừ ba kiết sử làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất Lai sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

Này A Nan Đa, nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự Lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh Giác.

Này A Nan Đa, cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh Thiên Giới, và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa.

Này A Nan Đa, cư sĩ Kalinga này A Nan Đa, cư sĩ Nikata này A Nan Đa, cư sĩ Katissabha này A Nan Đa, cư sĩ Tuttha này A Nan Đa, cư sĩ Santuttha này A Nan Đa, cư sĩ Bhadada này A Nan Đa, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh Thiên Giới, và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa.

Này A Nan Đa, hơn năm mươi cư sĩ mệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh Thiên Giới và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa.

Này A Nan Đa, hơn chín mươi chín nam nữ cư sĩ mệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quả Nhất Lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

Này A Nan Đa, hơn năm trăm cư sĩ, mệnh chung tại Nadika, diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự Lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh Giác.

Này A Nan Đa, thật không có gì lạ, vấn đề con người phải mệnh chung.

Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời A Nan Đa, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai.

Này A Nan Đa, vì vậy ta sẽ giảng pháp kính gương chánh pháp để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự Lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh Giác.

Này A Nan Đa, pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự Lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh Giác.

Này A Nan Đa, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với Đức Phật: Thế Tôn là bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu.

Vị ấy có chánh tín đối với Chúng Tăng: Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị.

Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ.

Không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau, hướng dẫn đến thiền định.

Này A Nan Đa, chính pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự Lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh Giác.

Khi Thế Tôn ở Nàdika, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỳ Kheo: Ðây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn.

Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu tri kiến lậu, vô minh lậu.

Rồi Thế Tôn, sau khi ở Nàdika cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, chúng ta hãy đi đến Vesàli.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Đại chúng Tỳ Kheo đi đến Vasali. Ở đây, Thế Tôn trú tại vườn Ambapàli.

Thế Tôn bảo các vị Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo, các ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của ta cho các ngươi.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo an trú chánh niệm?

Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ đối với tâm đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỳ Kheo, như vậy gọi là chánh niệm.

Này các Tỳ Kheo thế nào là Tỳ Kheo tỉnh giác?

Này các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui. Tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati Tăng Già Lê mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện.

Tỉnh giác khi đi. Khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng.

Này các Tỳ Kheo, như vậy Tỳ Kheo sống tỉnh giác. Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của ta cho các ngươi.

Lúc bấy giờ dâm nữ Ambapàli được nghe: Thế Tôn đã đến Vesàli và ở tại vườn xoài của ta. Dâm nữ Ambapàli liền cho thắng các cỗ xe thù thắng, tự leo lên một chiếc, cùng với các cỗ xe thù thắng xuất phát ra khỏi Vesàli và đi đến vườn xoài.

Nàng cỡi xe cho đến chỗ còn có thể cỡi xe được, rồi xuống xe đi bộ đến tại chỗ Thế Tôn, khi đến liền đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên, Thế Tôn thuyết pháp cho dâm nữ Ambapàli đang ngồi một bên, giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

Dâm nữ Ambapàli sau khi được Thế Tôn Giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn ngày mai nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỳ Kheo. Thế Tôn im lặng nhận lời.

Dâm nữ Ambapali được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên phải hướng về Đức Phật và từ biệt.

Các người Licchavi ở Vesàli được nghe: Thế Tôn đến Vesàli hiện ở vườn Ambapàli, liền cho thắng các cỗ xe thù thắng leo lên xe rồi xuất phát ra khỏi Vesàli với những cỗ xe ấy.

Có những vị Licchavi toàn xanh, màu sắc xanh, mặc vải màu xanh, mang đồ trang sức màu xanh.

Có những vị Licchavi toàn vàng, màu sắc vàng, mặc vải màu vàng, mang đồ trang sức màu vàng.

Có những vị Licchavi toàn đỏ, màu sắc đỏ, mặc vải màu đỏ, mang đồ trang sức màu đỏ.

Có những vị Licchavi toàn trắng, màu sắc trắng, mặc vải màu trắng, mang đồ trang sức màu trắng.

Lúc bấy giờ dâm nữ Ambapàli đánh xe va chạm với các thanh niên Licchavi, trục xe chạm với trục xe, bánh xe chạm với bánh xe, gọng xe chạm với gọng xe.

Các Licchavi nói với dâm nữ Ambapàli: Này Ambapàli, tại sao nàng lại đánh xe va chạm với các thanh niên Licchavi, trục xe chạm với trục xe, bánh xe chạm với bánh xe, gọng xe chạm với gọng xe?

Này quý Công tử của tôi, tôi vừa mới mời Thế Tôn cùng chúng Tỳ Kheo ngày mai đến dùng cơm.

Này Ambapàli, hãy nhường cho chúng ta bữa cơm ấy đổi lấy một trăm ngàn. Dầu quý Công Tử có cho tôi cả thành Vesàli cùng với các đất phụ thuộc, tôi cũng không nhường bữa cơm quan trọng này.

Các vị Licchavi này tức tối búng ngón tay và nói: Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này đả thắng!

Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này phỗng tay trên. Và các vị Licchavi này cùng đi đến vườn Ambapàli.

Thế Tôn từ xa thấy các vị Licchavi liền nói với các Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo nếu có vị Tỳ Kheo nào chưa thấy các Chư Thiên ở Cõi Tam Thập Tam Thiên, hãy ngó chúng Licchavi, hãy nhìn chúng Licchavi.

Này các Tỳ Kheo Chúng Licchavi cũng giống như chúng Tam Thập Tam Thiên. Các vị Licchavi ấy cỡi xe cho đến chỗ còn có thể cỡi xe được, rồi xuống xe đi bộ đến tại chỗ Thế Tôn, khi đến, liền đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

Thế Tôn thuyết pháp cho những vị Licchavi đang ngồi một bên, giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

Các vị Licchavi sau khi được Thế Tôn Giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ liền bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn ngày mai nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỳ Kheo. Này các Licchavi, ngày mai ta đã nhận lời mời dùng cơm của dâm nữ Ambapàli rồi.

Các vị Licchavi này tức tối búng ngón tay và nói: Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này đả thắng! Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này phỗng tay trên.

Rồi những vị Licchavi này, hoan hỷ tán thán lời dạy Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về Đức Phật và từ biệt.

Lúc bấy giờ dâm nữ Ambapali, đêm vừa tàn canh, liền cho sửa soạn tại vườn của mình các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm và cho báo tin Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng. Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo y bát, cùng với chúng Tỳ Kheo đến tại túc xá của dâm nữ Ambapàli, sau khi đến liền ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn.

Rồi dâm nữ Ambapàli tự tay thân hành mời chúng Tỳ Kheo với Đức Phật là vị thượng thủ, dùng các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.

Khi Thế Tôn dùng xong, tay đã rời bát, dâm nữ Ambapàli lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, dâm nữ Ambapàli bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, con xin cúng dường ngôi vườn này cho chúng Tỳ Kheo với Đức Phật là vị thượng thủ. Thế Tôn nhận lãnh khu vườn.

Thế Tôn thuyết pháp cho dâm nữ Ambapàli, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, rồi đứng dậy ra về.

Trong thời gian Thế Tôn ở Vesàli, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỳ Kheo: Ðây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu tri kiến lậu, vô minh lậu.

Rồi Thế Tôn, sau khi ở Vesàli cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, chúng ta hãy đi đến làng Baluvà.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỳ Kheo đi đến làng Baluvà. Và Thế Tôn trú tại làng này.

Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo hãy an cư trong mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quen thuộc và thân tín. Còn ta sẽ an cư ở đây, tại làng Baluvà.

Xin vâng, bạch Thế Tôn! Những Tỳ Kheo này vâng đáp Thế Tôn và tìm chỗ an cư mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quyến thuộc và thân tín. Còn Thế Tôn an cư tại làng Baluvà.

Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết. Nhưng Thế Tôn giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.

Thế Tôn tự nghĩ: Thật không hợp lẽ nếu ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận ta, không từ biệt chúng Tỳ Kheo. Vậy ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn và tiếp tục sống. Và Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy duy trì mạng căn.

Rồi Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không bao lâu, Đức Phật rời khỏi Tịnh Xá và ngồi trên ghế đã soạn sẵn, trong bóng mát của ngôi Tịnh Xá.

Lúc bấy giờ Tôn Giả A Nan Đa đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn Giả A Nan Đa bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn khỏe mạnh.

Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn kham nhẫn, bạch Thế Tôn, thấy Thế Tôn bệnh hoạn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng, dầu cho, bạch Thế Tôn, con được một chút an ủi rằng, Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài chưa có lời di giáo lại cho chúng Tỳ Kheo.

Này A Nan Đa, chúng Tỳ Kheo còn mong mỏi gì nữa ở ta!

Này A Nan Đa, ta đã giảng chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài Mật Giáo và không phải Mật Giáo, vì này A Nan Đa, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo Sư còn nắm tay còn giữ lại một ít Mật Giáo chưa giảng dạy.

Này A Nan Đa, những ai nghĩ rằng: Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỳ Kheo. Hay chúng Tỳ Kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai thời này A Nan Đa, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỳ Kheo.

Này A Nan Đa, Như Lai không nghĩ rằng: Ta là vị cầm đầu chúng Tỳ Kheo.

Hay chúng Tỳ Kheo chịu sự giáo huấn của ta thời này A Nan Đa, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỳ Kheo?

Này A Nan Đa, ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi.

Này A Nan Đa, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.

Này A Nan Đa, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

Vậy nên, này A Nan Đa, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này A Nan Đa, thế nào là vị Tỳ Kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này A Nan Đa, ở đời, vị Tỳ Kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời, đối với các cảm thọ đối với tâm đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời.

Này A Nan Đa, như vậy vị Tỳ Kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này A Nan Đa, những ai sau khi ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này A Nan Đa, là những vị tối thượng trong hàng Tỳ Kheo của ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, đem theo y bát, vào Vesàli để khất thực.

Sau khi khất thực ở Vesàli, ăn xong và trên đường khất thực trở về Ngài nói với Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, hãy lấy tọa cụ. ta muốn đi đến điện thờ Càpàla, để nghỉ trưa.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng đáp Thế Tôn, lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Thế Tôn đi đến điện thờ Càpàla, khi đến Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn Giả A Nan Đa đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói với Tôn Giả A Nan Đa đang ngồi một bên: Này A Nan Đa, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sàttambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Càpàla.

Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo.

Này A Nan Đa, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Nhưng Tôn Giả A Nan Đa không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn.

Tôn Giả không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp.

Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người. Vì tâm Tôn Giả bị Ma Vương ám ảnh.

Lần thứ hai Thế Tôn lần thứ ba Thế Tôn nói với Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sattambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Capala!

Này A Nan Đa, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Này A Nan Đa, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo.

Này A Nan Đa, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Nhưng Tôn Giả A Nan Đa không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, Tôn Giả không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người. Vì tâm của Tôn Giả bị ác ma ám ảnh.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn Giả A Nan Đa: Này A Nan Đa hãy đi và làm những gì ngươi nghĩ là phải thời.

Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả A Nan Đa vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về Thế Tôn và đi ra.

Tôn Giả A Nan Đa đi ra chưa bao lâu, ác ma liền đến chỗ Thế Tôn, khi đến xong liền đứng một bên. Sau khi đứng một bên, ác ma nói với Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, thiện thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo của ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo chánh pháp.

Sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường