Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Bảy - Phẩm Song đôi - Phần Bảy - Tại nalakapàna
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG MƯỜI
MƯỜI PHÁP
PHẨM BẢY
PHẨM SONG ĐÔI
PHẦN BẢY
TẠI NALAKAPÀNA
Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa dân chúng Kosala, với đại chúng Tỳ Kheo, đi đến tại một thị trấn của dân chúng Kosala tên là Nalakapàna.
Tại đấy, Thế Tôn trú ở rừng Palàsa, tại Nalakapàna.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày trai giới Uposatha, Thế Tôn đang ngồi, có chúng Tỳ Kheo đoanh vây.
Rồi Thế Tôn sau phần lớn của đêm, thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị Tỳ Kheo với pháp thoại.
Sau khi nhìn xung quanh chúng Tỳ Kheo đang yên lặng, thật yên lặng, nói với Tôn Giả Sàriputta: Này Sàriputta, chúng Tỳ Kheo không có hôn trầm thụy miên.
Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỳ Kheo. Lưng ta đau mỏi, ta sẽ nằm duỗi lưng.
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn Giả Sàriputta vâng đáp Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn trải gấp tư áo Tăng Già Lê, nằm phía thân hữu bên phải như dáng nằm con sư tử, hai chân đặt trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến tưởng ngồi dậy.
Ở đây, Tôn Giả Sàriputta gọi các Tỳ Kheo: Này Chư Hiền Tỳ Kheo.
Thưa vâng, Hiền Giả.
Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Tôn Giả Sàriputta, Tôn Giả Sàriputta nói như sau: Này Chư Hiền, với ai không có lòng tin trong các pháp thiện, không có xấu hổ không có sợ hãi không có tinh tấn không có tuệ trong pháp thiện, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng.
Ví như, này Chư Hiền, khi trăng đến độ trăng tối. Bất luận đêm hay ngày, trăng tổn giảm về sắc, tổn giảm về hình tròn, tổn giảm về ánh sáng, tổn giảm về bề rộng quỹ đạo.
Cũng vậy, này Chư Hiền, với ai không lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ không có sợ hãi không có tinh tấn không có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận là đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng.
Hạng người không có lòng tin, này Chư Hiền, tức là tổn giảm.
Hạng người không có sợ hãi, này Chư Hiền, tức là tổn giảm.
Hạng người phẫn nộ, này Chư Hiền, tức là tổn giảm.
Hạng người ác dục, này Chư Hiền, tức là tổn giảm.
Hạng người ác bằng hữu, này Chư Hiền, tức là tổn giảm.
Hạng người tà kiến, này Chư Hiền, tức là tổn giảm.
Này Chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ có lòng sợ hãi có tinh tấn có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm.
Ví như, này Chư Hiền, khi trăng đến độ trăng sáng, bất luận đêm hay ngày, trăng tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về hình tròn, tăng trưởng về ánh sáng, tăng trưởng về bề rộng quỹ đạo.
Cũng vậy, này Chư Hiền, với ai có lòng tin trong các thiện pháp, có xấu hổ có sợ hãi có tinh tấn có trí tuệ trong các thiện pháp, với vị ấy bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải tổn giảm.
Hạng người có lòng tin trong các thiện pháp, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người có lòng xấu hổ, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người có lòng sợ hãi, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người tinh cần tinh tấn, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người có trí tuệ, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người không có phẫn nộ, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người không hiềm hận, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người thiện bằng hữu, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Hạng người chánh tri kiến, này Chư Hiền, tức là không tổn giảm.
Rồi Thế Tôn, sau khi ngồi dậy, bảo Tôn Giả Sàriputta: Lành thay, lành thay, này Sàriputta!
Với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ không có sợ hãi không có tinh tấn không có trí tuệ trong các thiện pháp, đối với vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng.
Ví như, này Sàriputta, khi trăng đến độ trăng tối, bất luận đêm hay ngày, trăng tổn giảm về sắc, tổn giảm về hình tròn tổn giảm về ánh sáng tổn giảm về bề rộng quỹ đạo.
Cũng vậy, này Sàriputta, với ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có xấu hổ không có sợ hãi không có tinh tấn không có trí tuệ trong các thiện pháp, với người ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải tăng trưởng.
Hạng người không có lòng tin trong các thiện pháp, này Sàriputta, tức là tổn giảm.
Hạng người không có xấu hổ, này Sàriputta, tức là tổn giảm.
Hạng người không có sợ hãi.
Hạng người biếng nhác.
Hạng người ác trí tuệ.
Hạng người phẫn nộ.
Hạng người hiềm hận.
Hạng người ác dục.
Hạng người ác bằng hữu.
Hạng người tà kiến, này Sàriputta, tức là tổn giảm.
Với ai, này Sàriputta, có lòng tin trong các thiện pháp, có lòng xấu hổ có lòng sợ hãi, có tinh tấn, có trí tuệ trong các thiện pháp, đối với vị ấy, bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng, không phải tổn giảm.
Hạng người có lòng tin, này Sàriputta, tức là không có tổn giảm.
Hạng người có xấu hổ.
Hạng người có sợ hãi.
Hạng người có tinh tấn.
Hạng người có trí tuệ.
Hạng người không có phẫn nộ.
Hạng người không có hiềm hận.
Hạng người ít dục.
Hạng người thiện bằng hữu.
Hạng người chánh tri kiến, này Sàriputta, tức là không tổn giảm.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Tám Tổng Trì
Phật Thuyết Kinh Ngũ Vô Phản Phục
Phật Thuyết Kinh Ma Ha Bát Nhã Sao - Phẩm Hai - Hỏi Về đại Bát Nhã Ba La Mật
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Văn - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bát Niết Bàn - Phẩm Hai Mươi Năm - Phẩm Kiều Trần Như - Phần Một