Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Ba - Thiên Uẩn - Chương Một - Tương ưng Uẩn - Năm Mươi Kinh ở Giữa - Phẩm Trưởng Lão - Phần Hai - Tissa
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BA
THIÊN UẦN
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG UẨN
NĂM MƯƠI KINH Ở GIỮA
PHẨM TRƯỞNG LÃO
PHẦN HAI
TISSA
Nhân duyên ở Sàvatthi!
Lúc bấy giờ, Tôn Giả Tissa, cháu trai Thế Tôn, nói với một số đông Tỳ Kheo: Này Chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt nặng nề và bại hoại.
Ta không thấy rõ các phương hướng.
Ta không phân biệt được các pháp.
Thụy miên, hôn trầm xâm chiếm tâm ta và tồn tại.
Ta sống phạm hạnh không còn thoải mái, và ta nghi ngờ đối với các pháp.
Rồi nhiều Tỳ Kheo đi đến Thế Tôn.
Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, các Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn!
Bạch Thế Tôn, Tôn Giả Tissa, cháu trai Thế Tôn, có nói với một số đông Tỳ Kheo: Này Chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt nặng nề và bại hoại.
Ta không thấy rõ các phương hướng.
Ta không phân biệt được các pháp.
Thụy miên, hôn trầm xâm chiếm tâm ta và tồn tại.
Ta sống phạm hạnh không còn thoải mái, và ta nghi ngờ đối với các pháp.
Rồi Thế Tôn gọi một Tỳ Kheo: Ðến đây, này Tỳ Kheo!
Hãy nhân danh Ta, gọi Tỳ Kheo Tissa: Hiền Giả Tissa, bậc Ðạo Sư gọi Hiền Giả!
Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Tỳ Kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn Giả Tissa.
Sau khi đến, nói với Tôn Giả Tissa: Hiền Giả Tissa!
Bậc Ðạo Sư gọi Hiền Giả.
Thưa vâng, Hiền Giả.
Tôn Giả Tissa vâng đáp Tỳ Kheo ấy, đi đến Thế Tôn.
Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Tôn Giả Tissa đang ngồi một bên.
Có thật chăng, này Tissa, ông đã nói như sau cho một số đông Tỳ Kheo: Này Chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt, và ta nghi ngờ đối với các pháp?
Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Ông nghĩ thế nào, này Tissa?
Ðối với người chưa ly tham, chưa ly dục, chưa ly ái, chưa ly khát, chưa ly nhiệt tình, chưa ly khát ái đối với sắc, thời khi sắc ấy biến hoại, đổi khác, có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Thưa có, bạch Thế Tôn!
Lành thay, lành thay, này Tissa!
Như vậy là phải, này Tissa!
Như người chưa ly tham đối với sắc, đối với thọ, đối với tưởng, Như người chưa ly tham đối với các hành, thời khi các hành ấy biến hoại, đổi khác, có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Thưa có, bạch Thế Tôn!
Lành thay, lành thay, này Tissa!
Như vậy là phải, này Tissa!
Như người chưa ly tham đối với thức, người chưa ly tham, chưa ly dục, chưa ly ái, chưa ly khát, chưa ly nhiệt tình, chưa ly khát ái đối với thức, thời khi thức ấy biến hoại, đổi khác, có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Thưa có, bạch Thế Tôn!
Lành thay, lành thay, này Tissa!
Như vậy là phải, này Tissa, đối với người chưa ly tham đối với thức.
Này Tissa, ông nghĩ thế nào, đối với người đã ly tham, đã ly dục, đã ly ái, đã ly khát, đã ly khát ái, đã ly nhiệt tình, đã ly khát ái đối với sắc, thời khi sắc ấy biến hoại, đổi khác, sầu, bi, khổ, ưu, não có khởi lên không?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Lành thay, lành thay, này Tissa!
Như vậy là phải, này Tissa, đối với người đã ly tham đối với sắc. Ðối với người đã ly tham, đã ly dục, đã ly ái, đã ly khát, đã ly khát ái, đã ly nhiệt tình, đã ly khát ái đối với thọ, đối với tưởng, đối với các hành.
Như người đã ly tham đối với các hành, người đã ly tham, đã ly dục, đã ly ái, đã ly khát, đã ly khát ái đối với thức, thời khi thức ấy biến hoại, đổi khác, sầu, bi, khổ, ưu, não có khởi lên không?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Lành thay, lành thay, này Tissa!
Như vậy là phải, này Tissa, đối với người đã ly tham đối với thức.
Này Tissa, ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Thọ, tưởng, các hành, thức là thường hay vô thường?
Là vô thường, bạch Thế Tôn!
Do vậy, thấy vậy, không còn trở lui trạng thái này nữa.
Vị ấy biết rõ như vậy. Ví như, này Tissa, có hai người. Một người không giỏi về đường sá, một người giỏi về đường sá. Trong hai người ấy, người không giỏi về đường sá này hỏi người giỏi về đường sá kia về con đường.
Người ấy trả lời: Hãy đi, này bạn, đây là con đường. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy một thời gian, bạn sẽ thấy con đường ấy chia làm hai. Ở đây, hãy bỏ con đường phía trái, và lấy con đường phía mặt.
Rồi đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, bạn sẽ thấy một khu rừng rậm. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian.
Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, bạn sẽ thấy một đầm nước lớn. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian, bạn sẽ thấy một vực nước sâu. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian.
Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, bạn sẽ thấy một khoảnh đất bằng khả ái! Ðây là ví dụ của ta dùng, này Tissa, để nêu rõ ý nghĩa.
Và ý nghĩa như sau: Người không giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho kẻ phàm phu.
Người giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.
Con đường chia làm hai, này Tissa, là ví cho trạng thái nghi hoặc.
Con đường tay trái, này Tissa, là ví cho con đường tà đạo tám ngành, tức là tà tri kiến, tà định.
Con đường tay mặt, này Tissa, là ví cho con đường Thánh Đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh định.
Khu rừng rậm, này Tissa, là ví cho vô minh.
Các đầm nước thấp, này Tissa, là ví cho các dục.
Vực nước sâu, này Tissa, là ví cho phẫn nộ, ưu não.
Khoảnh đất bằng phẳng khả ái, này Tissa, là ví cho Niết Bàn.
Hãy hoan hỷ, này Tissa! Hãy hoan hỷ, này Tissa!
Ta giáo giới cho ông, ta giúp đỡ cho ông, ta giảng dạy cho ông. Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn Giả Tissa hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Mười
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Yêu Ai Hơn Con
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Biết Bản Hạnh Của Chúng Sinh
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Bốn - Tinh Tấn độ Vô Cực - Kinh Số Sáu Mươi Tám
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm đạo Như Lai
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Tam Muội - Phẩm Tám - Phẩm Tổng Trì