Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Một - Tương ưng Sáu Xứ - Năm Mươi Kinh Thứ Hai - Phẩm Channa - Phần Bảy - ái Nhiễm ejà

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BỐN

THIÊN SÁU SỨ  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ  

NĂM MƯƠI KINH THỨ HAI  

PHẨM CHANNA  

PHẦN BẢY

ÁI NHIỄM EJÀ  

Ái nhiễm, này các Tỳ Kheo, là bệnh tật.

Ái nhiễm là mụt nhọt.

Ái nhiễm là mũi tên.

Do vậy, này các Tỳ Kheo, Như Lai sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương. Do vậy, này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo có ước vọng gì, hãy ước sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương.

Chớ có nghĩ đến mắt, chớ có nghĩ đến trong mắt, chớ có nghĩ đến từ mắt, chớ có nghĩ đến: Mắt là của tôi.

Chớ có nghĩ đến các sắc, chớ có nghĩ đến trong các sắc, chớ có nghĩ đến từ các sắc, chớ có nghĩ đến: Các sắc là của tôi.

Chớ có nghĩ đến nhãn thức, chớ có nghĩ đến trong nhãn thức, chớ có nghĩ đến từ nhãn thức, chớ có nghĩ đến: Nhãn thức là của tôi.

Chớ có nghĩ đến nhãn xúc, chớ có nghĩ đến trong nhãn xúc, chớ có nghĩ đến từ nhãn xúc, chớ có nghĩ đến: Nhãn xúc là của tôi. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc.

Chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: Cảm thọ ấy là tôi. Chớ có nghĩ đến tai, chớ có nghĩ đến mũi. Chớ có nghĩ đến lưỡi, chớ có nghĩ đến thân.

Chớ có nghĩ đến ý, chớ có nghĩ đến trong ý, chớ có nghĩ đến từ ý, chớ có nghĩ đến: Ý là của tôi.

Chớ có nghĩ đến các pháp, chớ có nghĩ đến trong các pháp, chớ có nghĩ đến từ các pháp, chớ có nghĩ đến: Các pháp là của tôi.

Chớ có nghĩ đến ý thức, chớ có nghĩ đến trong ý thức, chớ có nghĩ đến từ ý thức, chớ có nghĩ đến: Ý thức là của tôi.

Chớ có nghĩ đến ý xúc, chớ có nghĩ đến trong ý xúc, chớ có nghĩ đến từ ý xúc, chớ có nghĩ đến: Ý xúc là của tôi. Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc.

Chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: Cảm thọ ấy là của tôi.

Chớ có nghĩ đến tất cả, chớ có nghĩ đến trong tất cả, chớ có nghĩ đến từ tất cả, chớ có nghĩ đến: Tất cả là của tôi. Vị ấy do không nghĩ đến nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ, vị ấy không có dao động paritassati. Do không dao động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn.

Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần