Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Một - Tương ưng Sáu Xứ - Năm Mươi Kinh Thứ Nhất - Phẩm Song đôi - Phần Một - Chánh Giác

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BỐN

THIÊN SÁU SỨ  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ  

NĂM MƯƠI KINH THỨ NHẤT  

PHẨM SONG ĐÔI  

PHẦN MỘT

CHÁNH GIÁC  

Sàvatthi!

Thuở trước, này các Tỳ Kheo, khi ta chưa giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ Tát, ta suy nghĩ như sau: Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của mắt?

Cái gì là vị ngọt, của tai?

Cái gì là vị ngọt, của mũi?

Cái gì là vị ngọt, của lưỡi?

Cái gì là vị ngọt, của thân?

Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của ý?

Này các Tỳ Kheo, về vấn đề này ta suy nghĩ như sau: Do duyên với mắt, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của mắt. Mắt vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của mắt.

Nhiếp phục dục tham, đoạn trừ dục tham đối với mắt là xuất ly của mắt, của tai, của mũi, của lưỡi, của thân.

Do duyên với ý, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của ý.

Ý vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của ý.

Nhiếp phục dục tham, đoạn trừ dục tham đối với ý là xuất ly của ý.

Cho đến khi nào, này các Tỳ Kheo, đối với sáu nội xứ này, ta chưa như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỳ Kheo, đối với các Thế Giới gồm có Thiên Giới, Ma Giới, Phạm Thiên Giới, đối với quần chúng gồm có Sa Môn, Bà La Môn, Chư Thiên và loài người, ta không xác chứng ta đã chứng Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Và cho đến khi nào, này các Tỳ Kheo, đối với sáu nội xứ này, ta đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm và xuất ly là xuất ly, thời khi ấy, đối với các Thế Giới gồm có Thiên Giới, Ma Giới, Phạm Thiên Giới, đối với quần chúng gồm có Sa Môn, Bà La Môn Chư Thiên và loài người, ta xác chứng ta đã chứng Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Và tri kiến này khởi lên nơi ta: Bất động là tâm giải thoát của ta. Ðời này là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần