Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Một - Tương ưng Nhân Duyên - Phẩm đồ ăn - Phần Năm - Kaccàyanagotta Ca Chiên Diên Thị
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP HAI
THIÊN NHÂN DUYÊN
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN
PHẨM ĐỒ ĂN
PHẦN NĂM
KACCÀYANAGOTTA
CA CHIÊN DIÊN THỊ
Trú ở Sàvatthi Xá Vệ!
Rồi Tôn Giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn.
Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn Giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn: Chánh kiến, chánh kiến, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy.
Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?
Này Kaccàyana, Thế Giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: Có và không có.
Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn Thế Giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận Thế Giới là không có.
Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn Thế Giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận Thế Giới là có.
Này Kaccàyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn Thế Giới này là vậy.
Và ai với tâm không trú trước, không chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: Ðây là tự ngã của tôi. Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt. Vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccàyana, là chánh tri kiến.
Tất cả là có, này Kaccàyana, là một cực đoan. Tất cả là không có là cực đoan thứ hai.
Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccàyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo. Vô minh duyên hành. Hành duyên thức, như trên, như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt, như trên, như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba