Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Năm - Tương ưng Kassaba - Phần Bảy - Giáo Giới
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP HAI
THIÊN NHÂN DUYÊN
CHƯƠNG NĂM
TƯƠNG ƯNG KASSAPA
PHẦN BẢY
GIÁO GIỚI
Trú ở Ràjagaha Vương Xá, tại Veluvana Trúc Lâm.
Rồi Tôn Giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn.
Thế Tôn nói với Tôn Giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên:
Này Kassapa hãy giáo giới các Tỳ Kheo.
Hãy Thuyết Pháp thoại cho các Tỳ Kheo.
Ta hay ông hãy giáo giới các Tỳ Kheo.
Ông hay ta hãy thuyết pháp thoại cho các Tỳ Kheo.
Bạch Thế Tôn, khó nói là chúng Tỳ Kheo hiện tại.
Họ ở trong tình trạng khó nói với họ. Họ không kham nhẫn, họ không kính trọng lời giáo giới.
Bạch Thế Tôn, với ai không có lòng tin đối với thiện pháp, không có biết thẹn đối với thiện pháp, không có biết sợ đối với thiện pháp, không có tinh tấn đối với thiện pháp, không có trí tuệ đối với thiện pháp.
Đối với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với các thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng. Ví như Mặt Trăng, bạch Thế Tôn, trong thời kỳ tối Trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tổn giảm dần, hình tròn tổn giảm dần, ánh sáng tổn giảm dần, đường quỹ đạo nó đi tổn giảm dần.
Cũng vậy, bạch Thế Tôn, đối với ai không có lòng tin đối vói thiện pháp, không có biết thẹn đối với thiện pháp, không biết sợ đối với thiện pháp, không có tinh tấn đối với thiện pháp, không có trí tuệ đối với thiện pháp.
Với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với các thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng.
Người không có lòng tin, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Người không biết thẹn, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Người không biết sợ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Người lười biếng, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Người ác trí tuệ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Người phẫn nộ, Người sân hận, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Nếu vị Tỳ Kheo không có giáo giới, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
Với ai, bạch Thế Tôn, có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn đối với thiện pháp, có biết sợ đối với thiện pháp, có tinh tấn đối với thiện pháp, có trí tuệ đối với thiện pháp.
Với vị ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải sự tổn giảm. Ví như mặt trăng, bạch Thế Tôn, trong thời kỳ sáng Trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tăng trưởng dần, hình tròn tăng trưởng dần, ánh sáng tăng trưởng dần, quỹ đạo nó đi tăng trưởng dần.
Cũng vậy, bạch Thế Tôn, với ai có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn, có biết sợ, có tinh tấn, có trí tuệ đối với thiện pháp. Với vị ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải là tổn giảm.
Người có lòng tin, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Người có biết thẹn, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Người có biết sợ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Người tinh cần, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Người không phẫn nộ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Người không sân hận, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Có những Tỳ Kheo giáo giới, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Lành thay, lành thay, này Kassapa!
Với ai, này Kassapa, không có lòng tin đối với thiện pháp, không có biết thẹn, không có biết sợ, không có tinh tấn, không có trí tuệ đối với thiện pháp. Với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm trong thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
Ví như mặt trăng, này Kassapa, trong thời kỳ tối Trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tổn giảm dần, hình tròn tổn giảm dần, ánh sáng tổn giảm dần, quỹ đạo nó đi tổn giảm dần.
Cũng vậy, này Kassapa, với ai không có lòng tin đối với thiện pháp, không có biết thẹn, không có biết sợ, không có tinh tấn, không có trí tuệ đối với thiện pháp. Với người ấy, dầu là đêm hay ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng.
Người không có lòng tin, này Kassapa, tức có nghĩa là tổn giảm. Người không biết thẹn, người không biết sợ, người biếng nhác, người ác trí tuệ, người phẫn nộ, người sân hận, này Kassapa, tức có nghĩa là tổn giảm.
Không có Tỳ Kheo giáo giới, này Kassapa, tức có nghĩa là tổn giảm. Với ai, này Kassapa, có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn, có biết sợ, có tinh tấn, có trí tuệ đối với thiện pháp. Với người ấy, dầu là đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải là tổn giảm.
Ví như mặt trăng, này Kassapa, trong thời kỳ sáng Trời, dầu là đêm hay ngày, hình sắc tăng trưởng dần, hình tròn tăng trưởng dần, ánh sáng tăng trưởng dần, quỹ đạo nó đi tăng trưởng dần.
Cũng vậy, này Kassapa, ai có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn, có biết sợ, có tinh tấn, có trí tuệ là sự tăng trưởng đối với thiện pháp. Với người ấy, dầu là đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải là sự tổn giảm.
Người có lòng tin, này Kassapa, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người biết thẹn, người biết sợ, người tinh tấn, người có trí tuệ, người không phẫn nộ, người không sân hận, này Kassapa, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Có Tỳ Kheo giáo giới, này Kassapa, tức có nghĩa là không tổn giảm.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Một - Phẩm Vô Thường - Tập Mười
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Tam Muội Niệm Phật - Phẩm Tám - Bồ Tát Bất Không Kiến Khuyến Thỉnh
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Hoa - Phẩm Mười Sáu - Ngự Phước Sự
Phật Thuyết Kinh Tịnh Nghiệp Chướng - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Tam Muội - Phẩm Sáu - Phẩm Chân Tánh Không
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật độ Nghiêm Tịnh - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Tam Mạn đà Bạt đà La Bồ Tát - Phẩm Hai - Phẩm Sám Hối Lỗi Lầm