Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Một - Thiên Có Kệ - Chương Bảy - Tương ưng Bà La Môn - Phẩm Hai - Phẩm Cư Sĩ - Phần Mười Hai - Khomadusa

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MỘT

THIÊN CÓ KỆ  

CHƯƠNG BẢY

TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN  

PHẨM HAI

PHẨM CƯ SĨ  

PHẦN MƯỜI HAI

KHOMADUSA  

Như vậy tôi nghe!

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại thị trấn của dân chúng Sakka tên là Khomadussa. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào thị trấn Khomadussa để khất thực.

Lúc bấy giờ các Bà La Môn gia chủ ở Khomadussa đang tụ họp tại hội trường để giải quyết một vài vấn đề và Trời đang mưa nhỏ hột. Rồi Thế Tôn đi đến hội trường ấy. Các Bà La Môn gia chủ ở Khomadussa thấy Thế Tôn từ xa đi đến.

Thấy vậy, họ bèn nói: Những Sa Môn đầu trọc ấy là ai?

Và họ có thể biết gì về quy tắc của hội trường?

Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ với các Bà La Môn gia chủ ở Khomadussa:

Không thể có hội trường,

Nếu không có thiện nhân.

Không thể có thiện nhân,

Nếu không nói đúng pháp.

Những ai đã đoạn trừ,

Cả tham, sân và ái,

Nói lên lời đúng pháp,

Họ mới thật thiện nhân.

Khi được nghe nói vậy, các Bà La Môn gia chủ ở Khomadussa bạch Thế Tôn: Thật vi diệu thay, Tôn Giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn Giả Gotama!

Tôn Giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn Giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.

Chúng con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỳ Kheo Tăng. Mong Tôn Giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần