Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Một - Thiên Có Kệ - Chương Mười Một - Tương ưng Sakka - Phẩm Hai - Phần Hai - Chư Thiên

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MỘT

THIÊN CÓ KỆ  

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

TƯƠNG ƯNG SAKKA  

PHẨM HAI  

PHẦN HAI

CHƯ THIÊN  

Ở Sàvatthi, Jetavana!

Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo:

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn là người, vị ấy là một thanh niên Bà La Môn tên là Magha, do vậy được gọi là Maghavà.

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí từ thành này qua thành khác, do vậy được tên là Purindado.

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí một cách trọn vẹn Sakkaccam, do vậy được tên là Sakka.

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí trú xứ, do vậy được tên là Vàsavo.

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn là người, vị ấy có thể trong một thời gian rất ngắn suy nghĩ đến ngàn sự việc, do vậy được tên là Sahassa akkha ngàn con mắt.

Này các Tỳ Kheo, Sakka trở thành người chồng của một thiếu nữ A Tu La tên là Sujà, do vậy được tên là Sujampati.

Này các Tỳ Kheo, Thiên Chủ Sakka thống lãnh và trị vì Tam Thập Tam Thiên, do vậy được gọi là Thiên Chủ.

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.

Thế nào là bảy cấm giới túc?

Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ.

Cho đến trọn đời, tôi kính trọng bậc gia trưởng.

Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa.

Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi.

Cho đến trọn đời, với tâm ly cấu uế và xan tham, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí.

Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật.

Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ, nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ ấy.

Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, khi Thiên Chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.

Ai hiếu dưỡng cha mẹ,

Kính trọng bậc gia trưởng,

Nói những lời nhu hòa,

Từ bỏ lời hai lưỡi,

Chế ngự lòng xan tham,

Là con người chân thực,

Nhiếp phục được phẫn nộ,

Với con người như vậy,

Chư Thiên Tam Thập Tam,

Gọi là bậc chân nhân.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần