Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Một - Thiên Có Kệ - Chương Sáu - Tương ưng Phạm Thiên - Phẩm Một - Phần Bốn - Phạm Thiên Baka
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MỘT
THIÊN CÓ KỆ
CHƯƠNG SÁU
TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN
PHẨM MỘT
PHẦN BỐN
PHẠM THIÊN BAKA
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
Lúc bấy giờ, Phạm Thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau:
Ðây là thường.
Ðây là thường hằng.
Ðây là thường trú.
Ðây là viên mãn.
Ðây là bất động.
Ðây là không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi.
Và ở ngoài đây ra, không có một sự giải thoát nào khác.
Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Phạm Thiên Baka.
Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra.
Cũng vậy, Ngài biến mất ở Jetavana Thắng Lâm và hiện ra ở Phạm Thiên Giới ấy.
Phạm Thiên Baka thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền bạch Thế Tôn:
Hãy đến đây, Tôn Giả!
Ðón chào mừng Tôn Giả!
Thưa Tôn Giả, đã từ lâu Tôn Giả tạo ra cơ hội này, tức là đến đây.
Thưa Tôn Giả, đây là thường.
Ðây là thường hằng.
Ðây là thường trú.
Ðây là viên mãn.
Ðây là bất động.
Ðây là không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi.
Ngoài đây ra, không có một pháp giải thoát nào khác hơn.
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Phạm Thiên Baka: Ông thật là vô minh, này Phạm Thiên Baka! Ông thật là vô minh, này Phạm Thiên Baka!
Ở đây, cái vô thường lại nói là thường.
Cái không thường hằng lại nói là thường hằng.
Cái không thường trú lại nói là thường trú.
Cái không viên mãn lại nói là viên mãn.
Cái không bất động lại nói là bất động.
Và ở đây có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói ở đây không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi.
Và có pháp giải thoát khác nữa, lại nói là không có pháp giải thoát nào khác.
Baka:
Này Ngài Gotama,
Bảy hai công đức nghiệp,
Chúng ta ngự Thế Giới,
Chinh phục sanh và già,
Ðây đời sống cuối cùng,
Thâm hiểu Thánh Vệ Đà,
Ðạt được Phạm Thiên vị,
Nhiều người lễ bái ta.
Thế Tôn:
Ngắn thay đời sống này,
Thọ mạng đâu có dài,
Chỉ có ông, Baka,
Nghĩ rằng thọ mạng dài,
Ta biết thọ mạng ông,
Này Brahma như vậy,
Khoảng trăm ngàn năm dư,
Nirabbudànam.
Baka:
Nếu Ngài là Thế Tôn,
Thấy được sự bất tận,
Ngài vượt qua, chinh phục,
Sanh già và sầu muộn,
Giới hạnh thuở xưa ấy,
Nào ích gì cho con,
Hãy nói lên cho con,
Ðể con biết rõ ràng.
Thế Tôn:
Có khá đông nhiều người,
Khát nước và nhiệt não,
Quá khứ ông cho uống,
Và cứu độ nhiều người.
Chính giới ấy, hạnh ấy
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức
Ta có nhớ như vậy.
Tại bờ sông Sơn Dương,
Khi quần chúng bị bắt,
Ông giải thoát cho họ,
Ông dắt trốn kẻ tù.
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Khi giữa dòng Sông Hằng,
Có thuyền bị công hãm,
Bởi loại rắn bạo ngược
Muốn nuốt sống loài người,
Với sức mạnh thần lực,
Ông chinh phục, giải cứu,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Ta với tên Kappa,
Một thời đệ tử ông,
Ta được ông xác nhận,
Bậc thông minh trí tuệ,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Baka:
Chắc chắn Ngài được biết,
Thọ sanh con như vậy,
Ngài cũng biết người khác,
Vì Ngài, bậc giác ngộ.
Như vậy oai đức Ngài,
Chói sáng là như vậy,
Hào quang Ngài sáng chói,
An trú Phạm Thiên Giới.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Hai Mươi Mốt - Công đức Thiên Pháp
Phật Thuyết Kinh Nhân Quả Trong đời Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bản Sự - Phẩm Một - Phẩm Một Pháp - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Phẩm Hỏi Việc Thụ Giới
Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Bốn - Phẩm Thỉnh Như Lai
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Ba Mươi Bảy - Tăng Trưởng - Tập Bốn