Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Bảy - Tương ưng Như ý Túc - Phẩm Capala - Phần Chín - Trí

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP NĂM

THIÊN ĐẠI PHẨM  

CHƯƠNG BẢY

TƯƠNG ƯNG NHƯ Ý TÚC  

PHẨM CÀPÀLA  

PHẦN CHÍN

TRÍ  

Với suy tư: Ðây là như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, này các Tỳ Kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, ở nơi ta, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

Với suy tư: Như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành này cần phải tu tập, này các Tỳ Kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, ở nơi ta, nhãn khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

Với suy tư: Như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành này đã được tu tập, này các Tỳ Kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, ở nơi ta, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

Như trên, chỉ khác đây là tinh tấn định. Như trên, chỉ khác đây là tâm định. Như trên, chỉ khác đây là tư duy định.

Như vậy tôi nghe!

Một thời Thế Tôn ở Vesàli, tại Ðại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Vesàli để khất thực.

Sau khi vào Vesàli để khất thực, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, Thế Tôn gọi Tôn Giả Ananda: Hãy cầm tọa cụ, này Ananda, ta sẽ đi đến đền thờ Capàla để nghỉ trưa.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, cầm tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn đi đến đền thờ Capàla. Sau khi đến ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn Giả Ananda đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói với Tôn Giả Ananda đang ngồi một bên:

Này Ananda, khả ái thay Vesàli!

Khả ái thay đền thờ Udena!

Khả ái thay đền thờ Gotamaka!

Khả ái thay đền thờ Sattambaka!

Khả ái thay đền thờ Bahuputta!

Khả ái thay đền thờ Sarandada!

Khả ái thay đền thờ Càpàla!

Này Ananda, những ai đã tu tập bốn như ý túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại.

Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn như ý túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo.

Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Nhưng Tôn Giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn.

Tôn Giả không thỉnh cầu Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp. Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài người, vì tâm Tôn Giả Ananda bị Ma Vương ám ảnh.

Lần thứ hai, Thế Tôn!

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Tôn Giả Ananda: Này Ananda, khả ái thay Vesàli!

Khả ái thay Udena!

Có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Tuy vậy, Tôn Giả Ananda không thể nhận hiểu, vì tâm của Tôn Giả Ananda bị ác ma ám ảnh.

Rồi Thế Tôn nói Tôn Giả Ananda: Này Ananda, hãy đi và làm những gì ông nghĩ là phải thời.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn Giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi đi đến một gốc cây không xa bao nhiêu.

Tôn Giả Ananda đi ra chưa bao lâu, ác ma liền đến chỗ Thế Tôn, khi đến xong, liền thưa với Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ. Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỳ Kheo của ta chưa trở thành những vị đệ tử có học, có kỷ luật, tự chủ, đạt được an ổn khỏi khổ ách, đa văn, trì pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống thuận chánh pháp.

Sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng chánh pháp. Khi có tà đạo khởi lên, họ chưa có thể cật vấn và khéo hàng phục, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Bạch Thế Tôn, nhưng nay những Tỳ Kheo của Thế Tôn đã trở thành những vị đệ tử có học, có kỷ luật, tự chủ, đạt được an ổn khỏi các khổ ách, đa văn, trì pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh, sống thuận chánh pháp.

Sau khi học hỏi giáo lý, đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp. Khi có tà đạo khởi lên, họ đã có thể cật vấn và khéo hàng phục, đã có thể truyền bá chánh pháp thần diệu. Như vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ, khi nào những Tỳ Kheo Ni của ta chưa trở thành những vị đệ tử có học, có kỷ luật. Khi nào những nam cư sĩ của ta, khi nào nữ cư sĩ của ta chưa trở thành những vị đệ tử có học, có kỷ luật, tự chủ, đạt được an ổn khỏi khổ ách, đa văn, trì pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh, sống thuận chánh pháp.

Sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách và giải thích rõ ràng chánh pháp. Khi nào có tà đạo khởi lên, họ chưa có thể cật vấn và khéo hàng phục, chưa có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Bạch Thế Tôn, nay những nam cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, đầy đủ chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo chánh pháp.

Sau khi học hỏi giáo lý, đã có thể tuyên bố, diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng chánh pháp. Khi có tà đạo khởi lên, họ đã có thể cật vấn và khéo hàng phục, và có thể truyền bá chánh pháp thần diệu.

Như vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: Này ác ma, ta sẽ không diệt độ, khi nào phạm hạnh ta giảng dạy chưa thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người.

Bạch Thế Tôn, nay phạm hạnh Thế Tôn Giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người. Như vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ.

Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với ác ma: Này ác ma, hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng, bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ. Và tại chỗ Càpàla, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ hành không duy trì mạng sống lâu hơn nữa.

Khi Thế Tôn từ bỏ, không duy trì mạng sống thêm nữa, thời Đại Địa chấn động, ghê rợn, tóc lông dựng ngược, sấm Trời vang dậy.

Thế Tôn nhận hiểu ý nghĩa của sự kiện ấy, lúc bấy giờ Ngài nói lên bài kệ cảm khái như sau:

Mạng sống có hạn hay vô hạn,

Ðạo sĩ từ bỏ không kéo dài,

Nội tâm chuyên nhất trú thiền định,

Như thoát áo giáp đang mang mặc.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần