Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Bảy - Tương ưng Như ý Túc - Phẩm Lầu Rung Chuyển - Phần Ba - ý Muốn Chando
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP NĂM
THIÊN ĐẠI PHẨM
CHƯƠNG BẢY
TƯƠNG ƯNG NHƯ Ý TÚC
PHẨM LẦU RUNG CHUYỂN
PHẦN BA
Ý MUỐN CHANDO
Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo nương tựa dục được định, được nhứt tâm, đây gọi là dục định.
Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn đoạn diệt, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các thiện pháp chưa sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Ðối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Những pháp này được gọi là tinh cần hành.
Như vậy, đây là dục, đây là dục định, và những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành.
Nếu Tỳ Kheo nương tựa tinh tấn, này các Tỳ Kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tinh tấn định. Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các pháp này được gọi là tinh cần hành.
Như vậy, đây là tinh tấn, đây là tinh tấn định, những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành. Nếu Tỳ Kheo nương tựa tâm, này các Tỳ Kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tâm định.
Ðối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, đối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Các pháp này được gọi là tinh cần hành.
Như vậy, đây là tâm, đây là tâm định, những pháp này là tinh cần hành. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tâm định tinh cần hành. Nếu Tỳ Kheo nương tựa tư duy, này các Tỳ Kheo, được định, được nhất tâm, đây gọi là tư duy định.
Ðối với ác, bất thiện pháp chưa sanh, đối với các thiện pháp đã sanh, vị ấy khởi lên ý muốn làm cho an trú, không vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Các pháp này được gọi là tinh cần hành. Như vậy, đây là tư duy, đây là tư duy định, những pháp này là tinh cần hành.
Này các Tỳ Kheo, đây gọi là như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Mười Chín
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Bốn - Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp - Kinh Thủ Trưởng Giả
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Giữa Trưa
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Thánh Lục Tự Tăng Thọ đại Minh
Phật Thuyết Kinh Bản Sự - Phẩm Hai - Phẩm Hai Pháp - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Thập địa - Phẩm Mười - Phẩm địa Pháp Vân - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Liễu Bản Sinh Tử