Phật Thuyết Kinh Vô Cực Bảo Tam Muội - Phần Bảy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH VÔ CỰC BẢO TAM MUỘI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẦN BẢY
Các báu từ hóa được
Gốc lìa từ không có
Gốc ấy đồng hóa sinh
Nên là Đấng Nhân Trung
Dục là từ hóa khởi
Pháp vốn không có vậy
Hóa trụ vào năm đường
Không có thấy hóa chủ.
Sinh tử và năm đường
Không tương liên với hóa
Do đời tham không dứt
Thế nên hiện Chánh Giác.
Như Lai và hóa chủ
Mười phương tôn vô cực
Giáo hóa khắp thế gian
Thế gian người không biết.
Pháp luân không sắc chuyển
Đối với hóa không chuyển
Sắc buộc, có tư tưởng
Pháp sâu dày không chuyển,
Tưởng sắc hóa mười phương
Không ai không thọ pháp
Trí tuệ lớn ban cho
Thế gian không người nói.
Các dục và La Hán
Không được giác là báu
Nên ở trong chúng hội
Rộng nói, không hai báu.
Trí tuệ không cùng cực
Ánh sáng không có hơn
Làm cầu, thuyền, mười phương
Đã nói không có hai.
Mười phương các Cõi Phật
Khiến thảy đều bình đẳng
Cũng không bắt người ấy
Phát ý, có tâm khác.
Các vườn pháp mười phương
Mọi pháp vượt dơ bẩn
Cũng không từ thế gian
Với pháp, không giải thoát.
Với tuệ không có thoát
Không thấy người qua lại
Với lặng lại thấy lặng
Trong sáng, lại thấy sáng.
Pháp chẳng phải được tuệ
Tự nhiên vốn không vậy
Tuệ, tối, đều bằng nhau
Nên không có tướng thức.
Si, tuệ không đồng nhau
Tuệ ấy nhiều tối sáng
Ban cho chỉ là pháp
Như hoa mọc núi cao.
Các ác không thể tận
Sắc dục không thể tận
Niết Bàn và sinh tử
Tất cả đều như vậy.
Mười phương các Phật tuệ
Người vô tri, vô giác
Sở dĩ thấy pháp sáng
Nên nói đời không có.
Bồ Tát Đàm Ma lại hỏi Bồ Tát Bảo Lai: Này Nhân Giả! Đối với hóa không khởi lìa, vậy ai thành chủ tể?
Niết Bàn không sinh diệt, không xa năm đường, vị lai phát ý trụ pháp luân chuyển, trong sạch, không có các nhơ bẩn.
Tất cả chúng sinh ai là người được độ?
Bảo Lai đáp: Vui thay! Những lời Bồ Tát hỏi! Mục đích là muốn giải quyết tất cả nguồn gốc sinh tử, cần phải làm gì?
Là Bồ Tát có chín pháp báu:
1. Đối với hóa hóa chủ hay không chủ.
2. Đối với Niết Bàn cùng với sinh tử, từ đầu không có biết nhau.
3. Đối với sinh tử, đối với diệt. Không diệt.
4. Khiến tất cả Cõi Trời không sinh trở lại chỗ không sinh.
5. Đang khởi ý, chưa khởi ý. Như xứ trụ.
6. Quán tam thiên đại thiên Cõi Phật, không có người được độ.
7. Đối với niệm, không khởi xứ.
8. Khiến cho ba ngàn Cõi Phật cùng giữ lấy Niết Bàn, thì ý cũng không vui. Không giữ lấy Niết Bàn, thì ý cũng không giận.
Vì sao?
Vì các pháp là không xứ.
9. Tùy nguyện chứng La Hán. Ta đều làm cho phát ý. Nếu người có phát ý cầu nguyện, thì khiến không trở lại, không khởi các sinh, không có nguyện lại.
Đó là chín pháp.
Bảo Lai lại nói kệ:
Có thể không, chẳng thể
Với dục không chỗ dục
Đã độ, người không thấy
Nơi pháp chuyển vô thường.
Người tuệ đã không nói
Do độ người không qua
Nên thấy đại chánh pháp
Trên đời không có hơn.
Đạo là tên vô thường
Nên là báu mười phương
Người được hay không được
Sinh tử không có đường.
Bốn hạng không thể tận
Vừa ý, không biết đủ
Thế gian đều vui theo
Không xả, không được đạo.
Sợ sinh không giải thoát
Không sợ không giải thoát
Sinh tử nên nêu danh
Lập ra thành năm đường.
Người có báo không đáp
Có thể gọi là pháp
Pháp là vốn không hai
Có được bằng thật quán.
Không rộng cũng không ngắn
Vô cực không tính được
Bản tế như hình bóng
Không có người qua lại.
Với khởi không chỗ khởi
Pháp không có các dục
Sinh tử vốn không nơi
Hóa sinh tử như vậy.
Với sạch không có sạch
Với nhơ không có nhơ
Đều là người mười phương
Cắt đứt hết năm đường.
Ý trong cũng như nước
Tất cả không vết nhơ
Xanh vàng và đen trắng
Đều được thấy hình ấy.
Các pháp không quở trách
Tức được báu vô thượng
Tôi, ta cùng với người
Thế gian không có người.
Đế chẳng trụ, không trụ
Có được thật như vậy
Cái biết không chỗ thấy
Thế gian thật như thế.
Chẳng độ, không chẳng độ
Lúc đó ai không có
Mười phương lập Chánh Giác
Đều được báu vô thượng.
Bồ Tát Đàm Ma hỏi Bồ Tát Bảo Lai: Thưa Nhân Giả! Muốn khiến các hàng Trời, Người, trong mười phương tự nhiên đều khiến được như xứ ấy.
Vậy phải hành trì những pháp nào để đạt đến được?
Bảo Lai đáp: Có sáu việc để đạt được pháp này:
1. Khi nghe biết hội này, đó tức là báu.
2. Được nghe Kinh này, đó tức là báu.
3. Đạt được công đức căn bản, đó tức là báu.
4. Người được nghe Kinh Pháp này, đều được sáu vạn tam muội, đó tức là báu.
5. Đã được sáu vạn tam muội rồi, muốn người trong mười phương phát tâm vô thượng, đó tức là báu.
6. Đều khiến cho mười phương cùng được hội này ở nơi cây Phật, đó chính là báu.
Lúc nói kinh này, có chín mươi ức Bồ Tát. Sáu mươi bảy ức các hàng Trời, Người, đều đạt được pháp xứ Vô sở tùng sinh. Chín ức Bồ Tát được tam muội này. Tam Thiên Đại Thiên Cõi Phật chấn động sáu cách, các trời ở trên hư không trổi lên các loại âm nhạc, các rồng, A Tu Luân đều được nghe thấy tam muội sâu xa này.
A Nan sửa y phục, quỳ gối bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì?
Và phụng hành ra sao?
Phật bảo: Này A Nan! Kinh này tên là Vô Cực Bảo, phải nên phụng thờ.
Đức Phật nói Kinh này xong, các hàng Trời, Người, A Tu Luân, Nhân Phi Nhân đều vui mừng đảnh lễ Đức Phật, rồi cáo lui.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Cú Thí Dụ - Phẩm Một - Phẩm Vô Thường - Thí Dụ Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhất Thiết - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Hiền Ngu - Phẩm Bốn Mươi Năm - Phẩm A Nan Tổng Trì
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Bi Phân đà Lợi - Phẩm Hai Mươi - Phẩm đại Sư được Thọ Ký