Phật Thuyết Kinh Vô Hy Vọng - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH VÔ HY VỌNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẦN BA  

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Người ngu do thấy các hình tượng như thế và biết rõ hư vọng không có mê hoặc rồi chấp vào đó nên gọi là tà kiến. Do vậy đồng với tà kiến của ngoại đạo không khác.

Vì sao?

Này Xá Lợi Phất! Biết được rơi vào tà kiến là duyên chứng đắc chánh kiến.

Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào chánh kiến bố thí cho người?

Phước đức ấy không nhiều công đức mà không lìa bỏ.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Giả sử có người bố thí bình đẳng như Đức Phật đã bố thí không vì thân thuộc gần gũi thì chứng được pháp vô vi. Pháp vô vi là không có phước ít, không công đức nhiều, không gọi là nhỏ cũng không cho là nhiều.

Vì sao?

Vì quả vô vi đều xa lìa tất cả quả báo công đức, không có nơi chốn.

Xá Lợi Phất lại thưa: Bạch Thế Tôn! Như Lai Chí Chân làm sao giảng thuyết pháp vô vi mà không có nơi chốn, tán thán pháp vô vi tối thắng là công đức đặc biệt không có giới hạn.

Đức Phật dạy Xá Lợi Phất:Việc làm của phàm phu si mê chấp thật nhiều về ngã, nhân, thọ, mạng. Vì thế Như Lai dạy về pháp vô vi, công đức vô lượng, hiển bày khắp nơi, muốn làm cho chúng sinh diệt trừ hoạn nạn nên cho là thù thắng.

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nên quán xét Hiền Thánh chẳng phải Hiền, chẳng phải Thánh cũng chẳng Như Lai, cần quán xét như vậy mới thành tựu được Hiền Thánh. Đức Phật xa lìa ham muốn như người nông dân tùy nơi chốn để gieo trồng các loại cây, do giống lúa tốt mà sinh cỏ, cây gai gốc loài cỏ xấu.

Này Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ sao?

Vì người nông dân này được quả báo chân thật chăng. Còn loài cỏ cây gai gốc sao.

Xá Lợi Phất bạch: Bạch Thế Tôn! Không phải vậy.

Đức Phật nói: Như vậy, Xá Lợi Phất! Giả như người nông dân gieo giống xuống đất, nương vào đất hoang này sinh các loại gai gốc, cỏ thần nảy mầm.

Như vậy, này Xá Lợi Phất! Hiền thánh bố thí thích an trú trong công đức không vui mừng, đây chẳng phải giống tốt mà không thành tựu quả tốt, sẽ không có chỗ chứng đắc. Nếu không xây dựng ruộng phước thì nên biết rằng là quả báo sinh tử. Cho nên, Xá Lợi Phất muốn đạt được vô vi bình đẳng thì chẳng phải phước lớn, chẳng phải công đức lớn.

Lúc đó, Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Làm sao tu pháp vô vi, chẳng có phước lớn, chẳng có công đức lớn. Bố thí như thế làm sao có ruộng phước ở đời.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Giả sử không nhớ tưởng phước ít, không tưởng đến phước nhiều, đây là hạt giống công đức của Thế Tôn gieo trồng. Ta đã gieo trồng những hạt giống công đức thì hiểu rõ không sáng cũng không chịu quả báo, vì Đức Phật là Bậc Vô Thượng đứng đầu trong thế gian.

Xá Lợi Phất, thực hành bố thí này là ruộng phước vô tận, không bị giả dối cũng không đắc được chân thật. Vì thế, sự bố thí này chẳng phải phước nhiều, chẳng phải công đức nhiều. Đức Phật ở đời không vị quả báo.

Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Làm thế nào Thế Tôn ở đời chứng đắc quả Phật, mà không chịu quả báo.

Đức Phật nói: Này Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ sao?

Đức Phật bố thí đều theo pháp vô vi, lại chấp vào pháp này có báo ứng chăng?

Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Dạ không. Thế Tôn theo pháp vô vi để bố thí, không thọ báo ứng thì không có quả chứng. Pháp vô vi tức là không có sự mong cầu, Bậc Hiền thánh cũng không có sự mong cầu.

Đức Phật liền khen ngợi: Hay thay, Hay thay! Xá Lợi Phất! Nói đúng như khi ta ở đời.

Giả sử có người cúng dường ta thì không có sự báo đáp.

Xá Lợi Phất lại thưa.

Bạch Thế Tôn! Làm sao Đức Thế Tôn có được sự cúng dường mà không báo đáp, thành tựu tuệ không?

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Vị nào biết rõ tất cả các pháp đều tự nhiên, nghĩa này là thật hay là huyễn dối.

Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Người nào có thể hiểu rõ các pháp tự nhiên thì có thể phân biệt pháp tự nhiên là huyễn dối. Người biết rõ các pháp như huyễn thì đó đúng là hư dối mà không rõ hư huyễn là không trí tuệ.

Vì sao?

Vì tất cả các pháp tự nhiên tánh như huyễn. Đức Phật đã thuyết giảng tất cả các pháp đều như huyễn, tánh như huyễn tức là không thật, không thật trí. Vì thế, ta hiểu rõ các pháp tự như như huyễn.

Vì sao?

Vì chấp vào pháp đó thì không có chỗ thành tựu cũng không có quả vị chứng đắc.

Đức Phật khen: Hay thay, hay thay! Xá Lợi Phất! Như ông đã nói, giả sử có pháp thật, có nơi chốn, có nhớ nghĩ thực hành Chân Đế thì không biết chúng sinh nhập Niết Bàn vô vi. Tất cả các pháp hư dối chẳng phải không thật mà không chân thật.

Vì sao?

Giáo hóa hằng hà sa chúng sinh được giải thoát năm đường, khiến họ nhập Niết Bàn mà không giảm sút, đều do chúng sinh vì hư dối mà không sinh lại.

Xá Lợi Phất! Vì thế cho nên tưởng của chúng sinh hư dối không thật. Tất cả chúng sinh do suy tưởng không có chứng đắc, nên gọi là hoàn toàn hư dối không trí tuệ. Do đây học cách bố thí của Đức Phật không có quả báo ứng, hoàn toàn hư dối không thật trí.

Khi ấy, Xá Lợi Phất lại thưa: Bạch Thế Tôn! Làm sao biết hoàn toàn hư dối không thật trí.

Vì sao?

Vì có thể nhanh chóng chứng pháp nhẫn vô sinh.

Đức Phật nói: Nếu biết các pháp hư dối không thật mà không chứng đắc thì là hư dối hoàn toàn không thật trí.

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Sao gọi là hư dối không biết thân hư huyễn, không thật, ngã, nhân, thọ, mạng cũng là hư dối không thật. Nhận thấy về đoạn, diệt mà chấp có thường, các việc điều dính nhau cũng là hư dối không thật.

Các tưởng về Phật, Pháp, Thánh Chúng đều là không thật, vô vi chữa trị các niệm vọng tưởng của tâm ý: Tâm sở buông lung đều là hư dối không thật.

Này Xá Lợi Phất! Ông có thể thưa hỏi những điều tương tự như thế sẽ làm cho chúng sinh có trí tuệ chứng đắc giải thoát.

Này Xá Lợi Phật! Hoàn toàn hư dối không thật trí. Nếu có người nào phân biệt rõ thì sẽ mau chứng pháp nhẫn vô sinh.

Khi giảng thuyết Kinh này có bốn vạn Bồ Tát liến chứng đắc pháp nhẫn vô sinh, sáu ngàn người phát tâm đạo vô thượng, ba vạn sáu ngàn Thiên Tử đắc trí tuệ dự lưu hướng. Sáu mươi Tỳ Kheo Tăng thượng mạn diệt trừ phiền não, các lậu tâm hiểu rõ pháp.

Sau đó cùng nhau đồng thanh bạch: Bạch Thế Tôn! Từ trước tới nay chúng con thực hành lời dạy của sáu vị thầy ngoại đạo, nhờ đó mà xuất gia. Đức Phật chẳng phải thầy của chúng con, chẳng phụng trì pháp, không trở về nương tựa Tăng, từ trước tới nay không có chỗ thực hành cũng không có báo ứng, không tạo thêm tội nặng cũng không có đường ác.

Tất cả chúng hội nghe như vậy, vô số người đều kinh ngạc không biết làm sao. Hết thảy nghĩ rằng, những Tỳ Kheo này sẽ mong cầu sự si mê, xa lìa pháp của Phật, trừ bỏ cấm giới theo học thuyết ngoại đạo, cho nên hôm nay mới nói những điều như vậy.

Lúc ấy, Xá Lợi Phất biết được tâm niệm trong chúng hội liền bảo các Tỳ Kheo: Này các Hiền Giả! Sao các người nói những lời này: Từ trước tới nay, thân của chúng tôi không có Phật Thế Tôn. Vì theo học đạo khác mà xuất gia làm Sa Môn.

Các Tỳ Kheo trả lời: Từ nay về sau chúng tôi cung kính sáu vị thầy, tất cả đều quay về làm một tướng, không dựa vào sáu nhập, do không gặp nhiều vị thầy, không nghĩ đến xuất gia làm Sa Môn.

Xá Lợi Phất lại hỏi: Vì sao chư Hiền lại nói những lời này tức không tôn Đức Phật làm bậc thầy?

Các Tỳ Kheo trả lời: Từ nay mới tự tại ở địa vị mình, không do nơi người khác, tự quay về chính mình mà không nương tựa người khác, mình chính là thầy, không theo thầy khác. Cho nên về sau không tôn Phật làm bậc thầy vĩ đại.

Vì sao?

Vì Đức Phật Chánh Giác không xa lìa ngã mà ngã không xa rời Phật.

Khi ấy, Xá Lợi Phất lại hỏi: Chư Hiền Tỳ Kheo! Vì sao lại nói không thọ lãnh giáo pháp, không nương tựa Chúng Tăng.

Các Tỳ Kheo đáp: Không có các pháp để đắc, không nhớ nghĩ cũng không tu tập, nên không nương tựa vào Chúng Tăng.

Xá Lợi Phất lại hỏi: Chư Hiền Giả!

Vì sao lại nói: Từ nay về sau đã không tạo nghiệp cũng không có nghiệp để tạo.

Các Tỳ Kheo trả lời: Từ trước tới nay hiểu rõ các pháp đều không tạo tác, không tạo tác cũng chẳng phải là không tạo tác. Vì thế cho nên, từ trước tới nay không có sự tạo nghiệp.

Xá Lợi Phất liền hỏi: Chư Hiền Giả!

Trước đây, sao lại nói: Từ trước đến nay không có quả báo.

Các Tỳ Kheo trả lời: Si mê không hiểu nên trọn đời ở trong đường sinh tử trói buộc. Chúng tôi mê mờ hết nên không có duyên, không có quả báo.

Vì thế cho nên, từ nay về sau không có quả báo.

Khi ấy, Xá Lợi Phất hỏi: Chư Hiền Giả!

Vì sao lại nói những điều này: Từ trước đến nay không bị các tai họa.

Các Tỳ Kheo trả lời: Chúng tôi hiểu tất cả các pháp đều vắng lặng. Chúng tôi hiểu tất cả các pháp không có pháp, không có báo. Cho nên, các pháp không có quả báo.

Vì vậy nên nói: Từ nay về sau không có tai họa.

Xá Lợi Phất lại hỏi: Chư Hiền Giả!

Vì sao lại nói những điều này: Từ trước đến nay không có đường ác.

Các Tỳ Kheo trả lời: Từ trước đến nay, chúng tôi hiểu rõ mục đích của tất cả pháp, hoàn toàn không có ác xấu. Không giáo hóa không phải không giáo hóa không có luật, chẳng phải luật. Vì thế, cho nên từ trước đến nay không có mục đích ác cũng không không phải mục đích, không luật chẳng phải luật.

Khi các Tỳ Kheo nói như vậy, đã đoạn trừ tăng thượng mạn. Lúc nghe các Tỳ Kheo thuyết có ba ngàn sáu trăm Tỳ Kheo diệt trừ hết lậu tâm được giải thoát.

Khi ấy, Đức Thế Tôn khen ngợi các Tỳ Kheo: Hay thay, hay thay! Các ông ở trong các pháp không có sự chứng đắc mới là chứng đắc chân thật.

Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: Bạch Thế Tôn! Vì sao đối với các pháp có sự chứng đắc.

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Nghĩa đắc là chứng được pháp nhẫn vô sinh.

Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: Nếu có Bồ Tát mong muốn chứng được pháp nhẫn vô sinh thì sẽ học thế nào và an trú thế nào?

Thực hành thế nào?

Đức Phật giải thích về pháp học tối thượng đạt nhất thiết trí, các thần thông, trí tuệ thì cần tu tập pháp nhẫn vô sinh.

Đức Phật nói kệ:

Tất cả các Bậc Thánh

Mong học trí tuệ Phật

Không chấp giữ các pháp

Cũng không pháp để bỏ.

Pháp không thể nắm bắt

Cũng không khởi thành tựu

Các pháp không hiện có

Người ngu muốn có được.

Muốn trừ bỏ việc này

Thuyết pháp cho chúng sinh

Phàm phu sinh các hành

Không tin pháp vô sinh.

Diệt trừ các pháp ma

Chứng quả Phật vô thượng

Chấp chặt sinh ngu si

Nên không hiểu nghĩa này.

Vì sinh rất nhiều pháp

Người ngu thấy khác nhau

Trong đó không có khác

Tất cả là một tướng.

Phật trí sáng ở đời

Vì phàm phu thuyết pháp

Do chấp giữ có ngã

Nên không thể tu tập.

Suy nghĩ sẽ bao lâu

Diệt trừ hết tham dục

Lìa sân giận, ngu si

Khiến ta không cấu uế.

Không có mà tưởng có

Diệt hết chứng Niết Bàn

Giáo hóa tham dục, sân

Thuyết pháp không vắng lặng.

Si hết không còn sinh

Khen ngợi quả Niết Bàn

Phương tiện khéo diệt độ

Lìa xa pháp của Phật

Nghĩ bố thí, trì giới

Nếu mong đạo an lạc

Là không tu pháp Phật

Vì thích học suy tưởng.

Người ngu bị mê hoặc

Không biết rõ pháp không

Các pháp đều một tướng

Và tất cả nhớ nghĩ.

Nếu hiểu rõ pháp này

Các pháp tướng tự nhiên

Như quán năm ngón tay

Chứng đắc đạo không khó.

Đạo không lìa xa người

Cũng lại không ở gần

Siêng chạy theo vọng tưởng

Cho nên lìa xa người.

Kẻ ngu do thấy khác

Bỏ chân thật cầu hư

Người này trì cấm giới

Đây là phạm hung ác.

Khéo thực hành chánh pháp

Hữu vi đều không thật

Không gìn giữ tâm thức

Như huyễn không chỗ thấy

Không có chấp giới tướng

Cũng lại không phạm ác

Các pháp do duyên sinh

Vốn cũng không tôi, ta.

Nếu ở ức ngàn kiếp

Bố thí không ai bằng

Thường nuôi dưỡng giới cấm

Đạo Sư không chấp nhận.

Nếu do lìa các tưởng

Bố thí không mong cầu

Diệt trừ các mong muốn

Sau đó được thọ ký.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần