Phật Thuyết Kinh Bảo Như Lai Tam Muội - Phần Chín
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Kỳ Đa Mật, Đời Đông Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH BẢO NHƯ LAI TAM MUỘI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Kỳ Đa Mật, Đời Đông Tấn
PHẦN CHÍN
Bồ Tát Như Lai đáp lời Bồ Tát Đàm Ma Kiệt bằng kệ:
Có thể hay không thể
Với dục, nhưng chỗ dục
Độ người không thấy độ
Pháp luân cõi vô thường.
Người tuệ không nói ra
Do độ người không đến
Nên thấy đại chánh pháp
Cao tột nhất thế gian.
Đạo là tên vô thường
Nên là báu mười phương
Đã được hay không được
Sinh tử không có đường.
Bốn hạng không thể tận
Vừa ý không có đủ
Thế gian đều ham thích
Không xả, không được đạo.
Sợ sinh không giải thoát
Người không sợ không thoát
Sinh tử nên nêu danh
Thành lập ra năm đường.
Có báo lại không đáp
Có thể gọi là pháp
Pháp là vốn không hai
Nghĩa là lý đã hiểu.
Vô biên cũng vô bờ
Không cùng không tính toán
Bản tế như bóng vang
Không có sự qua lại.
Đối với khởi không khởi
Pháp không có các dục
Sinh tử vốn không nơi
Hóa sinh tử là vậy.
Với sạch không có sạch
Với nhơ không có nhơ
Đều là người mười phương
Cắt đứt các năm đường.
Ý sạch cũng như nước
Tất cả không nhơ bẩn
Xanh vàng và trắng đen
Đều được thấy hình ấy.
Các pháp không phiền hà
Liền được báu vô thượng
Tôi, ta cùng với người
Thế gian không đạt được.
Không trụ lý không trụ
Chân lý đó là vậy
Cái hiểu không chỗ thấy
Thế gian đúng là vậy.
Không độ nhưng đều độ
Lúc đó ai không có
Mười phương lập Chánh Giác
Đều được báu vô thượng.
Bồ Tát Đàm Ma Kiệt hỏi Như Lai: Muốn khiến Trời, Người trong mười phương, tự nhiên đều được như xứ ấy, nên thực hành sáu pháp báu.
Những gì là sáu pháp báu?
Pháp báu thứ nhất là, khi nghe biết hội này. Đó là báu.
Pháp báu thứ hai là, những người đến hội thì được nghe Kinh này. Đó là báu.
Pháp báu thứ ba là, chẳng phải là công đức đời này. Đó là báu.
Pháp báu thứ tư là, dám hỏi Kinh Pháp này, đã được sáu vạn tam muội, chỉ muốn làm cho người trong mười phương, phát ý vô thượng. Đó là báu.
Pháp báu thứ năm là, làm cho hội trong mười phương, đều được ở dưới cây Phật. Đó là báu.
Pháp báu thứ sáu là, Phật nói Kinh pháp, khiến người trong mười phương đều đạt được. Đó là báu.
Lúc nói tam muội này, trong hội có chín mươi ức vạn Bồ Tát, các hàng Trời, Người có đến sáu mươi bảy ức vạn, đều được pháp vô sở tùng sinh.
Cũng ngay lúc đó có chín ức vạn Bồ Tát đều được tam muội này, tam thiên đại thiên Cõi Phật chín lần chấn động mạnh, các Thiên Vương trong Cõi Trời ba mươi sáu, đứng trên hư không, nổi lên gió mát, trổi âm nhạc, cúng dường Đức Phật, các Đại Long Vương, các A Tu Luân đều được thấy pháp này.
A Nan sửa y phục, lễ Phật sát đất, chắp tay thưa: Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì?
Chúng con thờ phụng tu hành ra sao?
Phật bảo: Này A Nan! Kinh này tên là các Cõi Vô Cực Vườn Tự Nhiên, Hoa Hương Tự Nhiên, còn gọi là Hội Vô Cực Báu.
Khi Phật nói Kinh này, có vô số hàng Trời, Người, A Tu Luân, nhân phi nhân nghe Kinh đều rất hoan hỷ lễ Phật, rồi lui ra.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Sáu Mươi Chín - Phẩm Sự Tương Quan Giữa Sáu độ
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Jivaka
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh An Lạc - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh A Lợi đa La đà La Ni A Lỗ Lực
Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phật Lô Xá Na - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hai Sự Khó đoạn
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Chín - Trưởng Lão Ni Kệ - Phẩm Chín - Tập Chín Kệ