Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Pháp Môn Căn Bản - Phần Hai - Phàm Phu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN
PHẦN HAI
PHÀM PHU
Thế Tôn nói như sau: Này các Tỳ Kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các Bậc Thánh, không thuần thục pháp các Bậc Thánh, không tu tập pháp các Bậc Thánh, không được thấy các bậc Chân Nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân Nhân, không tu tập pháp các bậc Chân Nhân, tưởng tri địa đại là địa đại.
Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến tự ngã đối chiếu với địa đại, nghĩ đến tự ngã như là địa đại, người ấy nghĩ: Ðịa đại là của ta dục hỷ địa đại.
Vì sao vậy?
Ta nói người ấy không liễu tri địa đại. Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại.
Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến tự ngã đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến tự ngã như là thủy đại, người ấy nghĩ: Thủy đại là của ta dục hỷ thủy đại.
Vì sao vậy?
Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại.
Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến tự ngã đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến tự ngã như là hỏa đại, người ấy nghĩ: Hỏa đại là của ta dục hỷ hỏa đại.
Vì sao vậy?
Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại. Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại.
Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến tự ngã đối chiếu với phong đại, nghĩ đến tự ngã như là phong đại, người ấy nghĩ: Phong đại là của ta dục hỷ phong đại.
Vì sao vậy?
Ta nói người ấy không liễu tri phong đại.
Người ấy tưởng tri sanh vật là sanh vật.
Người ấy tưởng tri Chư Thiên là Chư Thiên.
Người ấy tưởng tri sanh chủ là sanh chủ.
Người ấy tưởng tri Phạm Thiên là Phạm Thiên.
Người ấy tưởng tri Quang Âm Thiên là Quang Âm Thiên.
Người ấy tưởng tri Biến Tịnh Thiên là Biến Tịnh Thiên.
Người ấy tưởng tri Quảng Quả Thiên là Quảng Quả Thiên.
Người ấy tưởng tri Abhibhù Thắng Giả là Abhibhù.
Người ấy tưởng tri không vô biên xứ là không vô biên xứ.
Người ấy tưởng tri thức vô biên xứ là thức vô biên xứ.
Người ấy tưởng tri vô sở hữu xứ là vô sở hữu xứ.
Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến.
Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn.
Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm.
Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri.
Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất.
Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt.
Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả.
Người ấy tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn. Vì tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn, người ấy nghĩ đến Niết Bàn, nghĩ đến tự ngã đối chiếu với Niết Bàn.
Nghĩ đến tự ngã như là Niết Bàn, người ấy nghĩ: Niết Bàn là của ta dục hỷ Niết Bàn.
Vì sao vậy?
Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết Bàn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Quảng đại Thành Tựu Du Già - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Mười Ba - Phẩm Tranh Tài Kết Hôn - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Tám - kinh Trộm áo Nhà Vua
Phật Thuyết Kinh Trường Bộ - Kinh ðế Thích Sở Vấn - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tán Thượng Tọa
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Ba Mươi - Phẩm An Lạc
Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Tập Yếu - Phẩm Sáu - Không Phóng Dật - Tập Một