Phật Thuyết Kinh Bảo Nữ Sở Vấn - Phẩm Mười Ba - Phẩm chúc Lụy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH BẢO NỮ SỞ VẤN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM MƯỜI BA
PHẨM CHÚC LỤY
Khi ấy, Thiên đế Thích, Thiên Vương Phạm Nhẫn Tích, bốn đại Thiên Vương đồng bạch Đức Thế Tôn: Bạch Đấng Thiên Trung Thiên! Thật chưa từng có!
Chỉ Thế Tôn mới có thể khéo nói ý nghĩa thâm diệu thích hợp. Giảng nói Kinh Điển này, dẫn dắt tạo lợi ích rất nhiều, diệt các ấm cái và các phiền não hóa độ các thuyết trái nghịch, dẫn dắt, chỉ bày chánh nghĩa, hàng phục ma oán, trừ bỏ các học thuyết khác của ngoại đạo, thâu gồm tất cả pháp Chư Phật.
Bạch Thế Tôn! Vì vậy chúng con sẽ thọ trì, tụng đọc, giảng thuyết pháp điển này. Nếu các Pháp Sư lãnh thọ phụng hành Kinh này thì chúng con sẽ cung kính chắp tay.
Hoặc tại nhà vị ấy, chép trên tre lụa, ban bố xa gần cho Chư Thiên, Long Thần và Kiền Đạp Hòa… Nếu ai tin Kinh này và muốn phụng trì thì sẽ khiến cho sự ăn mặc của người ấy dồi dào không hết.
Còn người không ưa thích, nhưng xem xét và che chở thì sẽ khiến cho thọ nhan vững chắc, rồi làm cho họ không xâm phạm Pháp Sư, không tạo quấy nhiễu.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên đế Thích, Phạm Thiên Nhẫn Tích, bốn đại Thiên Vương: Lành thay, lành thay! Chư nhân giả! Chư vị mới là những người nham ủng hộ Pháp Sư. Chư nhân giả đã hiểu rõ chí nguyện rồi nên có thể ủng hộ Pháp Sư, đó chính là ủng hộ chánh pháp. Đã ủng hộ chánh pháp tức là ủng hộ tất cả chúng sinh.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Hiền giả A Nan: Ông hãy nhận Kinh Điển Bảo Nữ sở vấn chánh pháp này, thọ trì, đọc tụng vì người khác giảng nói.
Giả sử Bồ Tát ở trong trăm ngàn kiếp hành bố thí, nhẫn nhục và có Bồ Tát nắm giữ Kinh pháp này, miệng đọc tụng, vì người khác diễn nói, kiến lập đại bi, muốn độ chúng sinh, đầy đủ đại từ, tư duy Kinh pháp, trụ nơi nhẫn nhục thì phước đức của vị này đạt được hơn phước đức vị trước và nhanh chóng quay về đại thừa.
Hiền giả A Nan bạch Thế Tôn: Con sẽ phụng thọ Kinh này.
Cúi xin Đại Thánh cho biết Kinh pháp này tên là gì và phụng hành như thế nào?
Phật bảo Hiền giả A Nan: Kinh pháp này tên là Môn Phẩm Thông Tỏ Thấu Đạt Về Nghĩa Luật Nói Chân Đế, hãy theo đấy mà thọ trì! Lại có tên là Thuyết Giảng Về Vô Lượng Công Đức Nơi Việc Phát Tâm, hãy nên thọ trì!
Như Lai phân biệt các tướng mười lực, bốn điều không sợ, mười tám pháp bất cộng Chư Phật, ngay khi ấy, các Bồ Tát tu theo pháp hạnh, nói về ấn không thoái chuyển luân, giảng diễn Đại Thừa, phụng trì pháp ấy và những vị có mặt trong pháp hội khi Bảo Nữ thưa hỏi cũng đều phụng trì.
Này Hiền giả A Nan! Nếu ông phụng trì phẩm pháp môn này, vì người giảng nói thì sẽ đạt được vô lượng công đức và ánh sáng pháp của các pháp, tức là vì chúng sinh mà kiến lập Phật Sự.
Vì sao?
Vì đó là pháp cứu cánh của Chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai và hiện tại.
Phật nói như thế rồi, Bảo Nữ, Hiền giả A Nan, tất cả Chúng Hội, Chư Thiên Dân Chúng, A Tu Luân, người nơi thế gian nghe Kinh, ai cũng hoan hỷ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Thập địa - Phẩm Bảy - Phẩm địa Viễn Hành
Phật Thuyết Kinh Quán Phật Tam Muội Hải - Phẩm Mười - Niệm Bảy đức Phật
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Tám Mươi Ba - Phẩm Vô Sự
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Tinh Tấn Ba La Mật đa - Tập Mười