Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Bốn Mươi Bốn - Phẩm Khắp Ca Ngợi Trăm Ba La Mật
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT
KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẨM BỐN MƯƠI BỐN
PHẨM KHẮP CA NGỢI TRĂM BA LA MẬT
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Đức Thế Tôn!
Vô biên Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì như hư không vô biên vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bình đẳng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các pháp bình đẳng vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Ly Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì rốt ráo rỗng không vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất hoại Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Không bỉ ngạn Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì không danh, không thân vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Không đại chủng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì thở ra, thở vào bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất khả thuyết Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì giác quán bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô danh Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất khứ Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất lai vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Không di chuyển Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp không thể nép phục vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tận Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp rốt ráo tận vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất sanh Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất diệt vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất diệt Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất sanh vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô tác Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tác giả bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô tri Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tri giả bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất đáo Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì sanh tử bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất thất Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp chẳng mất vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Mộng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì nhẫn đến những sự thấy trong mộng đều bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Hưởng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì người nghe tiếng bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Ảnh Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì bóng mặt trong gương bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Dương diệm Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì dòng nước bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Ảo Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì sự ảo thuật bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất cấu Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các phiền não bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô tịnh Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các phiền não hư dối vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất ô Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì xứ sở bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất Hý luận Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả hý luận phá hoại vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất niệm Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả niệm phá hoại vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất động Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì pháp tánh thường trụ vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô nhiễm Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì biết tất cả pháp vọng giải vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất khởi Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp vô phân biệt vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tịch diệt Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp tướng bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô dục Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì dục bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô sân Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì sân khuể bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô Si Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vô minh hắc ám dứt diệt vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô phiền não Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì phân biệt ức tưởng hư vọng vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô chúng sanh Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì chúng sanh vô sở hữu vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô đoạn Ba la mật là Bát Nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các pháp chẳng sanh khởi vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô nhị biên Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì không nhị biên vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất phá Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp chẳng rời lìa nhau vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất thủ Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vượt hơn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bất phân biệt Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các vọng tưởng bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô lượng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các pháp hạn lượng bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Hư không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp vô sở hữu vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô thường Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô tướng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp chẳng sanh vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Nội không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì nội pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Ngoại không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì ngoại pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Nội ngoại không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì nội ngoại pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Không không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì pháp không không bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Đại không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Đệ nhất nghĩa không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Niết Bàn bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Hữu vi không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì pháp hữu vi bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô vi không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì pháp vô vi bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tất cánh không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các pháp rốt ráo bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô thỉ không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì các pháp vô thỉ bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tánh không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tán pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tánh không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì hữu vi vô vi tánh bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Chư pháp không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô sở đắc không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vô sở hữu vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tự tướng không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vô pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Hữu pháp không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì hữu pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô pháp hữu pháp không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vô pháp và hữu pháp đều bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Niệm xứ Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì thân, thọ, tâm và pháp bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Chánh cần Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì pháp thiện và pháp bất thiện bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Như ý túc Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Bốn như ý túc bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Căn Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Ngũ Căn bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Lực Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Ngũ Lực bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Giác Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Thất giác phần bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Đạo Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Bát Thánh Đạo Phần bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô tác Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vô tác bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Không Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì không tướng bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô tướng Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tướng tịch diệt bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bội xả Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì bất bội xả bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Định Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì cửu thứ đệ định bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Đàn Na Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì xan tham bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Thi La Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì phá giới bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Sằn Đề Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì nhẫn và chẳng nhẫn đều bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tỳ Lê Gia Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì giải đãi và tinh tấn đều bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Thiền Na Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì định và loạn đều Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bát nhã Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì ngu si và trí huệ đều bất khả đắc vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Thập lực Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp chẳng thể khuất phục vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tứ Vô Sở Úy Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì Đạo chủng trí chẳng mất vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Vô ngại trí Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả pháp không chướng, không ngại vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Phật Pháp Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì vượt hơn tất cả pháp vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Như thiệt thuyết Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tất cả lời nói đều như thiệt vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Tự nhiên Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì tự tại trong tất cả pháp vậy.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: Phật Ba la mật là bát nhã Ba la mật?
Đức Phật nói: Vì biến nhất thiết chủng trí vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Nước Dụ
Phật Thuyết Kinh Nói Về Mười Hai Phẩm Sinh Tử
Phật Thuyết Kinh úc Ca La Việt Vấn Bồ Tát Hành - Phẩm Tám - Phẩm ở Nơi Vắng Vẻ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Công đức Nhiễu Quanh Tháp Phật Vòng Theo Bên Phải
Phật Thuyết Kinh Nhân Quả Trong đời Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần Bốn