Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Thừa đại Thừa
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT
KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẨM MƯỜI SÁU
PHẨM THỪA đại thừa
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa?
Ngài Phú Lâu Na nói: Lúc thật hành bát nhã Ba la mật, Đại Bồ Tát ngồi Đàn Na Ba la mật nhẫn đến ngồi bát nhã Ba la mật, cũng chẳng thấy có Đàn Na nhẫn đến chẳng thấy có bát nhã, cũng chẳng thấy có Bồ Tát, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi sáu Ba la mật, cũng gọi là ngồi đại thừa.
Lại này Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nhất tâm đúng với nhất thiết trí mà tu tứ niệm xứ nhẫn đến tu mười tám pháp bất cộng, vì pháp không, nên cũng bất khả đắc. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa.
Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nghĩ rằng Bồ Tát chỉ có danh tự vì chúng sanh bất khả đắc vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa. Đại Bồ Tát nghĩ rằng sắc đến thức nhãn đến ý, sắc đến chấp, nhãn giới đến ý thức giới đều chỉ có danh tự, vì đều bất khả đắc vậy.
Lại nghĩ rằng tứ niệm xứ đến bát Thánh đạo phần, nội không đến vô pháp hữu pháp không đến mười tám pháp bất cộng đều chỉ có danh tự vì đều bất khả đắc vậy.
Lại nghĩ rằng pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp vị, thiệt tế đều chỉ có danh tự vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng Vô Thượng Bồ Đề và Phật chỉ có danh tự vì bất khả đắc vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa.
Lại này Ngài Xá Lợi Phất! Từ khi sơ phát tâm, Đại Bồ Tát đầy đủ thần thông thành tựu chúng sanh, từ một Quốc Độ đến một Quốc Độ, Đại Bồ Tát cúng dường kính trọng tán thán Chư Phật, nghe Chư Phật dạy pháp đại thừa. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa.
Đại Bồ Tát từ một Phật Quốc đến một Phật Quốc để thanh tịnh Quốc Độ, thành tựu chúng sanh, trọn không có cảm tưởng Phật Quốc, cũng không có cảm tưởng chúng sanh.
Bồ Tát này an trụ trong pháp bất nhị, vì chúng sanh mà thọ thân, tùy chỗ đáng được độ mà tự hiện thân hình để thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Như vậy mãi đến nhất thiết chủng trí vẫn không rời đại thừa. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa.
Ngồi đại thừa này, Đại Bồ Tát được nhất thiết chủng trí chuyển pháp luân mà Thanh Văn, Bích Chi Phật và Thiên Long Bát Bộ đến tất cả người thế gian không thể chuyển được.
Bấy giờ Chư Phật mười phương đều hoan hỉ xưng danh hiệu để ca ngợi rằng phương đó, Quốc Độ đó có Đại Bồ Tát ngồi đại thừa được nhất thiết chủng trí chuyển pháp luân. Đây gọi là Đại Bồ Tát ngồi đại thừa.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Thanh Tịnh
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn - Phẩm Mười Chín - Phẩm Như Lai Gia Trì
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Khổ
Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Tập Yếu - Phẩm Ba - Nhàm Chán Thân