Phật Thuyết Kinh Bổn Sự - Phẩm Một - Phẩm Pháp Một - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH BỔN SỰ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Huyền Trang, Đời Đường  

PHẨM MỘT

PHẨM PHÁP MỘT  

PHẦN HAI  

Các Tỳ Kheo nên biết! Trong đời có một pháp, nếu tu theo phép lành, tu nhiều việc lành, nhiếp trì hai phần làm cho viên mãn, sẽ hiện lợi lạc làm cho viên mãn.

Cho đến về sau cũng được lợi lạc viên mãn hay thành pháp chánh, lợi ích an lạc. Hay thành pháp sau, lợi ích an lạc, hay thành cho bây giờ và vị lai sự lợi ích an lạc.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là tu theo các thiện pháp, tu chẳng buông lung, vì vậy cho nên, nếu có kẻ trong khi tu hành thiện pháp mà chẳng phóng dật, hay tu phép lành, tu tập phép lành, lại hay nhiếp trì hai loại lợi lạc làm cho đến được chỗ viên mãn. Nói rộng ra cho đến hay thành hiện tại vị lai sự lợi ích an lạc. Đó tên là một pháp.

Nếu tu phép lành hay tu các pháp, nhiếp trì hai việc.

Nói rộng cho đến hay thành, hiện tại vị lai lợi ích an lạc.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Được nghe bởi nhiều người

Hay bỏ sự tham tiền

Khuyên tu chẳng buông lung

Chứng thường lạc Niết Bàn

Người trí chẳng phóng dật

Hay gìn giữ hai điều

Là pháp nay cùng sau

Bây giờ đến viên mãn

Các việc lành hay thành

Giờ và sau đều lợi

Trước sau thành Hiền Thánh

Tất cả xưng người trí.

Sâu vào Kinh trước Uẩn Đà Nam đã viết:

Che đậy tâm nhiều kiếp

Nghiệp và ý đi trước

Phá Tăng và hòa Tăng

Lìa khinh chẳng phóng dật.

Ta từ Đức Thế Tôn nghe được như thế này.

Này các Tỳ Kheo phải nên biết.

Nếu các loài hữu tình đoạn lìa một pháp ta chứng cho kia được quả chẳng lui.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là lìa tham, cho nên phải biết tất cả các loài hữu tình do tham nhiễm mà có, luôn luôn qua lại, đọa vào ác thú, thọ sanh khổ não.

Nếu hay đoạn diệt như pháp thế này, ta chứng cho kia được quả bất thối cũng chẳng trở lại.

Sanh vào thế gian này, ta nay lại nói: Nếu có loài hữu tình vĩnh viễn đoạn lìa một pháp, ta chứng cho kia được quả chẳng lùi.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu nhiếp nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do tham lam ô nhiễm

Qua lại nơi ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết chân chánh

Xa rời tham lam này

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh lại đời này

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình, xa lìa một pháp, ta chứng cho kẻ kia được quả chẳng lui.

Thế nào là một pháp?

Đó là sân hận.

Do vậy phải biết tất cả các loài hữu tình, do tham nhiễm mà ra vậy. Luôn luôn tới lui, đọa vào các ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa. Đó là một pháp. Ta chứng cho kẻ kia được quả Bất Hoàn, chẳng trở lại nữa sanh vào thế gian, cho nên ta nói nếu loài hữu tình xa lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do sân mà ô nhiễm

Qua lại nơi ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay nghe biết rõ

Xa lìa khỏi sân này

Chắc được quả chẳng lùi

Chẳng sanh ra nơi này.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả chẳng lùi.

Pháp ấy là gì?

Nghĩa là si vậy, mà các loài hữu tình do si nhiễm ô, luôn luôn bị lui tới đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay đoạn lìa, như một pháp này, ta chứng cho người đó được quả Bất Hoàn sanh vào thế gian.

Cho nên ta nói: Nếu các hữu tình xa lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do si mà ô nhiễm

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Xa lìa ngu si vậy

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh vào thế gian

Ta từ Đức Thế Tôn nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự chứa nhóm. Cho nên tất cả các loài hữu tình do chứa nhóm mà nhiễm ô, luôn luôn qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa như vậy một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Chẳng trở lại nữa để sanh vào thế gian này. Do vậy ta nói, nếu các loài hữu tình, xa lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem chúng hữu tình

Do chứa nhóm ô nhiễm

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Kẻ xa lìa chứa nhóm

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh lại thế gian.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có các loài hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là lo rầu. Cho nên tất cả các loài hữu tình, do lo rầu ô nhiễm nên luôn luôn phải qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa như thế một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn chẳng trở lại nữa, sanh vào Thế Giới này.

Cho nên ta nói: Các loài hữu tình, đoạn lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các chúng sanh

Do phiền não nhiễm ô

Qua lại đọa đường ác

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Xa lìa phiền não thảy

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh lại đời này.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có các loài hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là giận hờn. Cho nên tất cả loài hữu tình do giận hờn bị nhiễm ô, luôn luôn qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay đoạn lìa, như vậy một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn, chẳng trở lại nữa sanh vào thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu loài hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do giận hờn ô nhiễm

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Vĩnh viễn xa giận hờn

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh lại thế gian

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Nấy các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là oán giận. Cho nên tất cả các loài hữu tình do oán giận nhiễm ô đời đời qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa như vậy một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn, chẳng trở lại nữa sanh lại đời này. Cho nên ta nói nếu các hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do oán giận nhiễm ô

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay rõ điều này

Vĩnh viễn xa oán giận

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh lại thế gian.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các hữu tình xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự ghen ghét. Nghĩa là tất cả loài hữu tình do sự ghen ghét nhiễm ô nên luôn luôn phải qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ của sanh tử. Nếu hay đoạn trừ. Đó gọi là một pháp. Ta chứng cho họ được quả bất thối, chẳng hề trở lại ở thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu các loài hữu tình đoạn trừ một pháp thì ta chứng cho họ được quả bất thối.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do ghen ghét nhiễm ô

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết chân chánh

Đoạn lìa ghen ghét này

Nhất định được bất thối

Chẳng sanh ở thế gian

Ta từ Đức Thế Tôn nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình đoạn trừ một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối.

Những gì là một pháp?

Đó là sự keo kiệt. Cho nên tất cả loài hữu tình do sự keo kiệt làm nhiễm ô, luôn luôn phải lui tới đọa vào nơi ác thú thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa. Đó là một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn chẳng trở lại nữa trong sanh tử thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu có hữu tình, xa rời một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do keo kiệt nhiễm ô

Tới lui đọa đường ác

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều đó

Xa rời sự keo kiệt

Nhất định chẳng trở lại

Sanh vào thế gian này.

Ta từ Đức Thế Tôn đã nghe như thế này: Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình đoạn lìa một pháp ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự ham thích. Cho nên tất cả làm cho loài hữu tình do sự ham thích làm nhiễm ô mà luôn luôn quả lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa. Đó là một pháp, ta chứng cho họ được qua Bất Hoàn sanh trong thế gian.

Cho nên ta nói: Nếu chúng hữu tình đoạn lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Phật sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do ham thích nhiễm ô

Tới lui đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay rõ điều này

Đoạn lìa sự ham thích

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh thế gian nữa.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình đoạn lìa một pháp ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự khinh thường. Cho nên tất cả các loài hữu tình do bị nhiễm ô bởi sự khinh thường. Nên luôn luôn phải qua lại đọa vào ác thú thọ khổ sanh tử. Nếu hay dứt trừ. Đó là một pháp.

Ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn, chẳng trở lại nữa sanh vào thế gian.

Cho nên ta nói: Nếu loài hữu tình xa lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do khinh thường nhiễm ô

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Xa lìa sự khinh thường

Nhất định không trở lại

Sanh ra ở thế gian

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình đoạn trừ được một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự di hại. Cho nên tất cả loài hữu tình do sự di hại nhiễm ô nên phải luôn luôn quả lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay xa lìa như vậy một pháp, ta chứng cho họ được qua Bất Hoàn, chẳng trở lại nữa trong thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu loài hữu tình xa lìa một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do di hại nhiễm ô

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Xa rời sự di hại

Chứng được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh thế gian này.

Sâu vào Kinh trước Uẩn Đà Nam nói:

Tham dục cùng sân si

Chứa nhóm sầu não giận

Ghen ghét, keo kiệt, ưa

Khinh thường, mạn di hại.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có loài hữu tình hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự niệm Phật. Cho nên tất cả loài hữu tình do chẳng niệm Phật mà luôn luôn qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu thường hay niệm Phật, một pháp như thế, ta chứng cho họ được quả bất thối, chẳng sanh trở lại ở thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu các hữu tình hay niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Bởi do chẳng niệm Phật

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết như thế

Kẻ thường hay niệm Phật

Nhất định chẳng trở lui

Chẳng sanh Thế Giới này.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có loài hữu tình hằng nhớ một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự nhớ nghĩ đến pháp. Cho nên tất cả loài hữu tình do chẳng niệm pháp nên phải luôn luôn qua lại, đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay thường niệm như thế một pháp, ta chứng cho họ chẳng trở lại sanh tử trong thế gian này nữa.

Cho nên ta nói: Nếu các hữu tình hay niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng hay niệm pháp

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết việc này

Thường siêng năng niệm pháp

Sẽ được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh thế gian này.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có loài hữu tình thường hay niệm một pháp, ta sẽ chứng cho họ được quả chẳng thối lui.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự nhớ nghĩ về Thánh Chúng. Cho nên tất cả các loài hữu tình do chẳng nhớ nghĩ đến Thánh Chúng. Nên phải luôn luôn qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu thường hay niệm, đó là một pháp. Ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn, chẳng sanh trở lại ở thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu có hữu tình hay niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng niệm Thánh Chúng

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết đầy đủ

Thường niệm đến Thánh Chúng

Sẽ được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh thế gian này

Ta từ Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có loài hữu tình thường niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự nhớ nghĩ đến giới. Cho nên tất cả loài hữu tình do chẳng niệm giới luôn luôn qua lại, đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay thường niệm như thế một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối, chẳng trở lại sanh tử trong cõi nhân gian này.

Cho nên ta nói: Nếu có loài hữu tình hay niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng niệm đến giới

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết rõ ràng

Thường hay niệm đến giới

Chắc được quả Bất Hoàn

Chẳng sanh lại Thế Giới

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết. Nếu có loài hữu tình hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho kẻ kia sẽ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Nghĩa là nhớ nghĩ đến sự bố thí. Cho nên tất cả các loài hữu tình do chẳng nhớ nghĩ đến sự bố thí nên phải luôn luôn qua lại, đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay thường nhớ nghĩ về một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối. Chẳng trở lại nữa trong cảnh của thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu các loài hữu tình hay niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng nghĩ đến thí

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Thường nghĩ đến bố thí

Chứng được quả bất thối

Chẳng trở lại thế gian

Ta nghe từ Đức Thế Tôn nói lời như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình thường niệm đến một pháp, ta chứng cho kẻ kia được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là nhớ nghĩ đến Chư Thiên. Cho nên tất cả các loài hữu tình do chẳng niệm đến Chư Thiên, luôn luôn qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử.

Nếu hay thường niệm một pháp như thế, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn, chẳng tới lui nữa để sanh vào Thế Giới này.

Do vậy ta nói: Nếu có chúng hữu tình thường hay niệm đến một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem loài hữu tình

Do chẳng niệm Chư Thiên

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết rõ ràng

Thường niệm đến Chư Thiên

Sẽ chứng quả bất thối

Chẳng sanh lại thế gian

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu chúng hữu tình thường nhớ đến một pháp, ta chứng cho họ quả bất thối.

Thế nào là một pháp?

Đó là nhớ đến sự nghỉ ngơi. Cho nên tất cả loài hữu tình do chẳng nhớ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, luôn luôn qua lại, đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử.

Nếu hay thường niệm đến một pháp như thế, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn, chẳng trở lại nữa để sanh vào thế gian này.

Do vậy ta nói: Nếu các loài hữu tình thường niệm một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng niệm nghỉ ngơi

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết rõ ràng

Thường nhớ đến nghỉ ngơi

Chứng được quả bất thối

Chẳng sanh thế gian này

Ta nghe từ Thế Tôn nói như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có các hữu tình hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Thế nào là một pháp?

Đó là nhớ nghĩ đến sự an lạc. Cho nên tất cả các loài hữu tình do chẳng nhớ nghĩ đến sự an lạc. Nên phải luôn luôn qua lại đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu thường hay nhớ nghĩ đến một pháp, ta chứng cho họ được qua chẳng trở lại, chẳng sanh vào thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu các loài hữu tình thường hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho người đó được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng nhớ an lạc

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết điều này

Thường niệm đến an lạc

Quyết định chẳng trở lại

Sanh vào thế gian này.

Ta từ Thế Tôn nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các hữu tình hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho họ được quả chẳng lùi.

Thế nào là một pháp?

Đó là sự nhớ nghĩ về thân thể. Cho nên tất cả chúng hữu tình do chẳng nhớ nghĩ đến thân nên phải luôn luôn qua lại, đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay thường nhớ nghĩ đến một pháp như thế, ta chứng cho họ được quả chẳng lùi, chẳng phải sanh lại trong thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu các hữu tình hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho họ được quả bất thối.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ta xem các hữu tình

Do chẳng nghĩ đến thân

Qua lại đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết như thế

Hay nghĩ đến thân thể

Chắc được quả chẳng lùi

Chẳng sanh thế gian này

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.

Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu các loài hữu tình hay nhớ đến một pháp, ta chứng cho họ được quả chẳng trở lại.

Như thế nào là một pháp?

Đó là nhớ nghĩ đến sự chết. Cho nên tất cả các loài hữu tình do chẳng nhớ nghĩ đến sự chết nên phải luôn luôn trở lại, đọa vào ác thú, thọ khổ sanh tử. Nếu hay thường nhớ nghĩ đến một pháp như thế, ta chứng cho họ được quả chẳng lùi, chẳng phải sanh lại ở thế gian này.

Cho nên ta nói: Nếu các hữu tình hay nhớ một pháp, ta chứng cho họ được quả Bất Hoàn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Ta thấy các hữu tình

Do chẳng nghĩ đến chết

Lui tới đọa ác thú

Thọ sanh tử luân hồi

Nếu hay biết như thế

Luôn nhớ đến sanh tử

Chắc được quả chẳng lùi

Lại chẳng sanh thế gian.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần