Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Sáu - Pháp Hội Bồ Tát Kiến Thiệt - Phẩm Thứ nhất - Phẩm Tự - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ MƯỜI SÁU

PHÁP HỘI BỒ TÁT KIẾN THIỆT  

PHẨM THỨ NHẤT

PHẨM TỰ  

PHẦN MỘT  

Như vậy tôi nghe, một lúc Đức Phật ở tại nước Ca Tỳ La Vệ rừng Ni Cư Đà, cùng với chúng Đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội.

Tên các Ngài là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Gia Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, tất cả đều là đại A La Hán các lậu đã hết không còn phiền não, tâm tự tại, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát, như đại Long tượng.

Chỗ làm đã xong, đều bỏ gánh nặng đến được tự lợi hết các kiết sử ở trong chánh giáo tâm được thiện giải, nơi tất cả pháp tâm không chỗ ngại, đến nơi bờ kia, tự được giải thoát và giải thoát quyến thuộc, tự được điều phục và điều phục kiến thuộc, tự được tịch định và tịch định quyến thuộc.

Tự được độ thoát và độ thoát quyến thuộc, tự đến bờ kia và làm quyến thuộc đến bờ, tự đến lục địa và làm quyến thuộc đến lục địa, tự được an ổn và an ổn quyến thuộc, tự được tịch diệt và tịch diệt quyến thuộc, tự phá phiền não và phá phiền não cho quyến thuộc.

Tự được Sa Môn và Sa Môn quyến thuộc, tự được dứt ác và dứt ác quyến thuộc, tự được Bà La Môn và Bà La Môn quyến thuộc, tự trừ ác pháp và trừ ác pháp quyến thuộc, tự biết rõ các pháp và làm quyến thuộc biết rõ, tự mình đắc độ và hay đắc độ quyến thuộc.

Tự đủ các đức và làm quyến thuộc đủ các đức, tự không phiền não và làm không phiền não cho quyến thuộc, tự lìa năm chi và làm quyến thuộc lìa năm chi, tự được lìa chướng và làm quyến thuộc lìa chướng, tự được tịnh ý và làm quyến thuộc được tịnh ý.

Tự được lục thông và làm quyến thuộc đủ lục thông, tự lìa ghét yêu giải thoát và làm quyến thuộc lìa ghét yêu giải thoát, tự thủ hộ nhất tâm và làm quyến thuộc thủ hộ nhất tâm, tự niệm môn cụ túc và làm quyến thuộc niệm môn cụ túc, tự y tứ y và làm quyến thuộc y tứ y.

Tự rời lìa các kiến chấp và làm cho quyến thuộc lìa kiến chấp, tự bỏ các hi vọng và làm cho quyến thuộc bỏ hi vọng, tự được tận hành và làm cho quyến thuộc tận hành, tự được sự việc xong và làm cho quyến thuộc sự việc xong, tự tu và làm cho quyến thuộc tự tu.

Tự không trược niệm và làm cho quyến thuộc không trược niệm, tự đoạn dứt hữu giác và làm cho quyến thuộc đoạn hữu giác, tự nương thân hành và làm cho quyến thuộc nương thân hành, tự được thích bất động và làm cho quyến thuộc thích bất động.

Tự tâm thiện giải thoát và làm cho quyến thuộc tâm thiện giải thoát, tự huệ thiện giải thoát và làm cho quyến thuộc huệ thiện giải thoát, tự được Hiền Thánh và làm cho quyến thuộc được Hiền Thánh, các bậc như vậy được rời lìa nhánh lá trù bỏ da thừa, chỉ có tâm thiệt an trú mà an trụ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn vào lúc cuối đêm ngồi ngoài đất trống, Chúng Tỳ Kheo vây quanh bốn mặt.

Đức Thế Tôn quan sát Chúng Tỳ Kheo rồi bảo rằng: Các ông dò tìm một người có thể đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương.

Huệ Mạng A Nhã Kiều Trần Như đứng dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay tác lễ rồi bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương được chăng?

Đức Phật nói: Thôi, này Kiều Trần Như! Nay ông đầy đủ đức của bậc Đại Sư chẳng nên đến đó.

Các Ngài Huệ Mạng Bà Sáp Mô, Gia Du Đà, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên đều lần lượt bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương.

Đức Phật nói: Thôi, các ông đều đầy đủ pháp tôn trọng của bậc Đại Sư chẳng nên đến đó giáo hóa.

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên tự nghĩ nay Đức Thế Tôn muốn ai đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương?

Nghĩ xong liền nhập như thiệt tam muội, dùng sức tam muội trang nghiêm tâm mình liền thấy được ý của Phật muốn Huệ Mạng Ca Lưu Đà Di đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương.

Ví như trong cửa sổ lầu gác nhiều từng, ánh sáng mặt nhật chiếu vào vách phía Tây, Đại Mục Kiền Liên thấy tâm của Phật chuyên ở Ca Lưu Đà Di muốn bảo đi giáo hóa Phụ Vương cũng như vậy.

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên xuất định đến chỗ Tôn Giả Ca Lưu Đà Di mà nói rằng: Tâm niệm của Thế Tôn biết Ngài có thể giáo hóa Tịnh Phạn Vương, nay Ngài phát đại dũng mãnh mau đến giáo hóa.

Tôn Giả Ca Lưu Đà Di nói: hứ dân còn khó giáo hóa huống là Quốc Vương.

Tại sao?

Đại Vương dòng Sát Lợi Quán Đảnh có sức tự tại khó giáo hóa được. Ví như chứa hợp củi khô hoặc hai năm ba năm đến ngàn năm, củi tích chứa lâu năm như vậy rất là khô ráo, bấy giờ có người phóng hỏa đốt thành ngọn lửa lớn.

Thưa Ngài Đại Mục Kiền Liên! Khối lửa ấy chừng có lớn chăng?

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên nói: Rất lớn.

Tôn Giả Ca Lưu Đà Di nói: Nếu lại có người đem vô lượng dầu tô tưới vào, khối lửa ấy có thêm thạnh chăng?

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên nói: Càng thạnh hơn gấp bội.

Tôn Giả Ca Lưu Đà Di nói: Có thể đến gần khối lửa ấy chăng?

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên nói: Khó gần được.

Tôn Giả Ca Lưu Đà Di nói: Đại Vương dòng Sát Lợi Quán Đảnh ấy, khó có thể giáo hóa, khó đến gần cũng như vậy.

Thưa Ngài Đại Mục Kiền Liên! Ví như ngà của voi cuồng có nên đụng chạm được chăng?

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên nói: Chẳng nên đụng chạm.

Tôn Giả Ca Lưu Đà Di nói: Đại Vương dòng Sát Lợi Quán Đảnh khó giáo hóa được cũng như vậy.

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên nói: Đức Thế Tôn tâm niệm biết Ngài có khả năng đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương vậy.

Tôn Giả Ca Lưu Đà Di nói: Có thiệt Đức Thế Tôn nghĩ rằng tôi có khả năng đến giáo hóa Tịnh Phạn Vương chăng?

Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên nói: Đức Thế Tôn thiệt nghĩ đến Ngài cho rằng Ngài có khả năng giáo hóa được Phụ Vương.

Bấy Giờ Đức Thế Tôn bảo Ca Lưu Đà Di rằng: Ông nên vào thành giáo hóa Phụ Vương. Chỉ có Phật và ông là có thể giáo hóa được Tịnh Phạn Vương thôi.

Này Ca Lưu Đà Di! Trong hàng Thanh Văn đệ tử Phật, ông là người có khả năng đệ nhất về việc giáo hóa các ấp tụ lạc.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần