Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Ba Mươi - Phẩm So Sánh Công đức - Phần Bốn Mươi Mốt
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BA MƯƠI
PHẨM SO SÁNH CÔNG ĐỨC
PHẦN BỐN MƯƠI MỐT
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với bố thí cho đến tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng.
Pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp tự tánh không, pháp không không tánh tự tánh kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được hiển hiện, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn, cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí, đối với chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không.
Cảnh giới bất tư nghì kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được hiển hiện, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được hiển hiện, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo kia, là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo là chỗ nương tựa.
Là nơi có thể phát triển khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng.
Nên bát nhã Ba la mật đa này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam Ma Địa là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam ma địa là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với hạnh đại Bồ Tát kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với hạnh đại Bồ Tát kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Này Khánh Hỷ! Nên biết, thí như đại địa lấy hạt giống rải trên đó, nếu các duyên hòa hợp thì được sanh trưởng. Nên biết, đại địa đối với hạt giống sanh trưởng, là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển.
Như vậy, bát nhã Ba la mật đa và nơi hồi hướng trí nhất thiết trí đối với quả vị giác ngộ cao tột kia là chỗ nương tựa, là nơi có thể phát triển, khiến được sanh trưởng, nên bát nhã Ba la mật đa này đối với quả vị giác ngộ cao tột kia là pháp tôn quý, là pháp hướng dẫn. Cho nên ta chỉ xưng tán rộng rãi bát nhã Ba la mật đa.
Lúc bấy giờ, Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nay đây Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả công đức của bát nhã Ba la mật đa này, nói còn chưa hết.
Vì sao?
Vì bát nhã Ba la mật đa mà con đã lãnh thọ từ Thế Tôn, với công đức rộng sâu, không bờ bến. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi thì công đức có được cũng không bờ bến.
Nếu có người sao chép bát nhã Ba la mật đa này rồi dùng các thứ trang trí cho đẹp, lại dùng vô lượng tràng hoa, các loại hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, tất cả vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì công đức có được cũng không bờ bến.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bà rộng rãi thì do đó mới có Mười Thiện Nghiệp Đạo xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc, năm thần thông v.v… xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa xuất hiện thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo.
Pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp tự tánh không, pháp không không tánh tự tánh xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có năm loại mắt, sáu phép thần thông xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam ma địa xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có dòng dõi lớn Sát đế lợi, dòng dõi lớn Bà La Môn, dòng dõi lớn Trưởng Giả, dòng dõi lớn Cư Sĩ xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có chúng Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ.
Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc Cứu Cánh xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Trời Không Vô Biên Xứ, Xời Thức Vô Biên Xứ, Trời Vô Sở Hữu Xứ, Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Dự lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán và Dự Lưu Hướng, Dự ;ưu Quả, Nhất Lai Hướng, Nhất Lai Quả, Bất Hoàn Hướng, Bất Qoàn Quả, A La Lán Hướng, A La Hán quả xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có Độc Giác và quả vị Độc Giác xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu Học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có đại Bồ Tát và hạnh đại Bồ Tát xuất hiện ở thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì do đó mới có tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và quả vị giác ngộ cao tột xuất hiện ở thế gian.
Lúc bấy giờ, Phật Bảo Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Ta chẳng nói bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này mà chỉ có nói công đức như trước.
Vì sao?
Vì Bát nhã Ba la mật đa như thế đầy đủ vô biên công đức thù thắng.
Này Kiều Thi Ca! Ta cũng chẳng nói đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi và thường sao chép, trang trí đẹp đẽ.
Lại dùng vô lượng tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lộng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết tất cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… chỉ có được công đức như trước đã nói.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ.
Lại dùng vô lượng tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết tất cả vật sở hữu cung kính cúng dường.
Tôn trọng ngợi khen thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy thành tựu vô lượng giới uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng định uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng tuệ uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng giải thoát uẩn thù thắng, thành tựu vô lượng giải thoát tri kiến uẩn thù thắng.
Này Kiều Thi Ca! Nên biết, thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy như Phật.
Vì sao?
Vì đã quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy vượt qua bậc Thanh Văn và Độc Giác.
Vì sao?
Vì đã cởi bỏ tất cả tâm hạ liệt của Thanh Văn, Độc Giác.
Này Kiều Thi Ca! Tất cả sự thành tựu về giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của Thanh Văn, Độc Giác đối với sự thành tựu về giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… này thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, ức phần chẳng bằng một.
Trăm ức phần chẳng bằng một, ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức phần chẳng bằng một, trăm ngàn ức ức phần chẳng bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ cho đến phần cực số cũng chẳng bằng một.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy vượt qua tất cả tâm tưởng hạ liệt của Thanh Văn, Độc Giác, đối với các pháp của Thanh Văn, Độc Giác Thừa chẳng bao giờ khen ngợi, đối với tất cả pháp, không pháp nào là không biết, nghĩa là có khả năng biết đúng đắn rằng tất cả là không sở hữu.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ.
Rồi dùng vô lượng tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, ta nói, có được vô lượng vô biên công đức thù thắng trong hiện tại và vị lai.
Khi ấy, Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép.
Dùng các vật báu trang trí, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì Chư Thiên chúng con thường theo ủng hộ, chẳng để tất cả loài Nhân Phi Nhân, các thứ ác duyên nhiễu hại.
Lúc bấy giờ, Phật Bảo Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này thọ trì, đọc tụng thì khi ấy có vô lượng trăm ngàn Thiên Tử vì nghe pháp đều tập trung đến, vui mừng nhảy nhót, kính thọ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tuyên thuyết pháp tương ưng với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như vậy thì khi ấy có vô lượng Chư Thiên Tử v.v… đều tập trung đến, dùng oai lực của Chư Thiên khiến người thuyết pháp tăng thêm biện tài, nói mãi không hết.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tuyên thuyết bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như vậy thì khi ấy có vô lượng Chư Thiên Tử v.v… vì kính trọng pháp đều tập trung đến, dùng oai lực của Chư Thiên khiến người thuyết pháp biện tài không sơ hở, dù có vấn nạn, chẳng gây trở ngại.
Này Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép.
Dùng các vật báu trang trí, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, ở trong đời hiện tại có được vô biên công đức thắng lợi, các ma và quyến thuộc chẳng thể xâm phạm quấy nhiễu.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ở trong bốn chúng tuyên thuyết bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như vậy, tâm không khiếp sợ, chẳng bị tất cả vấn nạn làm khuất phục.
Vì sao?
Vì những kẻ ấy nhờ sự gia hộ của bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy. Lại trong tạng bí mật bát nhã Ba la mật đa này, đã phân biệt các pháp rộng rãi, đầy đủ, đó là hoặc pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, hoặc pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp hiện tại, hoặc pháp thuộc Dục Giới.
Pháp thuộc sắc giới, pháp thuộc Vô Sắc Giới, hoặc pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học, hoặc pháp kiến sở đoạn, pháp tu sở đoạn, pháp phi sở đoạn, hoặc pháp thế gian, pháp xuất thế gian, hoặc pháp hữu lậu, pháp vô lậu.
Hoặc pháp hữu vi, pháp vô vi, hoặc pháp hữu kiến, pháp vô kiến, hoặc pháp hữu sắc, pháp Vô Sắc, hoặc pháp cộng, pháp bất cộng, hoặc pháp Thanh Văn, hoặc pháp Độc Giác, hoặc pháp Bồ Tát, hoặc pháp Như Lai. Vô lượng trăm ngàn pháp môn như vậy, đều tóm thâu trong đó.
Lại do các thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy khéo trụ, khéo trụ pháp không nội, khéo trụ pháp không ngoại, khéo trụ pháp không nội ngoại, khéo trụ pháp không không, khéo trụ pháp không lớn, khéo trụ pháp không thắng nghĩa, khéo trụ pháp không hữu vi, khéo trụ pháp không vô vi, khéo trụ pháp không rốt ráo, khéo trụ pháp không không biên giới, khéo trụ pháp không tản mạn, khéo trụ pháp không không đổi khác.
Khéo trụ pháp không bản tánh, khéo trụ pháp không tự tướng, khéo trụ pháp không cộng tướng, khéo trụ pháp không tất cả pháp, khéo trụ pháp không chẳng thể nắm bắt được, khéo trụ pháp không không tánh, khéo trụ pháp tự tánh không, khéo trụ pháp không không tánh tự tánh, hoàn toàn chẳng thấy có người vấn nạn, cũng chẳng thấy có kẻ bị vấn nạn, cũng chẳng thấy có bát nhã Ba la mật đa được nói.
Vì vậy cho nên, này Kiều Thi Ca, thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… này do được đại oai thần lực của bát nhã Ba la mật đa hộ trì, chẳng bị khuất phục bởi những vấn nạn của người ngoại đạo.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, sao chép, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, tâm của họ chẳng kinh hoàng, chẳng sợ sệt, chẳng khiếp hãi, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng lo lắng, ăn năn.
Vì sao?
Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy chẳng thấy có pháp có thể khiến kinh hoàng, sợ sệt, khiếp hãi, chìm đắm và lo lắng, ăn năn.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được vô biên công đức thắng lợi hiện tại như vậy, thì nên đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép.
Trang trí đẹp đẽ, bằng các thứ vật báu rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy.
Vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí đẹp đẽ bằng các vật báu, rồi dùng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu cung kính cúng dường.
Tôn trọng ngợi khen thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy thường được cha mẹ, Sư Trưởng, bà con, bạn bè, trí thức, Quốc Vương, Đại Thần và các Sa Môn, Bà La Môn v.v… thương kính, cũng được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đại Bồ Tát, quả Độc Giác, A La Hán, Bất Hoàn, Nhất Lai, Dự Lưu v.v… ở vô biên Thế Giới trong mười phương nhớ nghĩ.
Lại được Chư Thiên, Ma, Phạm, nhân và phi nhân, A Tố Lạc v.v… trong thế gian thương giúp.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy thành tựu biện tài tối thắng vô đoạn.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo.
Pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp tự tánh không, pháp không không tánh tự tánh thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy an trụ chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hành tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam ma địa thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật thường không ngừng nghỉ.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy thành tựu thần thông thù thắng của đại Bồ Tát, dạo chơi các Cõi Phật tự tại vô ngại.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy chẳng bị tất cả luận thuyết ngoại đạo hàng phục, mà có khả năng hàng phục các luận thuyết của ngoại đạo.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… muốn được công đức thắng lợi không dứt không hết trong hiện tại, vị lai như thế, thì nên đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết truyền bá rộng rãi, lại nên sao chép, trang trí đẹp đẽ bằng các vật báu.
Rồi dùng vô lượng các thứ tràng hoa, các thứ hương xoa, hương bột tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… sao chép bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này, trang trí đẹp đẽ, tôn trí nơi thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì khi ấy chúng Trời Tứ Đại Vương.
Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại ở trong Thế Giới ba lần ngàn này, vị đã phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, thường đến nơi ấy, chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái, lễ bái chắp tay lui ra.
Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh.
Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả có vị đã phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, thường đến nơi ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra.
Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc Cứu Cánh trong Cõi Trời Tịnh Cư cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra.
Khi ấy, trong Thế Giới này có các Rồng, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô Lạc Già, Nhân Phi Nhân v.v… có đại oai đức cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra.
Lúc bấy giờ, chúng Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại ở vô biên Thế Giới trong mười phương có vị đã phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột thường đến nơi ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra.
Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng.
Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng quả có vị đã phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, thường đến nơi ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra.
Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc Cứu Cánh ở trong Cõi Trời Tịnh Cư cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, chấp tay lui ra.
Khi ấy, các Rồng, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô Lạc Già, Nhân Phi Nhân v.v… có đại oai đức, ở trong Thế Giới khác, cũng thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy nên nghĩ thế này: Nay có chúng Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại, Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang.
Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện hiện.
Trời Thiện kiến, Trời Sắc cứu cánh và vô lượng các Rồng, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô Lạc Già, Nhân Phi Nhân v.v… có đại oai đức ở trong Thế Giới ba lần ngàn này và vô biên Thế Giới khác trong mười phương.
thường đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng sao chép bát nhã Ba la mật đa thậm thâm của ta, rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu bên phải, lễ bái chắp tay lui ra. Đó là ta đã vì ta mà thiết bày sự bố thí pháp, nghĩ như vậy rồi, vui mừng nhảy nhót, khiến cho phước đức có được lại tăng thêm lên.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy vì được chúng Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại, Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh.
Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc cứu cánh và vô lượng các Rồng, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô Lạc Già, Nhân Phi Nhân v.v… có đại oai đức ở trong Thế Giới ba lần ngàn này và vô biên Thế Giới khác trong mười phương, thường đến nơi đó.
Đi theo ủng hộ, chẳng bị tất cả loài người chẳng phải người v.v… làm não hại, chỉ trừ nghiệp nhân ác cố định ở đời trước, ở hiện tại đã chín mùi, hoặc chuyển trọng nghiệp để đời này chịu nhẹ.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, do oai thần lực lớn của bát nhã Ba la mật đa này, mà có được các thứ công đức thắng lợi trong đời hiện tại như thế. Đó là Chư Thiên v.v… có vị đã phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, hoặc có vị quy y Phật Pháp có được sự lợi lạc thù thắng, vì kính trọng pháp nên thường đến đó, đi theo ủng hộ, tăng thêm thế lực.
Vì sao?
Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy đã phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, thường vì cứu giúp các hữu tình, thường vì thành thục các hữu tình, thường chẳng xả bỏ các hữu tình, thường vì lợi lạc các hữu tình. Chư Thiên v.v… kia cũng lại như vậy, do nhân duyên này, thường theo ủng hộ.
Khi ấy, Trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, vì sao có chúng Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại, Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh.
Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc Cứu Cánh và vô lượng các Rồng, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô Lạc Già, Nhân Phi Nhân v.v…
Đại oai đức khác ở trong Thế Giới ba lần ngàn này và vô biên Thế Giới khác trong mười phương đi đến chỗ ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa thậm thâm, đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu bên phải, hoan hỷ hộ niệm.
Lúc bấy giờ, Phật Bảo Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… nếu thấy chỗ tôn trí bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy có ánh sáng mầu nhiệm, hoặc nghe ở nơi ấy có mùi hương lạ phảng phất, hoặc tiếng thiên nhạc thì nên biết, khi ấy có Chư Thiên, Rồng v.v…
Thần lực oai đức lớn lao sung mãn, đi đến chỗ ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa thậm thâm đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu bên phải, hoan hỷ hộ niệm.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy tu hạnh thanh tịnh, nhiệm mầu, làm trang nghiêm tinh khiết nơi đó, chí tâm cúng dường bát nhã Ba la mật đa ấy, nên biết, khi ấy có Chư Thiên, Rồng v.v…
Thần lực oai đức lớn lao sung mãn, đi đến nơi đó chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa thậm thâm đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu bên phải, hoan hỷ hộ niệm.
Này Kiều Thi Ca! Do Chư Thiên, Rồng v.v… đầy đủ oai đức thần lực lớn lao sung mãn như vậy, đi đến nơi ấy, nên nơi đó có tà thần, ác quỷ đều kinh khiếp lui tránh, không dám ở lại. Do nhân duyên này, nên thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, tâm liền mở rộng, những nghiệp thiện đã tu càng thêm tăng trưởng, tất cả việc làm đều không trở ngại.
Vì vậy cho nên, Kiều Thi Ca! Nếu muốn tôn trí bát nhã Ba la mật đa này ở nơi nào, thì chung quanh nơi ấy phải dọn dẹp vật bất tịnh, quét dọn lau chùi, rải nước thơm, trải bảo tòa rồi mới tôn trí.
Xong, đốt hương, rải hoa, treo lọng, dây, trang trí xen kẻ tràng phan báu, chuông gió ở trong đó. Rồi dùng y phục, anh lạc, vàng bạc, đồ báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, vô lượng các thứ đẹp đẽ trang trí nơi đó.
Nếu thường cúng dường Bát nhã Ba la mật đa như thế thì liền có vô lượng Chư Thiên, Rồng v.v… đầy đủ oai đức thần lực lớn lao sung mãn đi đến nơi đó, chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng bát nhã Ba la mật đa thậm thâm đã được sao chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu bên phải, hoan hỷ hộ niệm.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, nếu thường cúng dường bát nhã Ba la mật đa như vậy thì thân tâm không mệt mỏi, thân tâm an lạc, thân tâm nhẹ nhàng, thân tâm điều hòa, thân tâm yên ổn, gắn chặt tâm vào bát nhã Ba la mật đa, đêm ngủ không có các ác mộng, chỉ thấy mộng lành, đó là thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thân sắc vàng đầy đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp kèm theo.
Viên mãn trang nghiêm, phóng hào quang lớn, chiếu khắp tất cả Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh trước sau, thân ở trong chúng, nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tấn Ba la mật đa, tịnh lự Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo.
Pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp tự tánh không, pháp không không tánh tự tánh.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo. Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam Ma Địa. Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng tất cả hạnh đại Bồ Tát. Nghe Phật tuyên thuyết pháp tương ưng quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tấn Ba la mật đa, tịnh lự Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới.
Pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế Đạo.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định Vô Sắc. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam Ma Địa. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng tất cả hạnh đại Bồ Tát. Lại nghe phân biệt nghĩa của pháp tương ưng quả vị giác ngộ cao tột của Chư Phật.
Hoặc ở trong mộng thấy cây Bồ Đề thân nó cao lớn, trang trí bằng các thứ báu, thấy đại Bồ Tát hướng đến cây Bồ Đề ngồi kiết già, hàng phục ma oán, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.
Lại thấy vô lượng trăm ngàn ức ức đại Bồ Tát cùng tụ hội luận thuyết các thứ pháp nghĩa, đó là nên thành thục hữu tình như vậy, nên nghiêm tịnh Cõi Phật như vậy, nên hàng phục ma quân như vậy, nên tu hạnh Bồ Tát như vậy, nên nhiếp thủ trí nhất thiết trí như vậy.
Hoặc lại mộng thấy vô lượng trăm ngàn ức ức Phật ở phương Đông, cũng nghe âm thanh, đó là Thế Giới ấy, tên Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy, biết bao trăm ngàn ức ức đại Bồ Tát, biết bao trăm ngàn ức ức đệ tử Thanh Văn, cung kính vây quanh, vì họ thuyết pháp.
Phương Nam, Tây, Bắc, bốn phía, trên dưới đều cũng như vậy. Hoặc lại mộng thấy vô lượng trăm ngàn ức ức Phật ở phương Đông nhập Niết bàn, thấy tất cả Phật nhập Niết bàn rồi, mỗi vị Phật đều có thí chủ cúng dường Xá Lợi, dùng bảy báu tuyệt diệu, xây dựng vô lượng trăm ngàn ức ức Bảo Tháp.
Lại ở nơi tất cả các Bảo Tháp đều dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, trải qua vô lượng kiếp, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn phía, trên dưới cũng lại như vậy.
Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, thấy tướng của các mộng lành như vậy, hoặc ngủ, hoặc thức thân tâm an lạc. Chư Thiên, thần v.v… cho thêm tinh lực, khiến họ tự biết thân thể nhẹ nhàng.
Do nhân duyên ấy chẳng tham nhiễm nhiều về ăn uống, thuốc men, y phục, đồ nằm, đối với bốn sự cúng dường, tâm luôn coi nhẹ. Như Du già sư nhập định thắng diệu, do sức định ấy thân tâm tươi nhuận, ra khỏi định rồi đối với các món ăn ngon, tâm luôn coi nhẹ. Việc này cũng vậy.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, do tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh Văn, Bồ Tát, Trời, Rồng, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Trà, Khẩn Nại Lạc, Mạc Hô Lạc Già, Nhân Phi Nhân v.v… những vị đầy đủ thần lực oai đức thù thắng ở trong Thế Giới ba lần ngàn này và vô biên Thế Giới khác trong mười phương, từ bi hộ niệm, dùng diệu tinh lực thầm rót vào thân tâm khiến ý chí họ dũng mãnh, thân thể họ khỏe mạnh.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… muốn được công đức đời hiện tại như vậy, thì nên phát tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, giảng giải, tuyên thuyết, sao chép, truyền bá rộng rãi.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… tuy đối với bát nhã Ba la mật đa chẳng thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, nhưng chỉ sao chép, trang trí bằng các vật báu.
Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả các vật sở hữu cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì cũng được công đức như trước đã nói.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, có khả năng làm lợi ích rộng rãi, an lạc vô lượng cho các chúng sanh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với bát nhã Ba la mật đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi, hoặc lại sao chép, trang trí bằng các vật báu.
Rồi dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả các vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, do nhân duyên này có được vô lượng phước.
Suốt cuộc đời dùng vô lượng các thứ ăn uống, y phục, đồ nằm, thuốc men, đồ dùng tuyệt diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử ở Thế Giới trong mười phương, cũng nhiều hơn người sau khi các Đức Phật và đệ tử trong mười phương nhập Niết Bàn, vì cúng dường Xá Lợi nên dùng bảy thứ báu tuyệt diệu xây dựng Bảo Tháp cao rộng, trang nghiêm đẹp đẽ.
Lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu của Cõi Trời, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, suốt cả cuộc đời, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì Chư Phật và chúng đệ tử trong mười phương đều do bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy mà xuất sanh.
Lúc bấy giờ, Phật Bảo Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Giả sử Xá Lợi của Phật đầy cả Châu Thiệm Bộ này, lấy làm một phần. Việc sao chép bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy, lấy làm một phần.
Trong hai phần này, ông chọn phần nào?
Khi ấy Trời Đế Thích liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Giả sử Xá Lợi của Phật đầy cả Châu Thiệm Bộ này lấy làm một phần. Việc sao chép bát nhã Ba la mật đa thậm thâm ấy, lại lấy làm một phần. Trong hai phần này, theo ý con thì chọn bát nhã Ba la mật đa.
Vì sao?
Vì con đối với Xá Lợi của Chư Phật chẳng phải là chẳng tín thọ, chẳng phải là chẳng ưa thích, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Nhưng Xá Lợi đều do bát nhã Ba la mật đa mà xuất sanh, đều là sự huân tu thế lực công đức của bát nhã Ba la mật đa và được tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v…
Trong thế gian dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bảo với Trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa như thế đã chẳng thể nắm bắt không sắc, không thấy, không một tướng đối đãi, gọi là vô tướng thì ông làm sao nắm bắt được!
Vì sao?
Vì Bát nhã Ba la mật đa như thế không thủ không xả, không tăng không giảm, không trụ không tán, không ích không tổn, không nhiễm không tịnh. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp Chư Phật, chẳng bỏ pháp phàm phu. Chẳng cùng pháp Bồ Tát, chẳng bỏ pháp phàm phu. Chẳng cùng pháp Độc Giác. Chẳng bỏ pháp phàm phu.
Chẳng cùng pháp Thanh Văn, chẳng bỏ pháp phàm phu. Chẳng cùng cảnh giới vô vi, chẳng bỏ cảnh giới hữu vi. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bố thí Ba la mật đa, chẳng cùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp không nội, chẳng cùng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi.
Pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng chân như, chẳng cùng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng Thánh đế khổ, chẳng cùng Thánh đế tập, diệt, đạo. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bốn tịnh lự, chẳng cùng bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tám giải thoát, chẳng cùng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bốn niệm trụ, chẳng cùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi Thánh đạo.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp môn giải thoát không, chẳng cùng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Bát nhã Ba Mật Đa như thế chẳng cùng năm loại mắt, chẳng cùng sáu phép thần thông.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng mười lực của Phật, chẳng cùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp không quên mất, chẳng cùng tánh luôn luôn xả.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng trí nhất thiết, chẳng cùng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tất cả pháp môn Đà La Ni, chẳng cùng tất cả pháp môn Tam Ma Địa. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng Dự Lưu quả, chẳng cùng Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán quả.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng quả vị Độc Giác. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng hạnh đại Bồ Tát. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, Trời Đế Thích đáp lại Xá Lợi Tử: Bạch Đại Đức! Đúng vậy! Đúng vậy!
Đúng như lời Ngài nói. Bát nhã Ba la mật đa như thế thật chẳng thể nắm bắt, không sắc, không thấy, không một tướng đối đãi, gọi là vô tướng.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như vậy không thủ không xả, không tăng không giảm, không tụ không tán, không ích không tổn, không nhiễm không tịnh.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế, chẳng cùng pháp Chư Phật, chẳng bỏ pháp phàm phu.
Chẳng cùng pháp Bồ Tát, chẳng bỏ pháp phàm phu. Chẳng cùng pháp Độc Giác, chẳng bỏ pháp phàm phu. Chẳng cùng pháp Thanh Văn, chẳng bỏ pháp phàm phu. Chẳng cùng cảnh giới vô vi, chẳng bỏ cảnh giới hữu vi.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bố thí Ba la mật đa, chẳng cùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp không nội, chẳng cùng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi.
Pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng chân như, chẳng cùng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng Thánh đế khổ, chẳng cùng Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bốn tịnh lự, chẳng cùng bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tám giải thoát, chẳng cùng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bốn niệm trụ, chẳng cùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp môn giải thoát không, chẳng cùng vô tướng, vô nguyện.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng năm loại mắt, chẳng cùng sáu phép thần thông.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng mười lực của Phật, chẳng cùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp không quên mất chẳng cùng tánh luôn luôn xả.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng trí nhất thiết, chẳng cùng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tất cả pháp môn Đà La Ni, chẳng cùng tất cả pháp môn Tam Ma Địa.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng quả Dự Lưu, chẳng cùng quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán.
Bạch Đại Đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng quả vị Độc Giác.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh ương Quật Ma La - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hê Ma Ba đê
Phật Thuyết Kinh Hiền Ngu - Phẩm Mười Năm - Phẩm Cứ đà Bố Thí Thân
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Một - Phẩm Rắn - Kinh Dhaniya
Phật Thuyết Kinh Trì Thế - Phẩm Hai - Phẩm Năm ấm - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Ba - Nhẫn Nhục độ Vô Cực - Kinh Số Năm Mươi
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát - Phẩm Bốn - Phẩm Thấy Phật