Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BA MƯƠI MỐT
PHẨM TUỲ HỶ HỒI HƯỚNG
PHẦN MỘT
Lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Di Lặc bạch Thượng tọa Thiện Hiện: Thưa Đại Đức! Nếu Đại Bồ Tát đối với tất cả hữu tình, đem công đức có được, tùy hỷ cùng làm các sự nghiệp phước đức và nếu Đại Bồ Tát dùng sự nghiệp phước đức này, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, và vì dùng vô sở đắc làm phương tiện, nên nếu sự nghiệp phước đức tùy hỷ hồi hướng của các hữu tình khác như sự nghiệp phước đức của phàm phu.
Thanh Văn, Độc Giác đó là ba sự nghiệp phước đức của thí tánh, giới tánh, tu tánh, hoặc sự nghiệp phước đức của bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, Bốn Thánh Đế, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, bốn sự hiểu biết thông suốt, sáu phép thần thông v.v… thì công đức có được do tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ Tát ấy, so với sự nghiệp phước đức của phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác kia là rất tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, là tối cao, không gì bằng, không gì hơn.
Vì sao?
Thưa Đại Đức! Vì các phàm phu tu sự nghiệp phước đức chỉ vì để cho mình được tự tại an lạc. Thanh Văn, Độc Giác tu sự nghiệp phước đức là để tự điều phục, là để được tịch tịnh, là để đắc Niết Bàn, còn công đức có được do tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ Tát, thì khắp vì sự điều phục, tịch tịnh, Bát Niết Bàn cho tất cả hữu tình.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Đại Bồ Tát Di Lặc: Thưa Đại Sĩ! Tâm tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ Tát duyên khắp vô số, vô lượng, vô biên Thế Giới trong mười phương. Trong mỗi Thế Giới có vô số, vô lượng, vô biên các Đức Phật đã nhập Niết Bàn.
Từ sơ phát tâm cho đến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, đều lần lượt như thế, sau khi nhập Vô Dư y Niết Bàn, cho đến khi giáo pháp diệt, ở khoảng giữa, có thiện căn tương ưng với sáu phép Ba la mật và có thiện căn khác tương ưng với vô số, vô lượng, vô biên Phật Pháp.
Nếu đệ tử phàm phu kia có ba sự nghiệp phước đức là thí tánh, giới tánh và tu tánh. Nếu đệ tử Thanh Văn kia có thiện căn vô lậu là hữu học, vô học.
Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn thì làm lợi lạc tất cả hữu tình bằng đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và vô số, vô lượng, vô biên Phật Pháp.
Các pháp mà Chư Phật đã nói, nếu nương vào pháp ấy, mà siêng năng tu học thì đắc quả Dự Lưu, đắc quả Nhất Lai, đắc quả Bất Hoàn, đắc quả A La Hán, đắc quả Đôc giác, đắc nhập chánh tánh ly sanh của Bồ Tát.
Tất cả thiện căn đã có như thế và thiện căn của hữu tình khác với thiện căn đã gieo trồng của các chứng đệ tử Thanh Văn, Bồ Tát của các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc còn trụ thế, hoặc sau khi nhập Niết Bàn là các thiện căn nhóm tụ tất cả sự tùy hỷ hiện tại và sự tùy hỷ quá khứ. Lại dùng sự tùy hỷ như thế đều làm các sự nghiệp phước đức cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột.
Con xin đem thiện căn này cùng với tất cả hữu tình đồng dẫn phát quả vị giác ngộ cao tột, thì sự tùy hỷ, hồi hướng đã phát khởi như thế so với những nghiệp phước đức đã phát khởi khác là tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, là tối cao, không gì bằng, không gì hơn.
Thưa Đại Sĩ Di Lặc! Theo ý Ngài thì sao?
Đại Bồ Tát ấy, duyên các việc như thế, khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, có phải là có sự sở duyên như thế, như cái tướng sở thủ của Đại Bồ Tát kia chăng?
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Vô Cấu Xưng - Phẩm Thanh Văn
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Khủng Bố - Phần Ba
NẾP SỐNG CỦA CÁC VỊ ĐỀ TỬ KHI ĐỨC PHẬT CÒN TẠI THẾ
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bảo Vân - Phẩm Bảy - Phẩm Bảo Tích - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Bảy - Phẩm Trì Giới Ba La Mật đa - Tập Chín
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Vô Sở đắc - Phần Năm