Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Bảy - Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền - Phần Mười Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI ĐẦU  

PHẨM BẢY

PHẨM DẠY BẢO TRAO TRUYỀN  

PHẦN MƯỜI MỘT  

Lại nữa, Thiện Hiện!

Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?

Chính chân như của mười lực của Phật là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Chính chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của mười lực của Phật là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của mười lực của Phật có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của mười lực của Phật chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của mười lực của Phật có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện!

Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?

Chính chân như của đại từ là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Chính chân như của đại bi, đại hỷ, đại xả là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của đại từ là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của đại bi, đại hỷ, đại xả là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của đại từ có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của đại bi, đại hỷ, đại xả có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của đại từ chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của đại bi, đại hỷ, đại xả chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của đại từ có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của đại bi, đại hỷ, đại xả có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện!

Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?

Chính chân như của ba mươi hai tướng Đại Sĩ là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Chính chân như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của ba mươi hai tướng Đại Sĩ là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của ba mươi hai tướng Đại Sĩ có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của ba mươi hai tướng Đại Sĩ chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của ba mươi hai tướng Đại Sĩ có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện!

Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?

Chính chân như của pháp không quên mất là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Chính chân như của tánh luôn luôn xả là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của pháp không quên mất là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của tánh luôn luôn xả là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của pháp không quên mất có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của tánh luôn luôn xả có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của pháp không quên mất chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của tánh luôn luôn xả chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của pháp không quên mất có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của tánh luôn luôn xả có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện!

Cái gọi là Đại Bồ Tát, theo ý ông thì sao?

Chính chân như của trí nhất thiết là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Chính chân như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của trí nhất thiết là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Cái khác với chân như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của trí nhất thiết có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong chân như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của trí nhất thiết chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Trong Đại Bồ Tát có chân như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của trí nhất thiết có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lìa chân như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có Đại Bồ Tát chăng?

Bạch Thế Tôn! Không!

Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chân như của sắc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính chân như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của sắc chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong chân như của sắc chẳng có Đại Bồ Tát.

Trong chân như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chân như của sắc. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chân như của thọ, tưởng, hành, thức. Lìa chân như của sắc chẳng có Đại Bồ Tát.

Lìa chân như của thọ, tưởng, hành, thức chẳng có Đại Bồ Tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chân như của sắc và chân như của thọ, tưởng, hành, thức!

Các chân như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chân như của sắc là Đại Bồ Tát. Chính chân như của thọ, tưởng, hành, thức là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của sắc là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của thọ, tưởng, hành, thức là Đại Bồ Tát.

Trong chân như của sắc có Đại Bồ Tát. Trong chân như của thọ, tưởng, hành, thức có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có chân như của sắc. Trong Đại Bồ Tát có chân như của thọ, tưởng, hành, thức. Lìa chân như của sắc có Đại Bồ Tát.

Lìa chân như của thọ, tưởng, hành, thức có Đại Bồ Tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chân như của nhãn xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của nhãn xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong chân như của nhãn xứ chẳng có Đại Bồ Tát.

Trong chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chân như của nhãn xứ. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Lìa chân như của nhãn xứ chẳng có Đại Bồ Tát.

Lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng có Đại Bồ Tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chân như của nhãn xứ và chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ!

Các chân như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chân như của nhãn xứ là Đại Bồ Tát. Chính chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của nhãn xứ là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là Đại Bồ Tát. Trong chân như của nhãn xứ có Đại Bồ Tát.

Trong chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát có chân như của nhãn xứ. Trong Đại Bồ Tát có chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Lìa chân như của nhãn xứ có Đại Bồ Tát.

Lìa chân như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có Đại Bồ Tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chân như của sắc xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Chính chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Cái khác với chân như của sắc xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát.

Cái khác với chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là Đại Bồ Tát. Trong chân như của sắc xứ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng có Đại Bồ Tát. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chân như của sắc xứ. Trong Đại Bồ Tát chẳng có chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Lìa chân như của sắc xứ chẳng có Đại Bồ Tát.

Lìa chân như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng có Đại Bồ Tát?

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần