Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Ba - Phẩm Ma Ha Tát - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM MƯỜI BA
PHẨM MA HA TÁT
PHẦN HAI
Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tâm của trí nhất thiết trí là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, thì tất cả tâm của phàm phu ngu si, Thanh Văn, Ðộc Giác v.v… cũng phải là chơn vô lậu chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì các tâm như vậy bản tánh cũng là không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Sắc cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nhãn xứ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Sắc xứ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nhãn giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nhĩ giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Tỷ giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Thiệt giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Thân giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Ý giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Ðịa giới cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì địa thủy, hỏa, phong, không, thức giới, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Thánh Đế Khổ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Thánh Đế tập, diệt, đạo, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì Thánh Đế Khổ tập, diệt, đạo, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Vô minh cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Bốn tịnh lự, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Bốn niệm trụ cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì bốn niệm trụ cho đến Tám Chi Thánh Đạo, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Pháp môn giải thoát không, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Bố Thí Ba la mật đa, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Năm loại mắt cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Sáu phép thần thông, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Mười lực của Phật, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng phải là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới.
Vì sao?
Vì mười lực của Phật cho đến trí nhất thiết tướng, bản tánh đều không.
Vì sao?
Vì bản tánh của pháp không là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu vì các pháp tâm, sắc … không có các tánh của tâm sắc, đều chẳng nên thủ trước, thì tất cả pháp đều phải bình đẳng, không có sai biệt, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tất cả pháp nhất định không có sự sai biệt, thì tại sao Như Lai nói các pháp tâm, sắc … có các thứ sai biệt?
Thiện Hiện đáp: Đó chính là Như Lai tùy thế tục mà nói có các thứ sai biệt, chẳng phải do thật nghĩa.
Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tất cả các pháp tâm, sắc … của phàm phu ngu si, Thanh Văn, Ðộc Giác, Bồ Tát, Như Lai, bản tánh đều không, là chơn vô lậu, chẳng đọa tam giới, thì Bậc Thánh, phàm phu và trí nhất thiết cùng với chẳng phải trí nhất thiết, đều phải bình đẳng, không có sai biệt, phải không?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài đã nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nếu các phàm, thánh nhất định không có sự sai biệt, thì tại sao Như Lai nói các phàm, thánh có các thứ sai biệt?
Thiện Hiện đáp: Ðây cũng là do Như Lai tùy theo thế tục nói có các thứ sai biệt này, chẳng phải là do thật nghĩa.
Này Xá Lợi Tử! Như vậy, Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên đối với sự phát tâm Bồ Đề, tâm vô thượng, tâm chẳng gắn bó với tất cả Thanh Văn, Ðộc Giác, chẳng ỷ lại, chẳng đắm trước. Đối với tất cả pháp cũng không chấp thủ. Do vì nghĩa này mà gọi là Ma Ha Tát.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn nói, do nghĩa này mà Bồ Tát còn gọi là Ma Ha Tát?
Phật bảo: Mãn Từ Tử! Tùy ý ông, cứ nói.
Mãn Từ Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Do các Bồ Tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, mặc áo giáp đại công đức, phát tâm hướng đến Ðại Thừa, y cứ Ðại Thừa, nên còn gọi là Ma Ha Tát.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Vì sao Đại Bồ Tát, muốn lợi lạc tất cả hữu tình mà mặc áo giáp đại công đức?
Mãn Từ Tử đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hạnh Bồ Đề chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc mà vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hạnh Bồ Đề.
Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là Đại Bồ Tát vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình mà mặc áo giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát, khi an trú bố thí Ba la mật đa, khi tu hành bố thí Ba la mật đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu bố thí Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát, khi an trú tịnh giới Ba la mật đa, khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu tịnh giới Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát, khi an trú an nhẫn Ba la mật đa, khi tu hành an nhẫn Ba la mật đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu an nhẫn Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát, khi an trú tinh tấn Ba la mật đa, khi tu hành tinh tấn Ba la mật đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hành tinh tấn Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát, khi an trú tịnh lự Ba la mật đa, khi tu hành tịnh lự Ba la mật đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hành tịnh lự Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát, khi an trú bát nhã Ba la mật đa, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì một số ít hữu tình được lợi lạc, mà chính là vì tất cả hữu tình được lợi lạc, nên tu hành bát nhã Ba la mật đa.
Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là Đại Bồ Tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát mặc áo giáp đại công đức, lợi lạc hữu tình, chẳng bị hạn cuộc, nghĩa là chẳng nghĩ thế này: Ta đã giáo hóa được số hữu tình như vậy, khiến chứng đắc vô dư Niết Bàn, một số hữu tình như vậy, chẳng khiến được chứng đắc. Ta đã giáo hóa số hữu tình như vậy, khiến an trú quả vị giác ngộ cao tột.
Một số hữu tình như vậy, chẳng khiến được an trú. Nhưng Đại Bồ Tát này, đều khiến tất cả hữu tình chứng đắc vô dư Niết Bàn và an trú quả vị giác ngộ cao tột, nên mặc áo giáp đại công đức như vậy.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên tự viên mãn bố thí Ba la mật đa, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, đối với bố thí Ba la mật đa, tu hành khiến được viên mãn.
Ta nên tự viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, đối với tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa, tu hành khiến được viên mãn. Ta nên tự an trú trong cái không nội, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến được an trú trong cái không nội.
Ta nên tự an trú trong cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được.
Cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến được an trú trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Ta nên tự an trú trong bốn tịnh lự, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn tịnh lự.
Ta nên tự an trú trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Ta nên tự an trú trong bốn niệm trụ, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn niệm trụ.
Ta nên tự an trú trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo. Ta nên tự an trú trong pháp môn giải thoát không, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành pháp môn giải thoát không.
Ta nên tự an trú trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Ta nên tự an trú trong năm loại mắt, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành năm loại mắt.
Ta nên tự an trú trong sáu phép thần thông, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành sáu phép thần thông. Ta nên tự an trú trong mười lực của Phật, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành mười lực của Phật.
Ta nên tự an trú trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng giáo hóa cho tất cả hữu tình, khiến tu hành bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng.
Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là Đại Bồ Tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Một - Kinh Tiểu Tụng - Chương Bốn - Nam Tử Hỏi ðạo
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chánh Kiến
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh ấm
Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn - Phẩm Bảy Mươi Mốt - Phẩm Pháp Cầu Mưa
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Kim Tỳ La
Phật Thuyết Kinh Vô Thượng Y - Phẩm Năm - Phẩm Việc Của Như Lai
Phật Thuyết Kinh Khai Giác Tự Tánh Bát Nhã Ba La Mật đa - Phần Bốn