Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba - Phẩm Thiện Hiện - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ BA  

PHẨM BA

PHẨM THIỆN HIỆN  

PHẦN HAI   

Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với tất cả pháp nên giác ngộ như thật về tên giả, pháp giả. Sau khi giác ngộ như thật tên giả, pháp giả của tất cả pháp rồi, Đại Bồ Tát không chấp trước sắc.

Không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức. Không chấp trước nhãn xứ, sắc xứ. Không chấp trước nhĩ xứ, thanh xứ. Không chấp trước tỷ xứ, hương xứ. Không chấp trước thiệt xứ, vị xứ. Không chấp trước thân xứ, xúc xứ.

Không chấp trước ý xứ, pháp xứ. Không chấp trước nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vui hay khổ, không vui không khổ. Không chấp trước nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vui hay khổ, không vui không khổ.

Không chấp trước tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vui hay khổ không vui không khổ. Không chấp trước thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vui hay khổ, không vui không khổ.

Không chấp trước thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vui hay khổ, không vui không khổ. Không chấp trước ý giới pháp giới, ý thức giới và ý xúc, các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vui hay khổ, không vui không khổ.

Không chấp trước cảnh giới hữu vi. Không chấp trước cảnh giới vô vi. Không chấp trước bố thí Ba la mật đa. Không chấp trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Không chấp trước danh. Không chấp trước tướng. Không chấp trước thân của Bồ Tát. Không chấp trước Nhục Nhãn. Không chấp trước thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật Nhãn.

Không chấp trước trí Ba la mật đa. Không chấp trước thần thông Ba la mật đa.

Không chấp trước pháp nội không không của các pháp nội tại. Không chấp trước pháp ngoại không không của các pháp ngoại tại, nội ngoại không không của các pháp nội ngoại tại, không không không của không, đại không không lớn.

Thắng nghĩa không không của chân lý cứu cánh, hữu vi không không của các pháp hữu vi, vô vi không không của các pháp vô vi, tất cánh rốt ráo không không tối hậu, vô tế không không không biên tế, tán không không của sự phân tán.

Bản tính không không của bản tính tự nhiên tính, tự tướng không không của tự tướng, nhất thiết pháp không không của vạn hữu, vô tính không không của vô thể cái không tồn tại, vô tính tự tính không không của vô thể của tự tính tự tính của cái không tồn tại.

Không chấp trước chân như. Không chấp trước thật tế, pháp giới.

Không chấp trước sự thành thục hữu tình. Không chấp trước việc trang nghiêm thanh tịnh Cõi Phật. Không chấp trước phương tiện thiện xảo.

Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp, người chấp trước, pháp được chấp trước, thời gian của sự chấp trước, nơi chốn của sự chấp trước v.v… tất cả đều vô sở hữu.

Như vậy, này Thiện Hiện! Khi tu hành bát nhã Ba la mật đa đối với các pháp, Đại Bồ Tát không chấp trước nên làm tăng trưởng bố thí Ba la mật đa, làm tăng trưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nhập vào địa vị chánh quyết định của Bồ Tát, có thể trụ vào địa vị Bồ Tát bất thối chuyển, viên mãn thần thông thù thắng của Bồ Tát.

Như vậy, sau khi thần thông được viên mãn rồi, có thể đi từ Cõi Phật này đến Cõi Phật khác để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Chư Phật Thế Tôn. Vì muốn thành thục các hữu tình, vì muốn trang nghiêm thanh tịnh Cõi Phật của mình, vì muốn thấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nên phát sanh những căn lành thù thắng.

Sau khi phát sanh căn lành thù thắng, nếu thích nghe chánh pháp nào của Chư Phật thì đều được nghe. Sau khi nghe rồi, không quên tu tập cho đến lúc ngồi tòa Bồ Đề, pháp môn được thọ trì không có gián đoạn. Đối với tất cả pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa đều được tự tại.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, giác ngộ như thật về tên giả, pháp giả và không chấp trước vào tất cả các pháp.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì sắc cho đến thức là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải sắc cho đến thức là Bồ Tát phải không?

Trong sắc cho đến thức có Bồ Tát không?

Trong Bồ Tát có sắc cho đến thức không?

Lìa sắc cho đến thức có Bồ Tát không?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không phải!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ Tát phải không?

Trong nhãn xứ cho đến ý xứ có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có nhãn xứ cho đến ý xứ phải không?

Lìa nhãn xứ cho đến ý xứ có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện đáp:Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát phải không?

Trong sắc xứ cho đến pháp xứ có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có sắc xứ cho đến pháp xứ phải không?

Lìa sắc xứ cho đến pháp xứ có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không phải!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát phải không?

Trong nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có nhãn giới cho đến ý giới phải không?

Lìa nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát phải không?

Trong sắc giới cho đến pháp giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có sắc giới cho đến pháp giới phải không?

Lìa sắc giới cho đến pháp giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì nhãn thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải nhãn thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát phải không?

Trong nhãn thức giới cho đến ý thức giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có nhãn thức giới cho đến ý thức giới phải không?

Lìa nhãn thức giới cho đến ý thức giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát phải không?

Trong địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có địa giới cho đến thức giới phải không?

Lìa địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Gọi là Bồ Tát thì vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát phải không?

Trong vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có vô minh cho đến lão tử phải không?

Lìa vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện!

Ông thấy thế nào mà nói như vậy: Sắc v.v… chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải sắc v.v… chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải trong sắc v.v… có Bồ Tát, chẳng phải trong Bồ Tát có sắc v.v… chẳng phải lìa sắc v.v… có Bồ Tát?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát Đỏa, hoặc sắc v.v… hoàn toàn không sở hữu, bất khả đắc thì làm sao có Bồ Tát.

Pháp ấy đã chẳng có thì làm sao có thể nói: Sắc v.v… là Bồ Tát, chẳng phải sắc v.v… là Bồ Tát. Trong sắc v.v… có Bồ Tát. Trong Bồ Tát có sắc v.v… lìa sắc v.v… có Bồ Tát.

Phật dạy: Lành thay! Lành thay!

Thiện Hiện nên biết, như lời ông nói: Hoặc Bồ Đề, hoặc Tát Đỏa, hoặc sắc v.v… bất khả đắc, nên các Bồ Tát cũng bất khả đắc. Vì các Bồ Tát bất khả đắc, nên sự tu hành bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc.

Này Thiện Hiện!  Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, nên siêng năng tu học theo nghĩa trên.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của sắc cho đến thức là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của sắc cho đến thức là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của sắc cho đến thức có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của sắc cho đến thức phải không?

Lìa chân như của sắc cho đến thức có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của nhãn xứ cho đến ý xứ là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của nhãn xứ cho đến ý xứ có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của nhãn xứ cho đến ý xứ phải không?

Lìa chân như của nhãn xứ cho đến ý xứ có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của sắc xứ cho đến pháp xứ là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của sắc xứ cho đến pháp xứ có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của sắc xứ cho đến cho đến pháp xứ phải không?

Lìa chân như của sắc xứ cho đến pháp xứ có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của nhãn giới cho đến ý giới là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của nhãn giới cho đến ý giới phải không?

Lìa chân như của nhãn giới cho đến ý giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của sắc giới cho đến pháp giới là Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của sắc giới cho đến pháp giới phải không?

Lìa chân như của sắc giới cho đến pháp giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới phải không?

Lìa chân như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của địa giới cho đến thức giới phải không?

Lìa chân như của địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào?

Chân như của vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát phải không?

Chẳng phải chân như của vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát phải không?

Trong chân như của vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát phải không?

Trong Bồ Tát có chân như của vô minh cho đến lão tử phải không?

Lìa chân như của vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Không!

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần