Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Siêu Thắng - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ HAI
PHẨM HAI MƯƠI
PHẨM SIÊU THĂNG
PHẦN MỘT
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Nói đại thừa, đại thừa là vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… là tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu.
Bạch Thế Tôn! Đại thừa như vậy bằng với hư không, cũng như hư không có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. đại thừa cũng vậy, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên đại thừa của Đại Bồ Tát tức là thừa trí nhất thiết trí.
Bạch Thế Tôn! Lại như hư không không đến, không đi, không trụ có thể thấy. đại thừa cũng không đến, không đi, không trụ có thể thấy, không động, không trụ nên gọi là đại thừa.
Bạch Thế Tôn! Lại như khoảng trước, khoảng sau, khoảng giữa của hư không đều bất khả đắc. đại thừa cũng vậy, khoảng trước, khoảng sau, khoảng giữa đều bất khả đắc.
Ba đời bình đẳng vượt ra khỏi ba đời nên gọi là đại thừa?
Phật Bảo Thiện Hiện: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Thiện Hiện! Đại thừa của các Đại Bồ Tát là: Sáu Ba la mật đa, tức là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại thừa của các Đại Bồ Tát nghĩa là pháp không nội cho đến pháp không vô tánh tự tánh.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại thừa của các Đại Bồ Tát là tất cả môn Đà La Ni, tất cả môn Tam Ma Địa, và các Tam Ma Địa tức là Kiện hành Tam Ma Địa cho đến vô nhiễm trước như hư không Tam Ma Địa.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại thừa của các Đại Bồ Tát là bốn niệm trụ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Vô lượng, vô số, vô biên công đức như vậy, nên biết đều là đại thừa của Đại Bồ Tát.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ông nói đại thừa vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian là tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu.
Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Thiện Hiện! Ở trong những gì gọi là tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian, đó là Dục Giới, Sắc, Vô Sắc Giới.
Này Thiện Hiện! Nếu Dục Giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn như tánh sở hữu, tất cả thường, hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, chẳng thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì Dục Giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu Cõi Sắc, Vô Sắc là chân như chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì Cõi Sắc, Vô Sắc là so lường, là giả hợp, có dời đổi, có lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu sắc là chân như chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì sắc là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu thọ, tưởng, hành, thức là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì Thọ, Tưởng, Hành, Thức là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu nhãn xứ là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhãn xứ là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến không khác, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu sắc xứ là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì sắc xứ là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu nhãn giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhãn giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu sắc giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì sắc giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu nhãn thức giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhãn thức giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là so lường, là giả hợp, có dời đổi, có lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhãn xúc là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là chân như, chẳng hư vọng, không biến đổi, không điên đảo, là chân thật, là chắc chắn, như tánh sở hữu, tất cả thường hằng, không biến chuyển, không thay đổi, có thật tánh ấy, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là so lường, là giả hợp, có dời đổi, lay động, cho đến tất cả đều không thường, không hằng, có biến chuyển, có thay đổi, đều không có thật tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu pháp giới là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì pháp giới chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu chân như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v… là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì chân như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, an cảnh giới ẩn v.v… chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu bố thí Ba la mật đa là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì bố thí Ba la mật đa chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu pháp không nội là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì pháp không nội chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tán vô tán, pháp không bổn tánh, pháp không tự cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không vô tánh.
Pháp không tự tánh, pháp không vô tánh tự tánh là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu bốn niệm trụ là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì bốn niệm trụ chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Cho đến nếu mười lực của Phật là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì mười lực của Phật chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Nếu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng là thật có, chẳng phải không có, thì đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả Trời, Người, A Tố Lạc v.v… trong thế gian.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Mười Chín - Phẩm Chấm Dứt Lậu Hoặc
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Năm Mươi Năm
Phật Thuyết Kinh Bát Dương Thần Chú
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Mười Tám - Phẩm Tu Trị địa - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Tám - Pháp Hội Hộ Quốc Bồ Tát - Phần Sáu