Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Mười Một - Phẩm Bố Thí Ba La Mật đa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ MƯỜI MỘT  

PHẨM BỐ THÍ BA LA MẬT ĐA  

PHẦN BA   

Lúc bấy giờ, Mãn Từ Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều chẳng có thật, thì các Bồ Tát khi hành bố thí là xả cái gì?

Phật dạy: Khi Bồ Tát hành bố thí hoàn toàn không xả gì hết.

Mãn Từ Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát khi hành bố thí hoàn toàn không xả gì hết, thì khi các Bồ Tát này chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề là đắc cái gì?

Phật dạy: Bồ Tát khi bố thí như vậy, đối với tất cả pháp hoàn toàn không xả gì hết, nên khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, đối với tất cả pháp cũng không có đắc điều gì.

Như khi các Bồ Tát hành bố thí, đối với tất cả pháp hoàn toàn không có sự tổn hoại. Nên khi Bồ Tát chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, đối với tất cả pháp cũng không có lợi ích. Hai môn tổn, ích chỉ là tướng đối đãi nhau mà thành lập vậy.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như khi Bồ Tát hành bố thí, biết tất cả pháp đều như huyễn hóa không thật, có thể xả. Như khi Bồ Tát này chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, biết tất cả pháp cũng như huyễn hóa không thật, có thể đắc.

Nếu các Bồ Tát hành bố thí, đối với tất cả pháp thật có sự xả bỏ, thì khi các Bồ Tát này chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cũng phải đối với pháp thật có sự chứng đắc.

Tuy nhiên khi các Bồ Tát hành bố thí, đối với tất cả pháp thật không có sự xả bỏ, thì khi Bồ Tát này chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, đối với tất cả pháp thật không có sự chứng đắc.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví như hai nhà huyễn thuật chơi giỡn làm trao đổi. Một bên giả làm thứ có giá trị, một bên hóa làm vật đẹp. Trong hai việc này đều chẳng thật có.

Bồ Tát khi hành bố thí cũng như vậy, chẳng thật có vật xả bỏ, như huyễn hóa nên khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề chẳng thật có pháp đắc như huyễn hóa. Khi các Bồ Tát này bố thí cũng như vậy, thật không có sự hao tổn, và khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề cũng không thật sự lợi ích.

Các Bồ Tát này khi hành bố thí, tuy thật giống như có hao tổn nhưng thật sự không hao tổn, nên khi sẽ chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, tuy giống như có lợi ích nhưng thật không lợi ích.

Cũng như nhà huyễn thuật kia, xả bỏ thứ giá trị huyễn, tuy giống như có hao tổn nhưng thật không hao tổn. Bồ Tát khi hành bố thí cũng lại như vậy, xả bỏ vật chẳng thật, tuy giống như có hao tổn nhưng thật không hao tổn. Như nhà huyễn thuật kia hóa được vật đẹp, tuy giống như có lợi ích nhưng thật không lợi ích.

Khi Bồ Tát chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề cũng như vậy, tuy giống như có lợi ích nhưng thật không lợi ích. Pháp dụ như vậy, nhân quả tương xứng, những người có trí phải biết rõ.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví như nhà huyễn thuật giỏi hoặc đệ tử ông ta, ở ngã tư đường hóa làm người con gái bỗng nhiên mang thai, ngay đó thấy sanh con, đứa trẻ chỉ sống trong chốc lát lại chết.

Ý thầy thế nào?

Người con gái kia đối với đứa con có vui mừng khi sanh, có đau buồn khi nó chết không?

Mãn Từ Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nàng kia và con của cô ta đều là huyễn có, thật không có sanh tử, thì ai đối với ai mà có thể sanh buồn vui.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Các Bồ Tát cũng lại như vậy, khi hành bố thí không có xả bỏ, không có tổn hoại, nên khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề không có chứng đắc, không có lợi ích.

Cho nên khi Bồ Tát hành bố thí, tuy có sự xả bỏ nhưng không có ưu phiền, và khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, tuy có sự chứng đắc nhưng không vui. Vì biết sự xả bỏ, chứng đắc như huyễn hóa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ý thầy thế nào?

Thầy có cho Như Lai đối với các thiện pháp có lòng mong muốn nhiều không?

Mãn Từ Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Không có.

Bạch Thiện Thệ! Không có.

Vì sao?

Vì sự chứng đắc các pháp của Như Lai đều không. Như Lai có chứng các pháp cũng là không, vì trong không hoàn toàn không có mong muốn và sự mong muốn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Như Lai quán tất cả pháp đều không. Trong thiện pháp cũng không có mong muốn lớn. Như Ta ngày nay đối với tất cả pháp hoàn toàn không có lòng mong muốn.

Ngày xưa, khi làm Bồ Tát, tuy hành bố thí nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có sự xả bỏ, thấu rõ các pháp một cách rốt ráo không. Chư Phật Thế Tôn đối với tất cả pháp không ái không giận.

Vì sao?

Vì thông đạt các pháp đều chẳng thật có, bản tánh là không, tịch tĩnh nên ái, giận chấm dứt.

Mãn Từ Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ.

Bạch Thiện Thệ! Thật hy hữu. Các Đại Bồ Tát đối với lý thể pháp tánh có sự xả bỏ. Như vậy, như vậy hiểu rõ đều không. Hư không chẳng có thật, tánh không vững chắc, không có hoạt động tự tại và không sự chấp trước.

Như con hiểu nghĩa lời Phật dạy cho các Đại Bồ Tát, tuy đem châu báu đầy khắp hằng hà sa số Thế Giới bố thí cho các hữu tình, nhưng trong đó không nghĩ: Ta đã bố thí châu báu. Đối với việc ấy không sự chấp trước nên khiến cho bố thí Ba la mật đa mau chóng được viên mãn. Bồ Tát như vậy là dùng bố thí tu tập thiện căn, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Làm việc đó rồi, lại nghĩ như vậy: Pháp của Bồ Tát là nên xả tất cả. Ta bây giờ tuy xả vật đáng xả nhưng vật đã xả đều như huyễn hóa. Nếu Đại Bồ Tát biết như vậy, thì Đại Bồ Tát này nhập vào số Bồ Tát. Tuy xả tất cả nhưng không xả gì cả.

Tuy đắc tất cả nhưng không có chứng đắc. Nếu các Bồ Tát không biết rõ điều đó như vậy, thì chẳng thật Bồ Tát. Nếu không thể xả bỏ tài sản, bố thí giáo pháp, thì không thể chứng đắc đại bồ đề.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Các Đại Bồ Tát nên dùng những tâm gì hành bố thí?

Mãn Từ Tử đáp: Thưa Tôn Giả Xá Lợi Tử! Tôn Giả hãy giải nghĩa cho chúng tôi nghe trước. Sau đó với nghĩa này tôi cũng sẽ nói thêm.

Xá Lợi Tử liền nói với cụ thọ Mãn Từ Tử: Nếu Đại Bồ Tát muốn chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, thì Đại Bồ Tát này trước hết phải suy nghĩ tánh tất cả pháp hoàn toàn không, tịch tĩnh. Kế đến nên suy nghĩ trí nhất thiết trí đầy đủ công đức thù thắng. Sau nữa, nên thương xót tất cả hữu tình nghèo thiếu của cải, chịu nhiều đau khổ.

Nghĩ như vậy rồi, liền xả tất xả, hoặc có chấp thọ, hoặc không chấp thọ, tiền tài châu báu trong hay ngoài đều bố thí cho các hữu tình, tâm không chấp trước. Cũng dùng chánh pháp bố thí cho các hữu tình. Cũng dùng vô biên phẩm vật thượng diệu, cung kính dâng lên Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.

Các Đại Bồ Tát khi hành bố thí như vậy, duyên trí nhất thiết, tâm không chấp trước nên hành bố thí. Bố thí như vậy là tùy thuận Bồ Đề, mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử: Đúng vậy! Đúng vậy!

Đúng như lời thầy nói. Các Đại Bồ Tát muốn chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề nên quán pháp không, duyên trí nhất thiết đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình mà hành bố thí, tâm không chấp trước. Nếu tu hành bố thí như vậy thì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bây giờ, thầy muốn thấy Bồ Tát ở mười phương Thế Giới hành bố thí không?

Xá Lợi Tử thưa: Cúi xin Thế Tôn! Con muốn thấy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật liền thấy ở phương Ðông, qua trăm Thế Giới có đông đảo đại chúng, Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác, để nghe Ngài tuyên thuyết Bố Thí Ba la mật đa, đầy đủ công đức thù thắng, đạt được quả báo lớn.

Cõi kia có Bồ Tát tên là Vô Ngại, tuy ở cư gia nhưng không chấp trước điều gì, xả bỏ các vật sở hữu, bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi lại đem cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo các hữu tình cần dùng vật gì đều đem cho.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi lại đem cho người khác, tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Xá Lợi Tử và đại chúng, tất cả lại thấy Bồ Tát Vô Ngại có trăm ngàn xe vàng làm bằng bảy báu. Mỗi một xe chở một bảo nữ, hình mạo đoan trang đầy đủ vẻ đẹp. Mỗi một bảo nữ có một trăm thị nữ theo hầu, đều cởi một xe, trang hoàng các vật báu. Trên mỗi xe để trăm ngàn vàng và đầy đủ các vật dụng cá nhân, không thiếu thứ gì. Đến để ở chợ, cất tiếng: Ai cần vật gì, cứ tùy ý lấy.

Hành bố thí như vậy nhưng không nhiễm trước điều gì. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Bấy giờ, Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy Bồ Tát Vô Ngại ở phương Ðông, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề, đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Bồ Tát Vô Ngại bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Bồ Tát Vô Ngại bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, hơn gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của Bồ Tát Vô Ngại đạt được ở phương Ðông kia.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi lại đem cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không nhiễm trước điều gì. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… đầy như núi, tùy theo các hữu tình cần dùng vật gì đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi lại đem cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới ở phương Ðông kia.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… đầy như núi, tùy theo sự cần dùng các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Phật lại hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật ở phương Ðông.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy như mười hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy như mười hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, như mười hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy như trăm hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy như trăm hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, như trăm hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy như ngàn hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy như ngàn hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, như ngàn hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông. Mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả. Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Ðông.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Nam. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Nam, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Nam như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Nam, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Nam.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Tây. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Tây như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Bắc. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Bắc, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Bắc như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Bắc, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nếu các Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Bắc.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Đông nam. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông nam, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Đông nam như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông Nam, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông Nam.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Tây Nam. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây Nam, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Tây Nam như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây Nam, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây Nam.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Tây Bắc. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây Bắc, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Tây Bắc như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây Bắc, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Tây Bắc.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Đông Bắc. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông Bắc, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại.

Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương Đông Bắc như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông Bắc, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương Đông Bắc.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương dưới. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương dưới, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương dưới như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương dưới, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương dưới.

Xá Lợi Tử và đại chúng nương Thần lực của Phật lại thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương trên. Như vậy cho đến lại thấy vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương trên, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát đều xả bỏ vật sở hữu đem bố thí tất cả.

Của cải châu báu chất đầy như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí. Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng, rồi đem bố thí cho người khác tâm không chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước.

Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán. Như vậy, tập trung các vật như y phục, ngọa cụ, ẩm thực v.v… nhiều như núi, tùy theo sự cần dùng của các hữu tình đều đem bố thí.

Khuyên dạy hữu tình tự thọ dụng rồi đem bố thí cho người khác, tâm không có sự chướng ngại. Hành bố thí như vậy không có sự nhiễm trước. Ngày đêm tinh cần, thường không nhàm chán.

Khi ấy Phật hỏi Xá Lợi Tử: Thầy có thấy trăm ngàn Thế Giới ở phương trên như vậy, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương trên, mỗi một Thế Giới có vô lượng Bồ Tát, tâm không nhiễm trước mà hành bố thí không?

Xá Lợi Tử liền bạch Phật:Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.

Bạch Thiện Thệ! Con đã thấy.

Phật dạy: Bồ Tát cầu đại bồ đề đều nên tu hành bố thí như vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Ý thầy thế nào?

Các Bồ Tát kia bố thí có rộng lớn không?

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn.

Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Các Bồ Tát kia bố thí vô lượng, vô biên thiện căn.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói. Nhưng nếu có Bồ Tát nào quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình, tùy theo sở thích mà bố thí, thì phước bố thí này hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần so với phước bố thí của vô lượng Bồ Tát đạt được ở mỗi một Thế Giới, nơi trăm ngàn Thế Giới, cho đến vô số hằng hà sa số Thế Giới ở phương trên.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Đại Bồ Tát nào muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi lạc hữu tình đến tận đời vị lai, thì phải nên quán pháp không, duyên nơi trí nhất thiết, đầy đủ công đức thù thắng, thương xót hữu tình chịu nhiều đau khổ thiếu thốn, nên hành bố thí Ba la mật đa. Ðem thiện căn này bố thí khắp tất cả, giúp họ thoát khỏi đường ác và các nỗi khổ sanh tử.

Lập nguyện rằng:  Các hữu tình ở mười phương Thế Giới do nhờ oai lực công đức thiện căn của ta, ai chưa phát tâm vô thượng bồ đề thì mau chóng phát tâm.

Ai đã phát tâm vô thượng bồ đề thì khiến vĩnh viễn không thối chuyển. Nếu đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề không thối chuyển, thì mau viên mãn trí nhất thiết trí.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần