Phật Thuyết Kinh đại Phật đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ Tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa - Phần Hai Mươi Mốt

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Lạt Mật Đế, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH CỨU CÁNH

KIÊN CỐ VÀ MẬT NHÂN CỦA NHƯ LAI

VỀ CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH ĐỂ TU

CHỨNG LIỄU NGHĨA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Lạt Mật Đế, Đời Đường  

PHẦN HAI MƯƠI MỐT  

U ru su lâm.

Na kha su lâm.

Ha sơ ta su lâm.

Ba da su lâm.

Sa qua ân ga bờ ra ty ân ga su lâm.

Bu ta ve ta đa đa ki ni chờ qua ra, đa đờ ru ca ha, can đu hu, ki ti ba, lu ta, vai sa ba, lo ha lin ga ha.

Sa sơ tra sâm ga ra, vi sa dô ga, át ne, u đa ca, ma ra, vai ra, can ta ra, a ca la mơ ri ty ô.

Tri am bu ca, trai la ta, vơ ri chi ca, sa ba, na cu la, sim ha, vy a gờ ra, ri cờ sa, ta ra cờ sa, ma ra, chi vi, te sâm, sa que sâm.

Si ta ta ba tra Ma Ha va chờ ra u sờ ni sâm, Ma Ha bờ ra ty ân gi râm.

Da qua đờ qua đa sa dô cha na a bi an ta re na, si ma ban đâm, ca rô mi, vi đi a ban đâm, ca rô mi, te chô ban đâm, ca rô mi, ba ra vi đi a ban đâm, ca rô mi.

Ta đi a tha, ôm, a na le, vi sa đe, vi ra va chờ ra đa re, ban đa, ban đa ni, va chờ ra ba ni hi, phạch, hùm, trùm, phạch, sờ qua ha.

Namas tathāgatāya sugatāya arhate samyak saṃbuddhāya Namas tathāgata buddha koṭy uṣṇīṣaṃ Namas sarva buddha bodhi sattvebhyaḥ Namas saptānāṃ samyak saṃbuddha koṭīnāṃ sa śrāvaka saṃghānāṃ Namo loke arhantānāṃ Namas srota āpannānāṃ Namas sakṛdāgamīnāṃ Namo loke samyag gatānāṃ samyak pratipannānāṃ Namo devarṣīnāṃ Namas siddhyā vidyā dhara ṛṣīnāṃ śāpa anu graha saha samarthānāṃ Namo brahmaṇe Nama indrāya Namo bhagavate rudrāya umā pati sahāyāya Namo bhagavate nārāyaṇāya pañca mahā mudrā namas kṛtāya Namo bhagavate mahā kālāya tripura nagara vidrā āpaṇa kārāya adhi mukti śmaśāna nivāsini mātṛ gaṇa namas kṛtāya Namo bhagavate tathāgata kulāya Namaḥ padma kulāya Namo vajra kulāya Namo maṇi kulāya Namo gaja kulāya Namo bhagavate dṛḍha sūra senā pra haraṇa rājāya tathāgatāya arhate samyak saṃbuddhāya Namo bhagavate namomitābhāya tathāgatāya arhate samyak saṃbuddhāya Namo bhagavatekṣobhyāya tathāgatāya arhate samyak saṃbuddhāya Namo bhagavate bhaiṣajya guru vaiḍūrya prabha rājāya tathāgatāya Namo bhagavate saṃpuṣpitā sālendra rājāya tathāgatāya arhate samyak saṃbuddhāya Namo bhagavate śākyamunaye tathāgatāya arhate samyak saṃbuddhāya Namo bhagavate ratna ketu rājāya tathāgatāya arhate samyak saṃbuddhāya tebhyo namas kṛtvā idaṃ bhagavatas tathāgata uṣṇīṣaṃ sita ātapatraṃ namoparājitaṃ pratyaṅgiraṃ Sarva bhūta graha nigrahaka kara hani para vidyā chedanīṃ akāla mṛtyu pari trāyaṇa karīṃ Sarva bandhana mokṣaṇīṃ Sarva duṣṭa duḥ svapna nivāraṇīṃ caturaśītīnāṃ graha sahasrāṇāṃ vidhvaṃsana karīṃ aṣṭa viṃśatīnāṃ nakṣatrāṇāṃ pra sādana karīṃ aṣṭānāṃ mahā grahāṇāṃ vidhvaṃsana karīṃ Sarva śatru nivāraṇam ghorāṃ duḥ svapnāṃ ca nāśanīṃ viṣa śastra agni udaka raṇaṃ aparājita ghora mahā bala caṇḍa mahā dīpta mahā teja mahā śveta jvala mahā bala pāṇḍara vāsinī ārya tārā bhṛ kuṭīṃ ce va vijaya vajra maletiḥ vi śruta padmakaḥ vajra jihvaś ca mālā ce va aparājitā vajra daṇḍaḥ viśālā ca śānta śveteva pūjitā sauma rūpā mahā śvetā ārya tārā mahā bala apara vajra saṃkalā ce va vajra kaumārī kulaṃ dharī vajra hastā ca vidyā kāñcana mallikāḥ kusumbhaka ratnaḥ vairocana kulīyāya artha uṣṇīṣaḥ vi jṛmbha mānī ca vajra kanaka prabha locanā vajra tuṇḍī ca śvetā ca kamala akṣaś śaśi prabhā ity iti mudrā gaṇas sarve rakṣaṃ kurvantu imān mama asya.

Oṃ ṛṣi gaṇa pra śastas tathāgata uṣṇīṣaṃ hūṃ trūṃ jambhana hūṃ trūṃ stambhana hūṃ trūṃ para vidyā saṃ bhakṣaṇa kara hūṃ trūṃ sarva yakṣa rākṣasa grahānāṃ vidhvaṃsana kara hūṃ trūṃ caturaśītīnāṃ graha sahasrānāṃ vidhvaṃsana kara hūṃ trūṃ rakṣa rakṣa māṃ bhagavāṃs tathāgata uṣṇīṣaṃ pratyaṅgire mahā sahasra bhuje sahasra śīrṣe koṭi sahasra netre abhede jvalita ataṭaka mahā vajra udāra tri bhuvana maṇḍala oṃ svastīr bhavatu mama imān mama asya.

Rāja bhayāś cora bhayā agni bhayā udaka bhayā viṣa bhayāḥ śastra bhayāḥ paracakra bhayā dur bhikṣa bhayā aśani bhayā akāla mṛtyu bhayā dharaṇi bhūmi kampaka pata bhayā ulkā pāta bhayā rāja daṇḍa bhayā nāga bhayā vidyud bhayās suparṇa bhayā yakṣa grahā rākṣasī grahāḥ preta grahāḥ piśāca grahā bhūta grahāḥ kumbhāṇḍa grahāḥ pūtana grahāḥ kaṭapūtana grahās skanda grahā pa smāra grahā unmāda grahāś chāya grahā revatī grahā jāta āhārīnaṃ garbha āhārīnaṃ rudhira āhārīnaṃ māṃsa āhārīnaṃ medha āhārīnaṃ majja āhārīnaṃ jāta āhārīnīṃ jīvita āhārīnaṃ pīta āhārīnaṃ vānta āhārīnam aśucya āhārīnīṃ citta āhārīnīṃ teṣāṃ sarveṣāṃ sarva grahānāṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi pari vrājaka kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi ḍākinī kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi mahā paśupati rudra kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi nārāyaṇa kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi Tattva garuḍa kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi mahā kāla mātṛ gaṇa kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi kāpālika kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi jaya kara madhu kara sarva artha sādhaka kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi catur bhaginī kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi bhṛṅgi riṭi nandikeśvara gaṇa pati sahāya kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi Nagna śramaṇa kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi arhanta kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi vīta rāga kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi vajra pāṇi guhya guhyaka adhipati kṛtaṃ vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi rakṣa māṃ bhagavann imān mama asya.

Bhagavat sita ātapatra namostute asita nala arka prabha sphuṭa vi kas sita ātapatre jvala jvala dara dara bhidara bhidara chida chida hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ phaṭ phaṭ phaṭ svāhā hehe phaṭ amoghāya phaṭ apratihata phaṭ vara prada phaṭ asura vidāraka phaṭ Sarva devebhyaḥ phaṭ sarva nāgebhyaḥ phaṭ sarva yakṣebhyaḥ phaṭ sarva gandharvebhyaḥ phaṭ Sarva pūtanebhyaḥ phaṭ kaṭa pūtanebhyaḥ phaṭ sarva dur laṅghitebhyaḥ phaṭ Sarva duṣ prekṣitebhyaḥ phaṭ sarva jvarebhyaḥ phaṭ sarva apasmārebhyaḥ phaṭ Sarva śramaṇebhyaḥ phaṭ sarva tīrthikebhyaḥ phaṭ sarva unmādakebhyaḥ phaṭ Sarva vidyā rāja ācāryebhyaḥ phaṭ jaya kara madhu kara sarva artha sādhakebhyaḥ phaṭ vidya ācāryebhyaḥ phaṭ catur bhaginībhyaḥ phaṭ vajra kaumārī vidyā rājebhyaḥ phaṭ mahā praty aṅgirebhyaḥ phaṭ vajra saṃkalāya praty aṅgira rājāya phaṭ mahā kālāya mahā mātṛ gaṇa namas kṛtāya phaṭ viṣṇave phaṭ brāhmaṇiye phaṭ agniye phaṭ mahā kāliye phaṭ kāla daṇḍiye phaṭ mātre phaṭ raudriye phaṭ cāmuṇḍiye phaṭ kālā rātriye phaṭ kāpāliye phaṭ adhi muktaka śmaśāna vāsiniye phaṭ ye ke cittās sattvāsya mama imān mama asya.

Duṣṭa cittā amitrī cittā oja āhārā garbha āhārā rudhira āhārā vasa āhārā majja āhārā jāta āhārā jīvita āhārā mālya āhārā gandha āhārāḥ puṣpa āhārāḥ phala āhārās sasya āhārāḥ pāpa cittā duṣṭa cittā raudra cittā yakṣa grahā rākṣasa grahāḥ preta grahāḥ piśāca grahā bhūta grahāḥ kumbhāṇḍa grahās skanda grahā unmāda grahāś chāyā grahā apa smāra grahā ḍāka ḍākinī grahā revatī grahā jāmika grahāś śakunī grahā raudrā mātṛ nāndika grahā ālambā grahā ghatnu kaṇṭhapaṇinī grahāḥ jvarā ekāhikā dvaitīyakās traitīyakāś cāturthakā nitya jvarā viṣama jvarā vātikāḥ paittikāś ślaiṣmikās sāṃ nipātikās sarva jvarāś śirortīr vārddha bādha arocakā akṣi rogaṃ mukha rogaṃ hṛd rogaṃ gala grahaṃ karṇa śūlaṃ danta śūlaṃ hṛdaya śūlaṃ marman śūlaṃ pārśva śūlaṃ pṛṣṭha śūlam udara śūlaṃ kaṭi śūlaṃ vasti śūlaṃ ūru śūlaṃ nakha śūlaṃ hasta śūlaṃ pāda śūlaṃ sarva aṅga pratyaṅga śūlaṃ bhūta vetāḍa ḍākinī jvarā dadrukāḥ kaṇḍūḥ kiṭibhā lūtā vaisarpā loha liṅgāḥ śastra saṃ gara viṣa yoga agne udaka māra vaira kāntāra akāla mṛtyo try ambuka trai lāṭa vṛscika sarpa nakula siṃha vyāghra ṛkṣa tarakṣa mārā jīvīs teṣāṃ sarveṣāṃ sita ātapatra mahā vajra uṣṇīṣaṃ mahā praty aṅgiraṃ yāvad dvādaśa yojana abhy antareṇa sīmā bandhaṃ karomi vidyā bandhaṃ karomi tejo bandhaṃ karomi para vidyā bandhaṃ karomi Tadyathā oṃ anale viśade vīra vajra dhare bandha bandhani vajra pāṇiḥ phaṭ hūṃ trūṃ phaṭ svāhā.

Này Khánh Hỷ! Tất cả Chư Phật mười phương đều sanh ra từ chương cú vi diệu bí mật của Đại Bạch Tản Cái Thần Chú được tuyên thuyết bởi Đức Phật vọt ra từ ánh sáng ở trên đỉnh đầu của Như Lai.

Nhân bởi Thần Chú của tâm này nên mười phương Như Lai được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Do mười phương Như Lai chấp trì Thần Chú của tâm này nên có thể hàng phục chúng ma và chế phục ngoại đạo.

Do mười phương Như Lai nhờ vào Thần Chú của tâm này nên có thể ngồi trên tòa hoa sen báu và ứng thân đến khắp cõi nước nhiều như vi trần.

Do mười phương Như Lai gìn giữ Thần Chú của tâm này nên có thể chuyển đại pháp luân ở trong cõi nước nhiều như vi trần.

Do mười phương Như Lai thọ trì Thần Chú của tâm này nên có thể xoa đảnh thọ ký cho các chúng sanh trong các Thế Giới khắp mười phương. Những chúng sanh chưa thành tựu quả vị ở các Thế Giới trong mười phương thì cũng nhờ ơn của Chư Phật mà được thọ ký.

Do mười phương Như Lai nương vào Thần Chú của tâm này nên có thể cứu tế chúng sanh khổ ách ở các Thế Giới trong mười phương, gồm có: Địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, mù điếc câm ngọng, nỗi khổ của oán ghét gặp nhau, nỗi khổ của yêu thương chia lìa, nỗi khổ của mong cầu không được, nỗi khổ của năm uẩn cháy phừng, và những việc xui xẻo hoặc lớn hay nhỏ.

Đồng thời Chư Phật cũng giải thoát chúng sanh ra khỏi giặc cướp, đao binh, nạn Vua, ngục tù, gió bão, lũ lụt, hỏa hoạn, và đói khát bần cùng. Chư Thế Tôn chỉ ứng tâm niệm chú thì tất cả những việc không may đều tiêu tan.

Do mười phương Như Lai thuở xưa đã tùy thuận Thần Chú của tâm này nên có thể ở trong bốn uy nghi mà phụng sự các vị thiện tri thức, cúng dường như ý, và được chọn làm những vị đại Pháp Vương Tử ở trong Pháp hội của Như Lai nhiều như cát sông Hằng.

Do mười phương Như Lai thực hành Thần Chú của tâm này nên có thể nhiếp thọ các chúng sanh hữu duyên và có thể làm cho những ai tu hành Nhị Thừa chẳng sanh kinh sợ khi nghe về tạng bí mật.

Do mười phương Như Lai đã tụng niệm Thần Chú của tâm này nên được thành vô thượng giác, ngồi dưới cội Đạo thụ, và vào đại tịch diệt.

Do mười phương Như Lai truyền dạy Thần Chú của tâm này nên có thể phó chúc Phật sự sau khi diệt độ, làm cho giáo Pháp trụ thế dài lâu, và những ai nghiêm trì giới luật tất sẽ được thanh tịnh.

Nếu từ sáng đến tối chẳng gián đoạn và cũng không lặp lại văn từ, Ta liên tục nói về công đức của Đại Bạch Tản Cái Thần Chú được tuyên thuyết bởi Đức Phật vọt ra từ ánh sáng ở trên đỉnh đầu của Như Lai, thì cho dù trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng cũng chẳng thể cùng tận.

Mật chú này cũng gọi là Thần Chú Được Tuyên Thuyết Từ Trên Đỉnh Đầu của Như Lai.

Hàng Hữu Học các ông vẫn chưa dứt sạch luân hồi. Tuy các ông đã phát tâm chí thành để trở thành bậc Ứng Chân, nhưng nếu không trì chú này mà ngồi Đạo Tràng và muốn thân tâm của mình lìa khỏi những việc của ma, thì thật không có việc ấy.

Này Khánh Hỷ! Nếu có chúng sanh ở bất kỳ Quốc Gia nào trên Thế Giới mà có thể dùng vỏ cây hoa, lá cây cọ, giấy trắng, hay bạch điệp mà biên chép Thần Chú này, rồi lưu giữ trong túi thơm. Cho dù tâm trí của ai ám độn đi nữa và chưa có thể tụng niệm hay học thuộc Thần Chú, nhưng nếu mang túi thơm bên mình hoặc cất giữ ở trong nhà, thì phải biết suốt cuộc đời của người ấy sẽ không bị bất cứ loại độc nào mà có thể gây hại.

Này Khánh Hỷ! Ta nay sẽ nói thêm cho ông biết về việc làm sao Thần Chú này có thể cứu hộ thế gian, giúp chúng sanh thoát khỏi sợ hãi kinh hoàng, và thành tựu trí tuệ xuất thế gian.

Sau khi Ta diệt độ, nếu có chúng sanh nào ở vào thời mạt pháp mà có thể tự mình tụng niệm hoặc dạy bảo người khác tụng niệm Thần Chú này, thì phải biết những chúng sanh tụng trì Thần Chú như thế: Lửa chẳng thể đốt họ, nước chẳng thể dìm họ, và dù là thuốc độc mạnh hay nhẹ thì cũng không thể tổn hại họ, và như vậy cho đến tất cả chú thuật tà ác của Trời Rồng quỷ thần hay yêu tinh quỷ quái thì cũng đều chẳng thể khống chế họ.

Khi tâm họ đã đắc chánh định, mọi tố chất chế tạo từ chú thuật, bùa ngải trù ếm, thuốc độc trộn với vàng hay bạc, thảo mộc trùng xà, hay vạn vật độc khí, một khi những thứ ấy vào miệng của người đó thì đều sẽ thành vị cam lộ.

Tất cả yêu tinh ác độc và chúng quỷ thần oán tâm hại người đều chẳng thể khởi lòng ác. Chướng ngại thần, các vị quỷ vương từng làm ác, và hàng quyến thuộc của họ, do đều thọ ân sâu của Phật đã hóa độ nên sẽ luôn thủ hộ người trì chú.

Này Khánh Hỷ! Phải biết Thần Chú này luôn được tám mươi bốn ngàn nayuta Hằng Hà sa ức chư Bồ Tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương hộ trì. Mỗi vị đều có hàng kim cang chúng làm quyến thuộc và ngày đêm họ luôn đi theo để bảo vệ người trì chú.

Cho dù có chúng sanh nào với tâm tán loạn và thiếu chánh định đi nữa nhưng nếu tâm họ nhớ nghĩ và miệng đọc chú, thì các vị Bồ Tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương cũng luôn đi theo hộ vệ. Hà huống là các Thiện Nam Tử đã phát khởi đạo tâm kiên định.

Lại nữa, các vị Bồ Tát ở trong chủng tộc của Kim Cang Tạng Vương sẽ âm thầm chú tâm phát khởi thần thức của người trì chú. Bấy giờ tâm của người ấy sẽ có thể nhớ lại rõ ràng mọi việc ở trong tám mươi bốn ngàn Hằng Hà sa kiếp mà chẳng hề nhầm lẫn.

Từ đó về sau cho đến thân cuối cùng, đời đời họ sẽ không sanh làm quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ xú uế, quỷ cực xú uế, quỷ úng hình, quỷ hút tinh khí, hay quỷ đói, hoặc những loài chúng sanh xấu ác có hình, vô hình, có tưởng, hay vô tưởng.

Các Thiện Nam Tử nào đọc tụng hay biên chép Thần Chú, mang Thần Chú theo bên mình, hoặc an trí Thần Chú ở nơi thích hợp để làm những sự cúng dường, thì từ kiếp này đến kiếp khác, họ không sanh ở gia đình bần cùng hạ tiện hay ở nơi chẳng an vui. Giả sử các chúng sanh này không đích thân làm những việc phước đức, mười phương Như Lai cũng sẽ chuyển công đức của mình cho người ấy.

Do vậy nên trải qua số kiếp nhiều như cát Sông Hằng, vô số kiếp, bất khả thuyết, bất khả thuyết, họ sẽ thường sanh cùng một nơi với Chư Phật. Vô lượng công đức của họ sẽ dày khít như chùm quả côm lá hẹp. Họ sẽ ở cùng một nơi để huân tu pháp lành và vĩnh viễn không rời xa Chư Phật.

Lại nữa, Thần Chú này có thể làm cho những người phá giới được phục hồi giới căn thanh tịnh, những ai chưa thọ giới sẽ được thọ giới, những ai chưa tinh tấn sẽ khiến họ tinh tấn, những ai vô trí tuệ sẽ được trí tuệ, những ai không thanh tịnh sẽ mau được thanh tịnh, và những ai chưa ăn chay trì giới thì sẽ tự mình thành tựu trai giới.

Này Khánh Hỷ! Giả sử thiện nam tử đó đã phạm giới cấm trước khi thọ trì Thần Chú. Sau khi trì chú, những tội phá giới của họ, chẳng kể là nặng hay nhẹ, sẽ đồng thời tiêu diệt. Giả sử những người ấy có thể đã uống rượu, ăn năm loại thực vật hôi nồng, hoặc dùng đủ mọi thức ăn bất tịnh, nhưng hết thảy Chư Phật, chư Bồ Tát, kim cang thần, thiên chúng, Tiên Nhân, và quỷ thần sẽ không xem đó là lỗi lầm.

Hoặc giả sử những người ấy mặc quần áo rách nát đi nữa, nhưng mọi việc làm của họ đều vẫn thanh tịnh. Cho dù họ không kiến lập Pháp đàn, không vào Đạo Tràng, và cũng không hành Đạo đi nữa, nhưng nếu họ tụng trì chú này thì công đức cũng giống như đã vào đàn tràng để hành Đạo không chút sai khác.

Hoặc giả sử những người ấy đã tạo năm trọng tội ngỗ nghịch và lẽ ra phải đọa địa ngục Vô gián, hoặc họ là những Bhikṣu phạm bốn giới nghiêm trọng đáng bị trục xuất, hoặc họ là những Bhikṣuṇī phạm tám giới nghiêm trọng đáng bị trục xuất, nhưng một khi tụng chú này xong, các nghiệp trọng như thế thảy đều tiêu diệt đến sợi lông tơ cũng chẳng còn, tựa như cơn gió lốc thổi tan bãi cát.

Này Khánh Hỷ! Giả sử có những chúng sanh ở đời hiện tại hay ở đời trước mà chưa từng sám hối tất cả tội chướng nặng nhẹ đã tạo từ vô lượng vô số kiếp cho đến nay, nhưng nếu họ có thể đọc tụng, biên chép, mang Thần Chú theo bên mình, hoặc an trí Thần Chú ở nơi cư trú trong nhà, khu vườn, hay quán trọ, thì những nghiệp tội tích tập của họ sẽ tan rã như tuyết bị nấu chảy. Không lâu sau đó, họ đều sẽ chứng đắc vô sanh nhẫn.

Lại nữa Khánh Hỷ! Giả sử có người nữ nào không con và cầu mong con cái, nếu họ có thể chí tâm tụng thuộc lòng Thần Chú hoặc có thể mang Đại Bạch Tản Cái Thần Chú này ở bên mình, thì sẽ sanh con cái với phước đức trí tuệ.

Hoặc những ai mong sống lâu thì sẽ được sống lâu. Hoặc những ai mong kết quả mỹ mãn thì sẽ mau được viên mãn, cho đến thân mạng và sắc lực thì cũng lại như vậy. Sau khi mạng chung, họ sẽ tùy theo ước nguyện mà vãng sanh về các Quốc Độ trong mười phương và nhất định sẽ không sanh ở chốn biên địa hạ tiện. Hà huống là sanh vào hàng tạp loại chúng sanh.

Này Khánh Hỷ! Giả sử ở bất kỳ nơi đâu, hoặc ở xóm làng, tỉnh huyện, hay trong Quốc Gia nào mà gặp nạn đói kém, bệnh dịch, đao binh, giặc cướp, đấu tranh, cùng đủ mọi ách nạn khác xảy ra, thì hãy biên chép Thần Chú này và an trí ở bốn cổng thành, các ngôi tháp, hoặc treo lên cờ xí.

Hãy chỉ dạy tất cả dân chúng ở trong Quốc Gia đó phải nghênh tiếp, cung kính lễ bái, và nhất tâm cúng dường Thần Chú này. Hãy chỉ dạy mỗi công dân ở đó nên mang theo Thần Chú bên mình hoặc an trí trong nhà. Như thế mọi tai ách tất đều sẽ tiêu diệt.

Này Khánh Hỷ! Trong quốc gia nào hoặc ở bất kỳ nơi đâu mà có chúng sanh tùy thuận chú này, Trời Rồng sẽ hoan hỷ, mưa gió thuận hòa, ngũ cốc chín rộ, và muôn dân an lạc. Thần Chú này cũng lại có thể ngăn chặn tất cả tai chướng được thấy qua sự biến đổi quái dị xấu ác của tinh tú ở mỗi phương xứ. Dân chúng sẽ không bị chết yểu, chẳng bị gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, ngày đêm ngủ nghỉ an lành, và không hề gặp ác mộng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần