Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Một - Phẩm Tựa - Tập Bốn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI
CĂN BẢN NGHI QUỸ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thiên Tức Tai, Đời Tống
PHẨM MỘT
PHẨM TỰA
TẬP BỐN
Lại có vô số trăm ngàn câu chi Tôn Giả Sthavira, chúng Đại Thanh Văn mahā śrāvaka cùng với quyến thuộc.
Ấy là: Đại Ca Diệp Tôn Giả Mahā kāśyapa, Già Gia Ca Diệp Tôn Giả Gayā kāśyapa, Ưu Lưu Tần Loa Ca Diệp Tôn Giả Duravikṣo kāśyapa Uruvilvā Kāśyapa, Pha La Đọa Nhạ Tôn Giả Bharadvāja, Tần Đầu Lô Tôn Giả Viṇḍola, Phộc La Nại Phộc Nhạ Tôn Giả Bhara dhvaja, Mục Kiền Liên Tôn Giả Maudgalyāyana, Đại Mục Kiền Liên Tôn Giả Mahāmaudgalyāyana, Xá Lợi Tử Tôn Giả Śāriputra, Đại Xá Lợi Tử Tôn Giả Mahāśāriputra, Tu Bồ Đề Tôn Giả Subhūti, Đại Tu Bồ Đề Tôn Giả Mahā subhūti, Kiều Phạm Ba Đề Tôn Giả Gavāmpati, Ca Đa Diễn Nẵng Tôn Giả Kātyāyana, Đại Ca Đa Diễn Nẵng Tôn Giả Mahā kātyāyana.
Ưu Ba Ly Tôn Giả Upāli, Ba Nại Lý Ca Tôn Giả Bhadrika, Yết Tân Na Tôn Giả Kaphiṇa, Nan Đà Tôn Giả Nanda, A Nan Đà Tôn Giả Ānanda, Tôn Đà La Nan Đà Tôn Giả Sundarananda, Ổ BA Nan Đà Tôn Giả Upananda, Lộ Ca Bộ Đa Tôn Giả Lokabhūta, Ma Lý Ngu Ca Tôn Giả Varṇaka.
Ổ Ba Ma Lý Ngu Ca Tôn Giả Upavarṇaka, Nan Nễ Ca Tôn Giả Nandika, Ổ Ba Nan Nễ Ca Tôn Giả Upanandika, A Nậu Lâu Đà Tôn Giả Aniruddha, Bố La Noa Tôn Giả Pūrṇa, Tam Bố La Noa Tôn Giả Supūrṇa, Ổ Ba Bố La Noa Tôn Giả Upapūrṇa, Đề Sái Tôn Giả Tiṣya, Bố Nẵng Lý Phộc Tô Tôn Giả Punarvasu.
Lỗ Lỗ Tôn Giả Rūha, Lao Nại La Ca Tôn Giả Raudraka, Lao La Phộc Tôn Giả Raurava, Câu Lỗ Bán Tức Ca Tôn Giả Kuru pañcika, Ổ Ba Bán Tức Ca Tôn Giả Upapañcika, Ca La Tôn Giả Kāla, Tô Ca La Tôn Giả Sukāla, Lý Phộc Na Tôn Giả Devala, La Hộ La Tôn Giả Rāhula, Hạ Lý Đa Tôn Giả Harita, Ổ Ba Hạ Lý Đa Tôn Giả Upaharita.
Đạt Dã Nẵng Tôn Giả Dhyāyi, Nễ Đạt Dã Dĩ Ca Tôn Giả Nandi dhyāyika, Ổ Ba Dĩ Ca Tôn Giả Upāyika, Ổ Ba Nại Dĩ Ca Tôn Giả Upayāyika, Thất Lý Dã Sa Tôn Giả Śreyasa, Ca Nại La Tôn Giả Kadra, Vĩ Dũ Bổ Đát La Tôn Giả Vyomalla putra, Thâm Tài Tôn Giả Upadravya, Ô Bế Đa Tôn Giả Upeta, Kiện Noa Tôn Giả Khaṇḍa.
Để Sa Tôn Giả Tiṣya, Ma Hạ Để Sa Tôn Giả Mahā tiṣya, Tam Mãn Đa Để Sa Tôn Giả Samantatiṣya, A Tha Dã Nẵng Tôn Giả āhvayana, Đắc Xưng Tôn Giả Yasoda, Danh Xưng Tôn Giả Yasika, Hữu Tài Tôn Giả Dhanika, Tài Hải Tôn Giả Dhanavarṇa, Đa Tài Tôn Giả Upadhanika, Tất Na Phộc Tha Tôn Giả Pilindavaśa, Tinh Già La Tôn Giả Pippala.
Kim Pha La Tôn Giả Kimphala, Đa Quả Tôn Giả Upaphala, Vô Biên Quả Tôn Giả Ananta phala, Chính Quả Tôn Giả Saphala, Đồng Tử Tôn Giả Kumāra, Đồng Tử Ca Diệp Tôn Giả Kumāra kāśyapa, Ma Hộ Na Tôn Giả Mahoda, Số Noa Xá Phộc Lăng Nghĩ Ca Tôn Giả Ṣoḍaśavartikā, Nan Hoan Hỷ Na Nẵng Tôn Giả Nanada, Thâm Hỷ Tôn Giả Upananda.
Nhẫm Ma Tế Nẵng Tôn Giả Jihva jihma, Giáng Ma Tôn Giả Jita pāśa, Ma Hứ Thấp Phộc Sa Tôn Giả Maheṣvāsa, Phộc Thiết Ca Tôn Giả Vātsīka, Câu Lỗ Câu La Tôn Giả Kurukulla, Ô Ba Câu Lỗ Câu La Tôn Giả Upakurukulla, Câu Chi Ca La Noa Tôn Giả Koṭī karṇa, Thất La Phộc Noa Tôn Giả Śramaṇa, Tố Lỗ Ba La Đa Ca Tôn Giả Śroṇīparāntaka.
Ngưỡng Nghĩ Dã Ca Tôn Giả Gāṅgeyaka, Nghĩ Lý Ca Lý Ni Tôn Giả Girikarṇika, Ca Câu Chi Ca Lý Ni Ca Tôn Giả Koṭi karṇika, Phộc Lý Sử Ca Tôn Giả Vārṣika, Tế Đa Tôn Giả Jeta, Tố Nhĩ Đa Tôn Giả Sujeta, Cát Tường Mật Tôn Giả Śrī gupta, Thế Mật Tôn Giả Loka gupta, Sư Mật Tôn Giả Guru gupta, Ngu Lỗ Ca Tôn Giả Guruka, Nhũ Để La Sa Tôn Giả Dyotīrasa.
Nga My Ca Tôn Giả Sanaka, Hạ Di Ca Tôn Giả Ḍimbhika, Đô Sa Nhẫm Di Ca Tôn Giả Upaḍimbhika, Vĩ Sa Câu Chi Ca Tôn Giả Visakoṭika, A Nẵng Phệ Na Tôn Giả Anāthada, Ô Ba Phộc Lý Đa Nẵng Tôn Giả Upavartana, Vĩ Phộc Lý Đa Nẵng Tôn Giả Vivartana, Ô Ma Đa Ca Tôn Giả Unmattaka, Nhũ Đa Tôn Giả Dyota, Tam Mãn Đa Tôn Giả Samanta.
Bạt Na La Tôn Giả Bhaddali, Tô Bà Nại La Lộ Tôn Giả suprabuddha, Bà Nga Đa Tôn Giả Svāgata, Ô Ba Nga Đa Tôn Giả Upāgata, Lộ Già Nga Đa Tôn Giả Lohāgata, Khổ Tận Tôn Giả Duḥkhānta, hiền kiếp Tôn Giả Bhadra kalpika, Đại Hiền Tôn Giả Mahā bhadrika, Sự Hành Tôn Giả Arthacara, Tôn Phụ Tôn Giả Pitāmaha, Nga Để Ca Tôn Giả Gatika.
Bổ Sắt Sa La Tôn Giả Puṣpa māla, Bổ Sắt Ba Ca Thi Ca Tôn Giả Puṣpa kāśikha, Ô Ba Ca Thi Ca Tôn Giả Upakāśika, Đại Dược Tôn Giả Maha uṣadha, Đại phước đức Tôn Giả Mahojaska, Ma Hộ Nhạ Tôn Giả Mahoja, A Nỗ La Đà Tôn Giả Anurādha, La Phệ Ca Tôn Giả Rādhaka, La Thi Ca Tôn Giả Rāsika, Chính Phạm Tôn Giả Subrahma, Thích Duyệt Tôn Giả Suśobhana.
Chính Thế Tôn Giả Suloka, Biến Diệu Tôn Giả Samāgama, Chính Diệu Tôn Giả Mita… Tôn Giả như vậy ở vô biên pháp giới thấu ngộ vị giải thoát, tu hạnh của ba thừa, được Quả Tiểu Thừa Hīna yāna phala, thực hành bốn Vô Lượng Quán Catvāryapramāṇāni, ba giải thoát Trimokṣa, đầy đủ uy nghi, chặt đứt hẳn luân hồi Saṃsāra, thân tâm thanh tịnh, trụ cõi Niết Bàn… thảy đều bình đẳng, tất cả không có ngăn ngại, đi đến chỗ Tập Hội của Đức Đại Mâu Ni trên Trời Tịnh Quang, nghe pháp.
Lại có vô số Tôn Giả Đại Bật Sô Ni đều chứng Niết Bàn, quán tưởng chính đạo, phóng ánh sáng trí tuệ, trong sạch lìa dục, luôn ở nước Phật gom chứa đức không cùng tận, người Trời cúng dường làm ruộng phước to lớn, ở trong thế gian là thù thắng bậc nhất. Bình đẳng hưng khởi lòng yêu thương giúp đỡ cho hết thảy loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, không có chân… đều được lợi lạc.
Ấy là: Gia Thù Đà La Tôn Giả Yaśodharā, Gia Thù Tôn Giả Yaśodā, Ma Hạ Bát La Nhạ Bát La Tôn Giả Mahā prajāpatī, A Nan Đa Tôn Giả Anantā, Tô Nhạ Đa Tôn Giả Sujātā, Nan Na Tôn Giả Nandā, Tốt Thổ La Na Tôn Giả Sthūlanandā, Tô Nan Na Tôn Giả Sunandā, Địa Dã Dĩ Nễ Tôn Giả Dhyāyinī, Tôn Na Lý Tôn Giả Sundarī.
Vĩ Xá Khư Tôn Giả Viśākhā, Ma Noa La Tha Tôn Giả Manorathā, Nhạ Dã Phộc Để Tôn Giả Jayavatī, Vĩ La Tôn Giả Vīrā, Nỉ Phộc Đa Tôn Giả Devatā, Tô Nỉ Phộc Đa Tôn Giả Sudevatā, A Ngật La Ca Tôn Giả Āśritā, Thất Lý Dã Tôn Giả Śriyā, Bát La Phộc La Tôn Giả Pravarā, Bát La Bát Lý Diệm Phộc Na Tôn Giả Pramuditā priyaṃvadā.
Lỗ Hứ Ni Tôn Giả Rohiṇī, Hộ Quốc Tôn Giả Dhṛtarāṣṭrā, Hộ Chủ Tôn Giả Dhṛtā svāmikā, Tam Ma Na Tôn Giả Sampadā, Phộc Bố Sa Tôn Giả Vapuṣā, Thất La Đà Tôn Giả Śruddha, Bát Lý Ma Tôn Giả Premā, Đầu Kế Tôn Giả Jaṭā, Diệu Kế Tôn Giả Upajaṭā, Phổ Kế Tôn Giả Samanta jaṭā, Đoạn Luân Hồi Tôn Giả Bhavāntikā, Diệu Quán Tôn Giả Bhāvatī.
Ý Tốc Tôn Giả Manojavā, Kế Xá Phộc Tôn Giả Keśavā, Vĩ Sắt Nữ La Tôn Giả Viṣṇulāṃ, Vĩ Sắt Nữ Mạt Để Tôn Giả Viṣṇu vatī, Diệu Ý Tôn Giả Sumanā, Đa Ý Tôn Giả Bahu matā, Tăng Ích Tôn Giả Śreyasī, Ly Khổ Tôn Giả Duḥkhāntā, Tác Nghiệp Tôn Giả Karmadā, Nghiệp Quả Tôn Giả Karma phala, Tối Thắng Tôn Giả Vijaya, Tôn Thắng Tôn Giả Jaya.
Phộc Sa Phộc Tôn Giả Vāsava, Thiên Tôn Giả Vasudā, Pháp Thí Tôn Giả Dharmadā, Pháp Đảm Một La Tôn Giả Narmadā tāmrā, Bà Đảm Một La Tôn Giả Sutāmrā, Đại Xưng Tôn Giả Kīrtivatī, Đại Ý Tôn Giả Manovatī, Hoan Hỷ Tôn Giả Prahasitā, Siêu Tam giới Tôn Giả Tribhavāntā, Ly Tam Độc Tôn Giả Trimalāntā, Trừ Khử Khỗ Não Tôn Giả Duḥkhaśāyikā.
Nễ Lý Vĩ Noa Tôn Giả Nirvīṇā, Tam Sắc Tôn Giả Triparṇā Trivarṇa, Liên Hoa Sắc Tôn Giả Padma varṇā, Đại Liên Hoa Tôn Giả Padmāvatī Mahā padma, Liên Hoa Quang Tôn Giả Padma prabhā, Liên Hoa Tôn Giả Padma, Bát Nại Ma Phộc Để Tôn Giả Padmāvatī, Tam Tướng Tôn Giả Triparṇī Trivarṇī, Thất Sắc Tôn Giả Sapta varṇī, Ưu Bát La Sắc Tôn Giả Utpalavarṇā…
Nhóm Đại Tôn Giả Thanh Văn Bật Sô Ni như vậy đều đến chỗ của Đức Phật, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Phật, tùy vui với Thần Thông của Bồ Tát, nguyện nghe Chân Ngôn Pháp Cú, rồi ngồi an lành trong đại chúng.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni quán tâm ý của tất cả đại chúng ấy có tính thanh tịnh lìa các nhiễm, giống như hư không vượt qua ba cõi, rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: Nay ông hãy nghe cho kỹ! Này Diệu Cát Tường! Ông tu Bồ Tát Hạnh.
Phật nói Nghiệp Quả Karma phala Chân Ngôn Hạnh Nghĩa Mantracaryārtha tùy theo chỗ ý ưa thích đều khiến cho ông được Pháp Cú Dharma pada, Nghiệp Cú Karma pada, Tức Tai Cú Śānti pada, Giải Thoát Cú Mokṣa pada. Chỉ thực hành bình đẳng Samatā, đừng sinh nghi ngờ, cũng được Thập Lực, Phổ Lực, đại lực của Như Lai. Hay giáng phục ma oán, tên là Bồ Tát Tam Ma Địa Như Như Quán Sát Bodhisatva samādhiṃ bhāvayatha.
Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào Tam Ma Địa. Dùng thần lực của mình chấn động trăm ngàn vi trần số ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, ánh sáng lớn chiếu khắp.
Lúc đó, Đức Như Lai nói Chân Ngôn là:
Nẵng mạc tam mãn đá một đà nam, ma bà phộc sa phộc bà phộc, tam mãn nga đá nam.
Nẵng mạc bát la đát dã ca một đà dã, thất la phộc ca xá.
Nẵng mô mạo địa tát đát phộc nam, nại xá bộ nhĩ, bát la để sắt sỉ đế sa phộc la noa, mạo địa tát đát phộc nam, ma hạ tát đát phộc nam.
Đát nễ dã tha: Án, khư khư, khư hứ khư hứ, nỗ sắt trá tát đát phược nại ma ca, a tất, mưu sa la, ba la thú, ba xá, hạ tát đá, tả đổ lý bộ nhạ, tả đổ lý mục khư, sa nhập phộc la noa, nga tha nga tha, ma hạ vĩ cận nẵng, già đá ca,vĩ cật lý đá nẵng nẵng, tát lý phộc bộ đá, bà diệm ca la, a trá trá hạ sa, nẵng nỉ nễ, vĩ dã già la tả lý ma nễ, phộc tát nẵng, câu lỗ, tát lý phộc ca lý hàm, thế na thế na, tát lý phộc mãn đát la, tần na tần na, ba la mẫu nại la ma ca lý sa, tát lý phộc bộ đán, nễ lý ma tha, nễ lý ma địa, tát lýphộc thế sắt tráng, bát la phệ xá dã, bát la phệ xá dã, mạn noa la, mạt địa dã, phệ phộc thấp phộc đá, nhĩ vĩ đát đá la, câu lỗ câu lỗ, ma ma, ca lý diệm, na hạ na hạ, bát tả bát tả, ma vĩ lăng phộc, ma vĩ lăng phộc, tam ma dã mạt đổ sa ma la, hồng hồng, phả trá phả trá, tát phổ trá dã, tát phổ trá dã, tát phổ trá dã, tát lý phộc xá ba lý bố la ca, hứ hứ bà nga tông, khẩn tức la dã tất, ma ma, tát lý phộc la thải, sa đà dã, sa phộc hạ.
Namaḥ samantabuddhānām abhāvasvabhāvasamudgatānām.
Namaḥ pratyekabuddhaddhāryaśrāvakāṇām.
Namo bodhisattvānāṃ daśabhūmipratiṣṭhiteśvarāṇāṃ bodhisattvānāṃ mahāsattvānām.
Tadyathā: Oṃkhakha khāhi khāhi duṣṭa sattva damakaAsi musala paraśu pāśa hasta caturbhuja caturmukha ṣaṭcaraṇa gaccha gaccha mahāvighna ghātaka vikṛtānana sarva bhūta bhayaṅkara aṭṭa hāsa nādine vyāghracarmani vasana kuru kuru sarva karmāṃ, chinda chinda sarva mantrān, bhinda bhinda paramudrām, ākarṣaya ākarṣaya sarva mudrām, nirmatha nirmatha sarva duṣṭān, praveśaya praveśaya maṇḍala madhye, vaivasvatānta kara kuru kuru mama kāryam, daha daha paca paca mā vilamva mā vilamva samayamanusmara hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ, sphoṭaya sphoṭaya sarvāśāpāripūraka, he he bhagavan kiṃcirāyasi mama sarvārthān sādhaya svāhā.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chân Ngôn này xong, thời Diệu Cát Tường Đồng Tử hóa làm vị Đại Phẫn Nộ Minh Vương tên là Diệm Mạn Đức Ca Yamāntaka. Nhóm Diêm Ma Vương Yama rāja kia rất ư kinh sợ huống chi là người khác. Rồi tự mình đứng ở trước mặt Đức Thế Tôn.
Lúc đó, chúng sinh trong Đại Hội thấy vị Phẫn Nộ Minh Vương này đều run rẩy kinh sợ, tâm sinh lo lắng buồn rầu rối tác niệm này: Không có ai khác để quy mệnh, không có ai khác để xin thương xót, không có ai khác làm Chủ Tể được, chỉ có Đức Phật Thế Tôn. Nguyện xin rũ thương cứu giúp.
Tác niệm này xong. Bấy giờ, hết thảy Mẫu Hộ Lý Đa vô biên Thế Giới, bốn góc, phương trên, phương dưới: Loài sinh từ bào thai, loài sinh từ trứng, loài sinh ở nơi ẩm thấp, loài hóa sinh, loài ở trên hư không, loài ở dưới nước, loài ở trên bờ, tất cả có duyên… ở khoảng sát na đều đến tập hội.
Bấy giờ Đại Phẫn Nộ Minh Vương tự ban cáo sắc rằng: Nếu Đà La Ni Pháp Cú này ở trước tượng Phật, trong tháp Xá Lợi, nơi cúng dường Kinh pháp với trước mặt người thanh tịnh lìa dục… thì có thể đọc tụng. Nếu ở trước mặt người ham muốn tình dục mà trì Chân Ngôn này thì người ấy chẳng bao lâu, thân thể sẽ bị khô gầy rồi mau bị chết.
Nếu muốn cầu việc thì chẳng được trì tụng ở chỗ ồn ào náo loạn.
Ý ấy thế nào?
Vì người trì pháp, tâm chẳng thanh tịnh, sau đó bị nạn lớn đáng sợ, ắt bị chết.
Đức Phật Thế Tôn, Bồ Tát Ma Ha Tát khởi bi mẫn tối thượng, một hướng thực hành pháp khiến cho các chúng sinh đều vào nhất thiết trí trí Sarva jña jñāna, an trụ con mắt pháp, đến bờ Niết Bàn, thông đạt ba thừa, chẳng đứt đoạn Tam Bảo. Lại dùng sức đại bi nói Chân Ngôn Chú giáng phục Ma Vương, phá hoại chướng ngại, xa lìa việc ác, tăng ích cát tường.
Như lại có người mê muộn té ngã rồi được tỉnh lại. Hoặc thân thể bị bệnh gầy yếu được điều phục vui sướng, sống lâu không có bệnh, tăng thêm phú quý, thành tựu việc của mình. Đức Như Lai đại từ đại bi đại hỷ đại xả, đầy đủ uy nghi nói Chân Ngôn Hạnh này vì tất cả Nhân Hetu thù thắng, đừng nên nghi ngờ.
Bấy giờ, lại có Long Nāga: Rồng, Đại Long Mahā nāga, Dạ Xoa Yakṣa, Đại Dạ Xoa Mahā yakṣa, La Sát Rākṣasa, Tỳ Xá Tả Piśāca, Đại Tỳ Xá Tả Mahāpiśaca, Bố Đan Na Pūtana, Ca Tra Bố Đan Na Kaṭapūtana, Đại Ca Tra Bố Đan Na Mahā kaṭapūtana, Ma Đa Lỗ Māruta, Đại Ma Đa La Mahā māruta, Cung Bạn Noa Kuṃbhaṇḍa.
Đại Cung Bạn Noa Mahā kuṃbhaṇḍa, Vĩ Dã Noa Vyāḍa, Đại Vĩ dã Noa Mahā vyāḍa, Phệ Đa Noa Vetāḍa, Đại Phệ Đa Noa Mahā vetāḍa, Ca Mạo Nhạ Kamboja, Bà Nghệ Đô Dụ Bhaginyo, Đại Bà Nghệ Đô Dụ Mahā bhaginyo, Noa Chỉ Nễ Dụ Ḍakinyo, Đại Noa Chỉ Nễ Dụ Mahāḍākinyo, Tổ Sử Ca Cūṣakā, Đại Tổ Sử Ca Mahā cūṣakā.
Ổ Sa Đá La Ca Utsārakā, Đại Ổ Sa Đá La Ca Mahotsārakā, Nhân Thí Ca Ḍimphikā, Đại Nhân Thí Ca Mahā ḍimphikā, Khẩn Ba Ca Lỗ Nga Kimpakā rogā, Đại Khẩn Ba Ca Lỗ Nga Mahā kimpakā rogā, A Ba Sa Ma La Apasmārā, Đại A Ba Sa Ma La Mahā apasmārā, Nga La Hạ grahā, Đại Nga La Hạ Mahā grahā, A Ca Xá Ma Đá Lỗ Ākāśa mātarā.
Đại A Ca Xá Ma Đá Lỗ Mahākāśa mātara, Lỗ Bế Noa Rupiṇi, Đại Lỗ Bế Noa Mahā rupiṇi, Vĩ Lỗ Bế Noa Virupiṇi, Đại Vĩ Lỗ Bế Noa Mahā rupiṇi, Cật Lan Na Nẵng krandanā, Đại Cật Lan Na Nẵng Mahākrandanā, Tha Dã Chāyā, Đại Tha Dã Mahā chāyā, Tất Lý Sa Ca Preṣakā, Đại Tất Lý Sa Ca Mahā preṣakā, Khẩn Ca La Kiṅkarā, Đại Khẩn Ca La Mahākiṅkarā.
Dược Sát Noa Yakṣiṇya, Đại Dược Sát Noa Mahā yakṣiṇya, Nhập Phộc La Jvarā, Đại Nhập Phộc La Mahā jvarā, Tả Đổ Lý Tha Ca Cāturthakā, Đại Tả Đổ Lý Tha Ca Mahā cāturthakā, Nễ Đát Dã Nhập Phộc La Nitya jvarā, Vĩ Sa Ma Nhập Phộc La viṣama jvarā, Xá Đá Nễ Ca Sātatikā, Mô Đát Lý Để Ca Mauhūrtikā, Phộc Để Ca Vātikā, Bái Để Ca Paittikā.
Thất Ni Sáp Bế Ca Śleṣmikā, Phiến Để Ba Tức Tả sānnipātikā, Tức Tả Vidyā, Đại Tức Tả Mahāvidyā, Tất Đà Siddhā, Đại Tất Đà Mahā siddhā, Dụ Nghệ Nẵng Yogin, Đại Dụ Nghệ Nẵng Mahā yogin, Tiên Nhân Ṛṣi, Đại Tiên Nhân Mahā ṛṣi, Khẩn Nẵng La Kiṅkara, Đại Khẩn Nẵng La Mahā kiṅkara, Ma Hộ La Nga Mahoraga, Đại Ma Hộ La Nga Mahā mahoraga, Kiền Đạt Bà Gandharva, Đại Kiền Đạt Bà Mahā gandharva.
Thiên Deva: Trời, Đại Thiên Mahā deva.
Nhân Manuṣya: Người, Đại Nhân Mahā manuṣya.
Tụ Lạc Janapada: Thôn xóm, Đại Tụ Lạc Mahā janapada.
Hải Sāgara: Biển, Đại Hải Mahā sāgara.
Hà Nadi: Con sông, Đại Hà Mahā nadi.
Sơn Parvata: Núi, Đại Sơn Mahā parvata, Khố Tạng Nidhaya, Đại Khố Tạng Mahā nidhaya.
Địa Pṛthivi: Đất, Đại Địa Mahā pṛthivi.
Thụ Vṛkṣa: Cái cây, Đại Thụ Mahā vṛkṣa.
Cầm Pakṣiṇ: Loài chim, Đại Cầm mahā pakṣiṇ, Vương Rājan, Đại Vương Mahā rājan, Đế Thích Śakra, Đại Thiên Mahendra, Na La Diên Thiên Nārāyaṇa với Quỷ Chủ Lý Xá Nỗ Bhūtā viyati īśāna, Diệm Ma Yama, Phạm Brahma, Đại Phạm Mahā brahma, Phệ Phộc Thấp Phộc Đá Vaivasvata, Tài Chủ Dhanada.
Trì Quốc Dhṛtarāṣṭra, Quảng Mục Virūpākṣa, Tăng Trưởng Virūḍhaka, Câu Tỳ La Kubera, Mãn Hiền Pūrṇa bhadra, Châu Hiền Maṇi bhadra, Bát Chi Ca Pañcika, Kim Tỳ La Jambhala, Câu Sắt Ma La Kūṣmala, Hạ Lý Đa Hārīti, Hạ Lý Chỉ Xá Harikeśa, Hạ Lý Đế Harihārīti, Tân Nga La Piṅgalā, Tất Lý Diệm Ca La Priyaṅkara, A La Tha Ca La Arthaṅkara, Nhạ Lăng Nại La Jālandra, Lộ Kế Nại La Lokendra, Ổ Bế Nại La Upendra, Bí Mật Guhyaka.
Tả La Cala, Tả Ba La Capala, Nhạ La Tả La Jalacara, Sa Đá Nẵng Sātata, Nghệ Lý Giri: Ngọn núi, Kim Sơn Hemagiri, Đại Sơn Mahā giri, Tích Nhãn Kūtākṣa, Tam Đầu Triyasira… Như vậy lại có vô số Đại Dạ Xoa Thú Chủ Mahā yakṣa senāpati cùng với trăm ngàn na do tha câu chi Dạ Xoa quyến thuộc, dùng uy lực thần thông của Bồ Tát đều đến tập hội trong Trời Tịnh Quang để nghe pháp.
Lại có vô số Đại La Sát Vương Mahā rākṣasa rāja cùng với trăm ngàn na do tha câu chi La Sát quyến thuộc đi đến tập hội. Ấy là Thập Đầu La Sát Rāvaṇarākṣasa, Kim Sơn La Sát Praviṇa, Năng Phá La Sát Vidrāvaṇa, Loa Nhĩ La Sát Śaṅku karṇa, Bình Nhĩ La Sát Kumbha karṇa, Phổ Nhĩ La Sát Samanta karṇa, Diệm Ma La Sát Yama.
Ác Tướng La Sát Vibhīṣaṇa, Xú Ác La Sát Ghora, Đại Ác La Sát Mahā ghora, Thâm Ác La Sát Sughora, A Xoa La Sát Yakṣa, Diệm Ma Chung La Sát Yama ghaṇṭa, Ấn Nại La Nhĩ La Sát Indrajit, Lộ Ca Nhĩ La Sát Lokaji, Dũng Mãnh La Sát Yodhana, Đại Dũng Mãnh La Sát Suyodhana, Xoa La Sát Śūla, Tam Xoa La Sát Triśūla, Tam Đầu La Sát Triśira, Vô Biên Đầu La Sát Ananta śira… đến trong đại chúng để nghe pháp.
Lại có vô số Đại Tỳ Xá Tả Mahā piśāca cùng với trăm ngàn na do tha câu chi quyền thuộc là: Bế Nỗ Tỳ Xá Tả Pīlu piśāca, Ổ Ba Bế Nỗ Tỳ Xá Tả Upapīlu, Tô Bế Nỗ Tỳ Xá Tả Supilū, Vô Biên Bế Nỗ Tỳ Xá Tả Ananta pilū, Ý Nguyện Tỳ Xá Tả Manoratha, Vô Nguyện Tỳ Xá Tả Amanoratha, Cực Não Tỳ Xá Tả Sutāya, Chấp Trì Tỳ Xá Tả Grasana, Tô Đà Ma Tỳ Xá Tả Sudhāma, Ác Tỳ Xá Tả Ghora, Ác Hình Tỳ Xá Tả Ghora rūpi… đều đến tập hội để nghe pháp.
Lại có vô số Đại Long Vương Mahā nāgarāja cùng với trăm ngàn na do tha câu chi quyến thuộc, dùng sức Uy Thần của Minh Vương cũng đến tập hội.
Ấy là: Nan Đà Long Vương Nanda Nāga rāja, Ổ BA Nan Đà Long Vương Upananda, kiếm Mạt La Long Vương Kambala, Ổ Ba Ca Mạt La Long Vương Upakambala, Phộc Tô Chỉ Long Vương Vāṣuki, Vô Biên Long Vương Ananta, Đắc Xoa Ca Long Vương Takṣaka, Liên Hoa Long Vương Padma.
Đại Liên Hoa Long Vương Mahā padma, Tăng Già Ba La Long Vương Saṅkhapāla, Thương Già Long Vương Śaṃkha, Thương Già Ba La Long Vương Śaṃkhaq pāla, Yết Câu Tra Ca Long Vương Karkoṭaka, Câu Lệ Ca Long Vương Kulika, A Lệ Ca Long Vương Akulika, Ma Ni Long Vương Māṇa, Ca La Thú Na La Long Vương Kalaśoda, Câu Lệ Thi Ca Long Vương Kuliśika.
Tán Bế Dã Long Vương Cāṃpeya, Ma Ni Nẵng Nga Long Vương Maṇināga, Ma Na Bà Nhạ Long Vương Mānabhañja, Noa Cúng La Long Vương Dukura, Ổ Ba Noa Cúng La Long Vương Upadukura, Lạc Câu Tra Long Vương Lakuṭa, Sa Phệ Đa Long Vương Śveta.
Sa Phệ Đá Bà Nại La Long Vương Śveta bhadra, Nễ La Long Vương Nīla, Nễ La Một La Long Vương Nīlāmbuda, A Ba La La Long Vương Apalāla, Hải Long Vương Sāgara, Đại Hải Long Vương Upasāgara… đều ngồi một bên để nghe pháp.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thiện Sanh
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Ba Mươi Bảy - Phẩm Lãnh Hội Chánh Pháp
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thập Nhị
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thiện Pháp Kiến Lập
Phật Thuyết Kinh Niệm Tụng được Lược Ra Trong Kim Cương đỉnh Du Già - Phần Mười