Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Mười Một - Phẩm Tùy Nghiệp Nhân Quả

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG

BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

CĂN BẢN NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thiên Tức Tai, Đời Tống  

PHẨM MƯỜI MỘT

PHẨM TÙY NGHIỆP NHÂN QUẢ  

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập vào Nhất Thiết Như Lai Thần Thông Biến Hóa Tam Ma Địa Sarva tathāgata vikurvita samādhi, rồi ở tam tinh phóng ra ánh sáng lớn, làm nhóm màu: Xanh, vàng, hồng, trắng, phả ly Sphaṭika chiếu tất cả Thế Giới, các cõi nước Phật ở mười phương.

Ở các Thế Giới, ánh sáng chiếu khắp, trong khoảng phút chốc triệu khắp tất cả hàng Trời, các Tú Diệu. Các Tú Diệu Graha nakṣatra ấy tùy theo triệu mà đến, đến Chúng Hội xong, lễ kính rồi trụ.

Ánh sáng của Đức Phật có uy che trùm Chúng Hội, chiếu khắp cả xong, quay về từ tam tinh của Đức Thế Tôn mà nhập vào. Các Tú Diệu kia với quyến thuộc ấy nhìn thấy ánh sáng nhập vào tam tinh của Đức Phật Thế Tôn thỡi mỗi mỗi đều chắp tay, run sợ quy mệnh, trong khoảng phút chốc mê muộn té xuống đất, nương vào từ lực của Đức Phật tự sống trở lại.

Lúc đó, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tất cả Tú Diệu với quyến thuộc rằng: Các ngươi đừng sợ! Hãy thành tâm nghe cho kỹ! Các tinh Tú Thiên! Ngươi, chúng Thánh Thiên! Ta nghĩ đến chúng sinh ngu si, không có trí, chẳng hiểu biết ý của ta. Ta muốn các nhóm chúng sinh như vậy ở các thế gian, khởi mọi loại tâm, tu mọi loại hạnh.

Lợi ích cho mình cho người khác, hướng đến cầu thân Kim Cương bền chắc bậc nhất của Như Lai. Do mê đảo cho nên ưa thích cầu hàng Người, Trời, A Tu La… lại đi vào mọi loại các nẻo hoang vắng của luân hồi, tùy theo nghiệp thiện ác đã làm ấy thọ nhận mọi loại thân của thế gian. Thân đã thọ nhận, không có chủ tể. Nếu lại chỗ làm tối thượng là chủ của Người, Trời…

Trừ tùy theo nghiệp duyên ra, còn lại không có chỗ có được. Nghiệp duyên ấy chủ yếu là mượn nhân hetu sinh ra, chỗ sinh của nhân ấy chủ yếu theo duyên Pratyaya mà lập.

Như vậy nhân duyên cùng trợ nhau hòa hợp, thích hợp sinh bốn đại, bốn đại sinh uẩn Skandha hướng đến vô biên hành, hành hướng đến cõi giới khác. Thế nên phân biệt vô lượng sự sinh ra. Sau lại mạng chung chết do lửa vô trí, gió nghiệp tạo tác cho nên tính đều thiêu đốt, che trùm làm cho chẳng thực hành hạnh không có ngăn ngại của ba thừa bình đẳng.

Khi Đại Thừa Mahā yāna lớn lên thì tạo làm tùy theo nhân duyên. Hạnh Trung Thừa Bích Chi Phật tự vì Trí chẳng lợi cho người khác. Tiểu Thừa Thanh Văn ưa thích trụ đoạn kiến, chấp tâm chẳng quay lại, không cầu lối nẻo khác.

Lại nữa, khi ngu si mê hoặc thời tạo làm mọi loại nghiệp, trụ ở thế gian cầu thành tựu của thế gian. Nếu lại đối với tịch tĩnh vô bệnh cú, vô phiền não cú, đạo bát chính thanh tịnh vô ngại … đối với pháp như vậy nên siêng năng tu tập, lìa nơi chẳng thiện, các nghiệp ác thì người kia tự được trụ hạnh của ba thừa không có ngăn ngại.

Lại nữa, bảo Tinh Tú Thiên: Tức Tai Śāntika kia có ba loại pháp. Trì tụng Hành Nhân tu ba loại nghiệp, được ba loại quả, đối với ba loại này cần phải biết rõ.

Lại hai loại nghiệp điên đảo kia cũng được thấy ba loại Tộc Gotra, kẻ kia lại được thấy tám loại Tộc, lại nữa thấy một loại Tộc, tất cả Chân Ngôn trụ Tịch Tĩnh Niết Bàn Tộc Śāntaṃ nirvāṇa gotra thuộc tâm thanh tịnh của Phật. Như vậy đã nói Nhân Nghiệp đều là tướng của Chân Ngôn. Âm Dương kia cũng thế.

Nói về thế gian thành tựu. Nghiệp mà người kia đã làm như vậy, nhân quả đã được … giống như gieo trồng lúa, thấy nảy mầm thì sẽ biết kết quả trái. Pháp thành tựu kia cũng lại như vậy.

Nếu được điềm tốt lành thì quyết định biết thành tựu. Ví như màu trắng nói là tối thượng. Âm dương cũng thế, nếu Cát Tường hợp làm các việc đầy đủ, tất cả các pháp đều là phương tiện, chỉ dùng một Nghiệp để làm tối thượng.

Kẻ kia, nếu không có nghiệp, thân không có chỗ trụ thì làm sao được điềm tốt lành?!

Ṇếu đủ hành tướng của điềm lành như thế cùng với sinh tộc jātakairgotra thì mới biết kẻ kia được mọi loại nghiệp thiện. Nếu đối với tướng, đối với nghiệp mà không có chỗ có được thì ở khoảng giữa không ai có thể biết được. Lại như người bệnh, khí lực suy kém, dung nhan tiều tụy thì mới biết là bị bệnh. Lại nữa, thấy nghiệp của chúng sinh được thân như vậy là thiện, là ác, quả báo, điềm lành… nói là sinh tướng.

Này Tinh Tú Thiên! Trước kia ta đã nói thời tiết khi tất cả chúng sinh được sinh ra với ngày tốt kia tùy theo nghiệp đã chiêu cảm hợp với tinh tú cát tường. Lại thấy mọi loại tướng của loài phi cầm. Lại nghe tiếng vị diệu của ngữ ngôn với ở trong mộng được tướng cát tường. Điềm lành, nhân duyên, hành tướng như vậy.

Người trì tụng kia ở trong các Chân Ngôn pháp cầu thành tựu thì cần phải biết rõ tướng thành tựu đấy. Lại nên biết tất cả chướng nạn, các tướng chẳng tốt với mộng mị ác.

Này các tinh Tú Thiên! Xưa kia, thời quá khứ Đức Sa Lăng Nại La Vương Phật Chính Biến Tri Śālendra rāja ở Bồ Đề Đạo Trường Bodhi maṇḍa nói Đại Chân Ngôn Vương phá tất cả chướng nạn với các mộng ác, việc chẳng tốt lành… đều được tiêu diệt, khiến được bồ đề, nhất thiết trí trí.

Thời Ma Vương kia thường hưng tâm ác, gây các chướng nạn, hiện mọi loại tướng đại ác, khiến cho người nhìn thấy sinh rất sợ hãi, đối với các tu hành khiến cho lui khuất. Khi sức phước của ma ấy trụ lâu thời người trì tụng kia dùng Chân Ngôn Vương đủ Uy Đức của Phật, đại tiến tinh lực, đại thần thông lực ở khoảng phúc chốc, các chướng nạn kia tiêu diệt tất cả mộng ác, tướng ác với mọi loại việc của chúng sinh ác.

Này Tinh Tú Thiên! Các ông hãy nghe cho kỹ! Đức Sa Lăng Nại La Vương Như Lai Śālendra rāja tathāgata quá khứ kia vì điều phục các tinh tú ác với Thiên Ma ác, tất cả hàng Bộ Đa kèm các quyến thuộc, cho đến mọi loại chúng sinh, các loài ác có hai chân, bốn chân không có chân…sống trên mặt đất địa cư. Dùng Đại Chân Ngôn Vương điều phục, giáo hóa khiến cho sinh Tâm hiền thiện. Đối với hữu tình khác chẳng sinh não loạn.

Các ông hãy lắng nghe!

Nói Chân Ngôn Vương là: Nẵng mạc tam mãn đá một đà nam, a bát la để hạ đá xá sa nẵng nam.

Đát nhữ tha: Án, khư khư, khư hứ khư hứ, hồng hồng, nhập phộc la, nhập phộc la, bát la nhập phộc la, bát la nhập phộc la, để sắt xá, để sắt xá, sắt trí lý, phả tra, phả tra.

Namaḥ samanta buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ.

Oṃkha kha, khāhi khāhi, hūṃ hūṃ, jvala jvala, prajvala prajvala, tiṣṭha tiṣṭha, ṣṭrī phaṭ phaṭ.

Bản Phạn ghi nhận là: NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀM APRATIHATAŚĀSANĀNĀM.

TADYATHĀ: OṂKHA KHA, KHAHI KHAHI, HUṂ HUṂ, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TIṢṬHA TIṢTHA, ṢṆĪḤ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ.

Đức Phật nói: Chân Ngôn Vương này tên là Đại Phật Đỉnh Sí Thịnh Quang. Nếu có người thường trì tụng thì hay tiêu diệt tất cả các ác, việc chẳng cát tường, hay giáng phục tất cả Bộ Đa, hay phá tất cả chướng nạn, hay thành tựu tám mươi ngàn mọi loại việc cát tường.

Nếu người tụng trì, vào lúc trì tụng, tâm chẳng tán loạn, chân thành chuyên chú… thời ta, Thiên Trung Thiên Chánh Đẳng Chánh Giác trong khoảng phúc chốc đến chỗ cư trú của các tinh Tú Thiên với tất cả Bộ Đa, loài làm ác… dùng sức tinh tiến không có gì ngang bằng, sức đại tịnh tiến của Phật Đỉnh Chân Ngôn Vương để giáng phục, khiến cho loài làm ác kia nhìn thấy vô số Đại Phật Đỉnh Vương, sợ hãi vô lượng cùng với các quyến thuộc thầy đều cầu nhập vào Tam Ma Địa để làm cứu hộ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần