Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Thập địa - Phần Tám

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG

QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường  

PHẨM HAI MƯƠI SÁU

PHẨM THẬP ĐỊA

PHẦN TÁM  

Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng: Thưa Phật Tử! Ðại Bồ Tát đệ tứ Diệm Huệ Ðịa công hạnh đã khéo viên mãn muốn vào đệ ngũ Nan Thắng Ðịa, phải dùng mười thứ tâm bình đẳng thanh tịnh.

Ðây là mười tâm:

Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật Pháp quá khứ.

Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật Pháp vị lai.

Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật Pháp hiện tại.

Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với giới.

Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với tâm.

Tâm bình đẳng thanh tịnh dứt trừ kiến nghi hối.

Tâm bình đẳng thanh tịnh nơi trí đạo phi đạo.

Tâm bình đẳng thanh tịnh tu hành tri kiến.

Tâm bình đẳng thanh tịnh nơi thượng thượng quán sát tất cả pháp bồ đề phần.

Tâm bình đẳng thanh tịnh giáo hóa tất cả chúng sanh.

Ðại Bồ Tát dùng mười tâm bình đẳng thanh tịnh này mà được vào bậc đệ ngũ nan thắng địa.

Chư Phật Tử! Đại Bồ Tát đã an trụ bậc đệ ngũ địa do khéo tu pháp bồ đề phần.

Do khéo tịnh thâm tâm, do cầu thêm đạo thượng thắng.

Do tuỳ thuận chân như, do nguyện lực chấp trì.

Do từ mẫn không bỏ tất cả chúng sanh.

Do chứa nhóm phước trí trợ đạo.

Do tinh tấn tu tập chẳng nghỉ.

Do xuất sanh phương tiện thiện xảo.

Do quán sát chiếu rõ các bậc trên, do được như lai hộ niệm.

Do sức niệm trí chấp trì, mà được tâm bất thối chuyển.

Chư Phật Tử! Đại Bồ Tát này biết như thiệt đây là khổ Thánh đế, đây thật là khổ tập Thánh đế:

Ấy là khổ diệt Thánh đế, đây là diệt đạo đế.

Bồ Tát này khéo biết tục đế.

Khéo biết tướng đế.

Khéo biết sai biệt đế.

Khéo biết thành lập đế.

Khéo biết sự đế, khéo biết sanh đế.

Khéo biết tận vô sanh đế.

Khéo biết nhập đạo trí đế khéo biết tất cả Bồ Tát địa thứ đệ thành tựu đế nhẫn đến khéo biết Như Lai trí thành tựu đế.

Bồ Tát này vì tuỳ lòng sở thích của chúng sanh làm cho họ hoan hỷ nên biết Tục Đế.

Vì thông đạt nhất thiết tướng nên biết đệ nhất nghĩa đế.

Vì tỏ thấu tự tướng cộng tướng của các pháp nên biết tướng đế.

Vì rõ phần vị sai biệt của các pháp nên biết sai biệt đế.

Vì khéo phân biệt uẩn xứ giới nên thành lập đế.

Vì tỏ ngộ các loài sanh tương tục nên biết sanh đế.

Vì tất cả nhiệt não rốt ráo diệt nên biết tận vô sanh trí đế.

Vì xuất sanh vô nhị nên biết nhập đạo trí đế.

Vì chánh giác ngộ tất cả hành tướng nên biết tất cả Bồ Tát địa thứ đệ thành tựu đế nhẫn đến biết Như Lai trí thành tựu đế.

Ðây là dùng sức tín giải trí mà biết chẳng phải dùng sức cứu cánh trí.

Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát này được các đế trí thời biết như thiệt tất cả pháp hửu vi hư vọng dối trá gạt phỉnh kẻ ngu, vì thế nên đối với tất cả chúng sanh càng tăng thêm quang minh đại bi và đại từ.

Chư Phật Tử! Đại Bồ Tát được trí lực như vậy chẳng bỏ một chúng sanh, thường cầu Phật Trí, quán sát như thiệt tất cả hạnh hửu vi về tiến tế và hậu tế: Rõ biết từ tiền tế vô minh, ái, hửu mà sanh, do đây sanh tử lưu chuyển. Nơi các nhà ngũ uẩn không thể thoát ra, thêm lớn sự khổ, không ngã, không thọ giả, không gì kẻ dưỡng dục, không gì là kẻ luôn thọ lấy than loài sau, rời ngã và ngã sở. 

Như tiền tế, hậu tế cũng như vậy. Đều là vô sở hửu, hư vọng tham trước, dứt hết thời được giải thoát. Hoặc có hoặc không điều biết như thiệt.

Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Hàng phàm phu này ngu si vô trí thật là đáng thương. Có vô số thân đã mất, nay mất, sẽ mất. Diệt mất như vậy mà chẳng thể đối với thân có quan niệm nhàm lìa, lại thêm lớn cơ quan khổ sở, theo dòng sanh tử chẳng trở lại được.

Nơi những nhà Ngũ Uẩn chẳng cầu thoát khỏi, chẳng biết lo sợ bốn rắn độc lớn, không nhổ được những mũi tên kiêu mạn kiến chấp, không dập tắt được ngọn lưởi tham, sân, si, không pháp tan được màn vô minh, không làm khô cạn được biển lớn ái dục.

Họ chẳng biết cầu Đấng Đại Thánh Đạo Sư đủ mười trí lực, mà vào trong rừng rậm ma ý. Ở trong biển sanh tử họ bị lượng sóng giác quán cuốn trôi nhận chìm.

Chư Phật Tử! Đại Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Những chúng sanh này thọ khổ như vậy, có cùng khốn đốn, không chổ nương, không ai cứu, không đất, không nhà, không mắt, không người dẫn dắt. Họ bị vô minh che loà, màn tối chụp trùm. 

Nay tôi vì họ mà tu hành những pháp trợ đạo phước trí. Ðơn độc pháp tâm chẳng cầu bè bạn. Ðem công đức này làm cho chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh, nhẫn đến chứng được mười trí lực vô ngại của Như Lai.

Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát này dùng trí huệ quán sát thiện căn đã tu như vậy, đều vì cứu hộ tất cả chúng sanh, lợi ích tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanh, thành tựu tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanh, thành tựu tất cả chúng sanh, giải thoát tất cả chúng sanh nhiếp thọ tất cả chúng sanh.

Khiến tất cả chúng sanh lìa những khổ não, khiến tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh, khiến tất cả chúng sanh đều được điều phục, khiến tất cả chúng sanh chứng nhập Niết Bàn.

Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát an trụ bậc đệ ngũ nan thắng địa, gọi là niệm là vì chẳng quên chánh pháp, gọi là trí là vì hay khéo nói quyết rõ, gọi là hửu trí là vì biết ý thú Kinh thứ đệ liên hiệp, gọi là tàm quý là vì hộ mình hộ người, gọi la kiên cố là vì chẳng bỏ giới hạnh.

Gọi là giác là vì hay quán sát Thị xứ phi xứ, gọi là tuỳ trí là vì chẳng tuỳ nơi khác, gọi là tuỳ huệ là vì khéo biết câu sai biệt đúng nghĩa hay chẳng đúng nghĩa, gọi là thần thông, là vì khéo tu thiền định, gọi là phương tiện thiện xảo là vì có thể thật hành theo thế gian.

Gọi là vô yểm túc là vì khéo chứa phước đức, gọi là bất hưu tức là vì thường cầu trí huệ, gọi là bất bì quyện là vì chứa đại từ bi, gọi là siêng tu vì người là vì muốn cho tất cả chúng sanh chứng nhập niết bàn, gọi là cần cầu chẳng giải đãi là vì cầu trí lực, vô uý, bất cộng pháp của Như Lai.

Gọi là mống ý hay làm là vì thành tựu trang nghiêm Phật Độ, gọi là siêng tu công hạnh lành là vì hay đầy đủ tướng hảo, gọi là thường siêng tu tập là vì cầu trang nghiêm thân, ngữ, ý Như Lai.

Gọi là rất tôn trọng cung kính phá là vì đúng như lời dạy của tất cả Đại Bồ Tát mà thật hành, gọi là tâm không chướng ngại là vì dùng đại phương tiện thường du hành thế gian, gọi là ngày đêm xa lìa những tâm khác là vì thích giáo hoá chúng sanh.

Chư Phật Tử! Lúc Đại Bồ Tát siêng tu hành như vậy, dùng bố thí để giáo hoá chúng sanh, dùng ái ngữ lợi hành và đồng sự để giáo hoá chúng sanh. Thị hiện sắc thân để giáo hoá chúng sanh, diễn thuyết các pháp để giáo hoá chúng sanh.

Khai thị Bồ Tát hạnh để giáo hoá chúng sanh. Hiển thị lỗi lầm khổ sở của sanh tử để giáo hoá chúng sanh. Khen ngợi trí huệ lợi ích của Như Lai để giáo hoá chúng sanh.

Hiện sức đại thần thông để giáo hoá chúng sanh. Hiện sức đại thần thông để giáo hoá chúng sanh. Dùng các môn phương tiện để giáo hoá chúng sanh. Dùng các môn phương tiện để giáo hoá chúng sanh.

Chư Phật Tử! Đại Bồ Tát này có thể siêng năng phương tiện như vậy để giáo hoá chúng sanh. Lòng luôn tương tục thẳng đến Phật Trí. Thiện căn đã tu không hề thối chuyển. Thường siêng tu học những pháp hành thù thắng.

Chư Phật Tử! Ðại Bồ Tát này vì lợi ích chúng sanh nên gồm học tập tất cả kỹ nghệ thế gian, thông đạt cả những môn văn tự, toán số, đồ thơ, ấn loát, các sách luận về địa, thuỷ, hoả phong.

Lại giỏi phương thuốc trị lành các bệnh: Điên cuồng, càn tiêu, quỷ mị, cổ độc. Lại giỏi những thứ văn bút, tấn vịnh, ca vũ, kỷ nhạc, diễu cười, đàm luận. Biết rành cách thức kiến thiết thành trì, thôn ấp, nhà cửa, vườn tược, suối ao, cây cỏ, hoa trái, dược thảo. Biết những nơi có mõ vàng, bạc, châu, ngọc. Giỏi xem biết rành mặt Trời, mặt trăng, tinh tú, chim hót, địa chấn, chiêm bao tốt xấu, thân tướng sang hèn.

Những môn trì giới, nhập thiền định, vô lượng thần thông, tứ vô sắc và tất cả việc thế gian khác, nếu là những sự không làm tổn chúng sanh mà đem lại lợi ích thời đều khai thị cho họ, lần đưa họ đến Phật Pháp vô thượng.

Chư Phật Tử! Đại Bồ Tát trụ bậc Nan thắng này, do nguyện lực được thấy nhiều Ðức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha Đức Phật, nhẩn đến thấy trăm ngàn ức na do tha Đức Phật, đều kính trọng cúng dường, cũng cúng dường tất cả Chúng Tăng.

Ðem thiện căn này hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề. Nơi Chư Phật cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì tuỳ sức tu hành. Sau đó xuất gia lại nghe Phật Pháp được Đà La Ni làm qua trăm kiếp nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.

Chư Phật Tử! Ví như chân kim dùng ngọc xa cừ để dồi bóng thời càng thêm sáng sạch. Cũng vậy, Bồ Tát này dùng phương tiện huệ tư duy quán sát, những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch.

Chư Phật Tử! Bồ Tát trụ bậc nan thắng địa dùng tiện trí thành tựu công đức, những thiện căn của bậc dưới không thể sánh kịp.

Chư Phật Tử! Như mặt trời, mặt trăng cung điện quang minh do sức gió chấp trì nên không bị chướng ngăn phá hoại, cũng chẳng phải sức gió khác làm khuynh động được.

Cũng vậy, những thiện căn của bậc Bồ Tát này, do phương tiện trí theo dõi quán sát nên không bị ngăn hoại, cũng chẳng phải thiện căn của tất cả độc giác, Thanh Văn và thế gian làm khuynh động được. Trong mười môn Ba la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về thiền Ba la mật, với các môn khác thời tuỳ phần tuỳ sức.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần