Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Bảy - Phẩm Trì Giới Ba La Mật đa - Tập Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA BỒ TÁT TẠNG CHÁNH PHÁP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM BẢY

PHẨM TRÌ GIỚI Ba la mật ĐA  

TẬP BA  

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn làm sáng tỏ nghĩa trên, liền lập lại bằng kệ rằng:

Gần bạn ác càng thêm kiêu mạn

Thân cận như vậy trăm ngàn kiếp

Sinh vào loài người làm nô bộc

Luân hồi nhiều kiếp trong ba cõi

Làm được thân người rất là khó

Thân tướng tối thượng càng khó hơn

Sắc tướng tốt đẹp cũng lại khó

Chư Phật ra đời rất khó gặp

Ta nên thân cận bạn hiền thiện

Hiển bày chánh hạnh của Bồ Tát

Tâm bồ đề rất là rộng lớn

Nhiều câu chi kiếp nguyện đạt được

Thân không chắc chắn như bọt nước

Lại như huyễn hóa nô đùa giỡn

Như những gì thấy ở trong mộng

Biết rõ không thật đều hư dối

Tuổi thọ sắp hết mạng rất ngắn

Cũng như điện chớp có gì lâu

Sát na mạng diệt nên uẩn chuyển

Bỏ thân không thật cầu thể thật

Thời phần chuyển đổi trụ mau chóng

Phải nên xô đổ núi kiêu mạn

Hư giả hòa hơp trong ba đời

Trôi nổi mãi mãi không biết được

Xả bỏ thân này lìa các ái

Cũng không luyến tiếc thân mạng này

Diệt trừ ngông cuồng tâm ngã mạn

Tôn trọng Tôn Sư luôn hầu hạ

Thế gian Tôn Sư rất tối thắng

Bằng vơi cha mẹ không khác gì

Dứt trừ ngông cuồng tâm kiêu mạn

Tôn trọng siêng năng làm các việc

Bồ đề vô thượng của Bồ Tát

Hạnh thù thắng đồng phần Bồ Tát

Ham thích tôn trọng tâm kiên cố

Nguyện làm các việc đều dũng mãnh

Khi hành mạn ái mạn tăng trưởng

Trừ đoạn pháp mạn không thể biết

Nhờ trí kim cang phá không còn

Núi đại kiêu mạn đều xô gãy

Khiến người tu bồ đề thù thắng

An trụ bồ đề tràng tối thượng

Chánh Pháp xô ngã các quân ma

Cứu độ tứ sinh các phiền não

Mười phương tất cả người bệnh khổ

Không chán thân bất tịnh chính mình

Ta nên phát khởi tâm từ bi

Làm chỗ quy hướng cho ba đời

Bố thí rộng rãi Ba la mật

Lại hay học Phật giới công đức

Quán sát nhẫn nhục hành tròn đầy

Ta phát tinh tấn đạo tối thượng

Thiền định đầy đủ Ba la mật

Tùy tâm khởi lên khéo an trụ

Phương tiện thắng tuệ cũng như vậy

Nguyện thờ Tôn Sư hành bố thí

Tăng trưởng các phước oai lực này

Chẳng thể nghĩ bàn trí tuệ thiện

Mình người ý vui càng thêm cao

Tu học viên thành chân pháp khí.

Này Xá Lợi Tử! Đây là phát tâm thứ sáu của Bồ Tát.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử!

Bảy là, Bồ Tát phát tâm như vậy: Chúng sinh trong thế gian nên nghĩ: Ta trong nhiều kiếp xa lìa thiện tri thức, gần ác tri thức, sinh ra biếng nhác, tinh tấn mòn dần, ngu si tối tăm. Như người câm ngọng, không có kiến thức, không biết nhẫn nhục, cũng không thương yêu, không biết ác nghiệp ác báo, không biết thiện nghiệp thiện báo, không tạp nghiệp tạp báo.

Tự mình đã không biết mà lại không chịu học hỏi Sa Môn, Bà La Môn, các bậc A Xà Lê về những điều gì là thiện, điều gì là bất thiện, việc nào có tội, việc nào không tội, người nào nên thân cận, người nào không nên thân cận, việc nào nên làm, việc nào không nên làm, làm việc gì rồi trong nhiều kiếp không có nghĩa lợi, sinh các khổ não.

Do đó ngã mạn càng thêm tăng trưởng, không thể nhận thức được thiện nghiệp căn bản, chỉ tạo ra bao nhiêu nghiệp bất thiện. Dù được thân người nhưng các căn tàn tật, lại ở trong loài người không thể tự nuôi sống, không thể thực hành bố thí, lại làm người đui, điếc, câm, ngọng không có các sắc tướng, không thể biết được lời nào thiện, lời nào ác, vì lý do đó cho nên không ưa bố thí.

Nay ta trở lại phát tâm này: Thân cận thiện tri thức, nếu được làm thân người các căn trọn vẹn, có khả năng tự nuôi sống tập hạnh bố thí, không tiếc thân mạng, đầy đủ các sắc lực, biết rõ ràng về lơi ác lời thiện, lại hay thỉnh hỏi Tôn Sư trí giả về những gì là thiện, những gì là bất thiện, cái nào có tội, cái nào không có tội, người nào nên thân cận, người nào không nên thân cận.

Làm những việc nào là trái với pháp Thanh Văn, Duyên Giác, mà lại thuận hướng với nghĩa Bồ Tát tạng, thân cận hầu hạ A Xà Lê, làm những việc cần làm, nhàm chán cái thân không chân thật này, mong cầu thân kiên cố chân thật, cho đến dâng trà nước. Đây là phát tâm thứ bảy của Bồ Tát.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn làm sáng tỏ nghĩa trên liền lập lại bằng kệ rằng:

Muốn gần bạn hiền làm lợi ích

Ta phải xa lìa trăm ngàn kiếp

Không nên thỉnh hỏi môn thiện ác

Có tội không bị các quả báo

Tâm tăng thượng mạn đọa địa ngục

Bàng sinh, ngạ quỷ trong các nẻo

Thân cận bạn bè tạo tội nghiệp

Chịu khổ nhiều kiếp không cùng tận

Dù được thân người, căn tàn tật

Phải chịu luân hồi trong nhiều kiếp

Không nhận xét được môn thiện ác

Có tội không tội và quả báo

Nếu được thân người lìa gian khổ

Các căn trọn vẹn đủ tướng tốt

Nhân tướng đầy đủ lìa các nạn

Như rùa chột mắt gặp cây nổi

Được thấy đèn sáng chiếu thế gian

Nghe lời Phật dạy pháp vô nhiễm

Lúc đó thỉnh hỏi thế gian tôn

Các quả báo thiện và bất thiện

Những kẻ keo kiệt hướng về đâu

Người không keo kiệt hay bố thí

Tham dối, pha giới như thế nào

Người không phá giới lại ra sao

Tại sao nhuế ác tâm không động

Tại sao biếng nhác tâm tán loạn

Tinh tấn thiền định vui thế nào

Ác tuệ ngu si sẽ ra sao

Làm sao để được tuệ chân thật

Làm sao bồ đề hành phương tiện

Sáu thứ hiền hạnh rồi ra sao

Từ tâm rộng lớn hơn thế gian

Chúng sinh nẻo ác làm sao cứu

Làm sao vui pháp tâm không chán

Hành tàng bồ đề siêng năng cầu

Trong mười phương cõi khéo an trụ

Làm sao đích thân đến chỗ Phật

Làm sao lễ phụng tạo các phước

Phổ Hiền hạnh môn lại ra sao

Như ta ngày nay khéo thân cận

Làm sao thỉnh hỏi A Xà Lê

Nguyện nghe Tôn Sư tôn trọng thờ

Sinh tâm hoan hỷ A Xà Lê

Tâm này sinh rồi chơn Phật tử

Phước lực, trí lực càng thêm tăng

Từ đó thành tựu trí to lớn

Trí lực mạnh mẽ phát thắng tâm

Hầu hạ trà nước sinh hoan hỷ.

Này Xá Lợi Tử! Đây là trí lực thứ bảy của Bồ Tát.

Lại nữa, này Xá lơi Tử!

Tám là, Bồ Tát phát tâm như vậy: Chúng sinh trong thế gian nên nghĩ thế này: Ta trong nhiều kiếp xa lìa thiện tri thức, gần kẻ ác tri thức, ít có siêng năng, sinh ra biếng nhác, ngu si tối tăm như người câm ngọng. Tất cả văn cú ở thế gian cùng với nghĩa cú hợp, pháp cú hợp. Vì pháp cú hợp cho nên trụ vào vắng lặng, cùng với lìa tham hợp, chánh trí tịch diệt, cùng với Sa Môn, Bà La Môn đồng trụ Niết Bàn.

Vì chấp ngã cho nên đối với tất cả xứ sở không thể hiểu biết văn nghĩa cú hợp, cho đến đồng trụ Niết Bàn, cũng lại không thọ trì đọc tụng, cũng lại không có sức lực, không có tinh tấn, không có lực dụng của Sĩ phu, không có thế của Sĩ phu, không có siêng năng dũng mãnh của Sĩ phu. Không có tinh tấn tối thượng không nhân, không duyên, các phiền não của chúng sinh cũng không nhân không duyên. Chúng sinh tạp nhiễm không nhân không duyên.

Chúng sinh thanh tịnh không nhân không duyên, các nhân này dựa vào các kiến không thể biết rõ những nghiệp thiện đã làm, chỉ tạo ác nghiệp, dầu được thân người, nhưng các căn bị tàn tật khiếm khuyết, chính bản thân không thể tự nuôi sống, không thể thực hành bố thí, si mê che lấp, đui điếc câm ngọng, không có sắc lực, không thể hiểu văn nghĩa cú hợp, cho đến không đồng trụ Niết Bàn, cũng không thể thọ trì đọc tụng.

Vì lý do đó, cho nên không thể thân cận học tập thực hành thiện pháp. Ta nay lại phát tâm này, tiếp xúc thiện pháp, cho đến không tiếc thân mạng, biết rõ văn nghĩa cú hợp, đồng trụ Niết Bàn xuất ly, cần cầu tu tập, thọ trì đọc tụng chánh pháp Bồ Tát tạng siêng năng tinh tấn, thân cận hầu hạ A Xà Lê, thọ trì đọc tụng chánh pháp Bồ Tát tạng, nhàm chán thân không chân thật này, mong được thân chắc chắn chân thật, đầy đủ phước trí thắng lực.

Do phước trí thắng lực được đầy đủ cho nên mọi thao tác tu tập được ràn rẽ, có khả năng tích tập chánh pháp Bồ Tát tạng, thân cận hầu hạ các bậc A Xà Lê, làm những việc cần làm, cho đến dâng trà nước. Đây là phát tâm thứ tám của Bồ Tát.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn làm sáng tỏ nghĩa trên, liền lập lại bằng kệ rằng:

Bởi do pháp nghĩa ấy tương ưng

Đối với chánh đạo tu đạo hạnh

Trong lý tịch diệt được tu chứng

Đạt được chân thật đạo Niết Bàn

Nếu ai xa lìa các pháp này

Thì đối các pháp không được lợi

Nếu tương ưng với không nghĩa lợi

Thì không gần được với chánh pháp

Không lực, cũng lại không tinh tấn

Thế dụng sĩ phu cũng đều không

Không người dũng mãnh cũng như vậy

Đối nhất thiết xứ không được gì

Nên thấy không Phật cũng không pháp

Không cha, không mẹ và tông thân

Do đó thiện ác nghiệp đều không

Tất cả đều không các báo ứng

Thấy các tội nghiệp như thế đó

Mỗi mỗi thân cận tội căn sâu

Hướng đến gian ác ngày càng nhiều

Đọa vào địa ngục qua nhiều kiếp

Địa Ngục hết, chịu báo bàng sinh

Trong loài ngạ quỷ tội càng nhiều

Về sau nếu được làm thân người

Tai điếc, ngu si lại không lưỡi

Ngoài ra còn chịu báo câm ngọng

Ngu si khuyết lậu khổ càng tăng

Trở lại chịu tai ương địa ngục

Bởi do không hiểu nên đọa lạc

Trải qua nhiều kiếp sau mới được

Thân người trọn vẹn đủ tướng tốt

Các căn đầy đủ sức thù thắng

Nương thời tịnh trụ lại suy nghĩ

Nếu đối các pháp nghĩa tương ưng

Liền được đồng về đạo xuất ly

Tu đạo bồ đề chứng bồ đề

Ta nên suy nghĩ việc như vậy

Tất cả các Đại Bồ Tát tạng

Chánh Pháp hòa hợp nghĩa thậm thâm

Trải qua câu chi trăm ngàn kiếp

Phát sinh tịnh tín thật khó được

Nếu còn nhiều thứ các khổ khác

Diệu pháp Chư Phật chẳng nghĩ bàn

Tùy theo tu tập hay thọ trì

Vì Phật bồ đề quả thù thắng

Ta nên thân cận và vâng theo

Tôn trọng tín phụng A Xà Lê

Chư Phật Bồ Tát cũng như vây

Liền được tín thanh tịnh tối thượng

Phát sinh tịnh tâm như vậy rồi

Đó là tâm bồ đề rộng lớn

Thắng tuệ phương tiện đều viên thành

Hầu hạ trà nước thường tinh tấn.

Này Xá Lợi Tử! Đây là phát tâm thứ tám của Bồ Tát.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần