Phật Thuyết Kinh đại Thừa Quán Tưởng Mạn Noa La Tịnh Các Nẻo ác - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Hiền, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI THỪA QUÁN TƯỞNG MẠN
NOA LA TỊNH CÁC NẺO ÁC
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Hiền, Đời Tống
PHẦN MỘT
Quy Mệnh Tịnh Chư Ác Thú Vương
Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Giác
Một lòng kính lễ Thích Sư Tử
Nói Mạn Noa La diệt nẻo ác.
Nay ta vì lợi ích các chúng sinh cho nên nói đại giáo căn bản của Như Lai, diễn nói Pháp Quán Tưởng Tịnh Chư Ác Thú Đại Mạn Noa La Sarva durgate pariśodhana maṇḍala.
Lúc A Xà Lê Ācārye muốn tác pháp thời trước tiên chọn mơi thanh tịnh, ngồi yên lắng tâm, quán không có cái ta vô ngã của pháp được hiện tiền xong. Sau đó tưởng ngay trên cổ của mình xuất ra một hoa sen lớn. Ở trên hoa sen hiện ra chữ A.
Lại tưởng chữ A biến thành vành trăng, lại tưởng vành trăng biến thành chữ Hồng HŪṂ, chữ Hồng biến thành chày Ngũ Cổ Kim Cương.
Lại tưởng cái chày này di dời ở trên lưỡi, mới được gọi là cái lưỡi Kim Cương Vajra jihva: Kim Cương Thiệt. Từ đây về sau mới được tự tại trì tụng.
Tiếp ở trong hai bàn tay cũng tưởng chữ Achữ A biến thành vành trăng, vành trăng biến thành chữ Hồng HŪṂ, chữ Hồng biến thành chày Ngũ Cổ Kim Cương màu trắng. Quán tưởng như vậy được hiện trước mặt xong, mới được gọi là bàn tay Kim Cương bền chắc Kiên Cố Kim Cương Thủ, sau đó mới được dùng bàn tay này kết tất cả Ấn.
Dùng Pháp Kim Cương Bồi La Phộc Vajra Bhairava: Kim Cương Cực Úy để làm ủng hộ.
Dùng nhóm Kim Cương Thất Kha La Vajra śekhara: Kim Cương Đỉnh mà làm Kim Cương Giới. Dùng Kim Cương vây quanh như kết giới này lợi ích chúng sinh.
Lại quán tưởng hư không, cũng lại làm kết giới, trong đó làm Mạn Noa La Maṇḍala: Đàn Trường. Ở trong Mạn Noa La có vô số thân Phật nhỏ như hạt cải với tướng tốt đoan nghiêm, mỗi mỗi rõ ràng. Thời A Xà Lê liền tưởng hương xoa bôi, hương đốt, hoa thơm đẹp, với đèn cho đến mọi lọai thức ăn uống thượng diệu để làm cúng dường.
Lại tưởng hư không bên ngoài Mạn Noa La lại có hàng Trời Deva, Rồng Nāga, Dạ Xoa Yakṣa, La Sát Rākṣasa, Ma Hầu La Già Mahoraga, Bộ Đa Bhūta, Tất Lệ Đa Preta, Tất Xá Tả Piśāca… đều đến tùy vui cũng nhận cúng dường.
Như vậy làm cúng dường xong, đem công đức Guṇa này: Sám Hối, Hồi Hướng, Phát Nguyện lợi lạc chúng sinh. Lại dùng diệu ngôn khen tán Đức của Phật.
Liền nói kệ là:
Phật Ta, Tối Thượng Tôn
Đại Sư của Trời người
Lành thay! Dùng pháp lực
Dharma bala
Hay tịnh các nẻo ác
Chúng sinh lìa nẻo ác
Tu hành chứng bồ đề
Hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa
Chẳp tay, lễ Đức Phật
Mỗi mỗi lễ Phật xong
An thân rồi chẳng hiện.
Như vậy quán tưởng mỗi mỗi rõ ràng được thành tựu xong.
Tiếp ở trong trái tim, quán tưởng vành trăng. Ở trên vành trăng tưởng có Mạn Noa La được hiện trước mặt xong. Sau đó lại tưởng Mạn Noa La trong hư không cũng lại rõ ràng xong. Liền kết Kim Cương Câu Ấn nhiếp vào trong trái tim, tưởng hai Mạn Noa La cùng hợp làm một.
Lại kết Ấn an trụ liền thành Tất Cánh Tương Ứng Mạn Noa La. Ở trong Mạn Noa La này quán tưởng bản thân là Thích Ca Phật. Ở trong trái tim của Đức Phật lại hiện mặt trăng tròn, rồi ở trong mặt trăng tưởng có Chân Ngôn vi diệu của Bản Tôn, tên là Tịnh Chư Ác Thú Sarva durgate pariśodhana.
Lúc Tâm vừa mới tụng Diệu Chân Ngôn này thời ở khoảng sát na phóng tỏa ánh sáng lớn chiếu khắp tất cả cõi của chúng sinh, bên dưới đến nẻo địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Chúng sinh đã được ánh sáng ấy chiếu đến thì mọi tội nghiệp đã có, do uy lực của ánh sáng đó diệt hết không còn sót.
Lại tưởng ánh sáng diệt nẻo ác xong, triệu chúng sinh ấy vào trong Tương Ứng Mạn Noa La.
Thời A Xà Lê, miệng tụng Quán Đỉnh Vi Diệu Chân Ngôn, dùng Pháp Tịnh Thủy đem rưới rót lên đỉnh đầu khiến cho các chúng sinh đều thành Phật Tử. Lại tưởng đem vật cúng thượng diệu cúng dường khắp cả.
A Xà Lê, tay cầm chuông, chày ở trước Mạn Noa La mà nói lời khen tán rằng:
Cúi lậy Thích Sư Tử
Khéo chuyển diệu pháp luân
Hay diệt trong ba cõi
Tất cả các nẻo ác.
Cúi lậy Kim Cương Đỉnh
Lý Chân Ngôn pháp giới
Diễn ra nghĩa bậc nhất đệ nhất nghĩa
Lợi ích các chúng sinh
Cúi lậy Bảo Sinh Đỉnh
Đẳng quán chúng sinh giới
Hữu tình khắp ba cõi
Đều ban cho quán đỉnh
Cúi lậy Liên Hoa Đỉnh
Diệu quán sát tự tính
Thương xót các chúng sinh
Tuôn mưa pháp cam lộ
Cúi lậy Yết Ma Đỉnh
Tự tính đã làm nhận
Khéo làm mọi loại nghiệp
Chận khổ não chúng sinh
Cúi lậy Quang Minh Đỉnh
Hay chiếu khắp ba cõi
Chúng sinh trong nẻo ác
Khéo hay làm cứu giúp
Cúi lậy Bảo Tràng Đỉnh
Cầm phướng báu Như Ý
Cho chúng sinh tiền của
Hay mãn tất cả nguyện
Cúi lậy Lợi Phật Đỉnh
Hay chặt các phiền não
Giáng phục bốn quân Ma
Lợi sinh thành Chánh Giác
Cúi lậy Bạch Tản Cái
Thân đầy đủ các tướng
Vòng khắp trong ba cõi
Chỉ Phật, Nhất Pháp Vương
Hý, man với ca, vũ
Hương, hoa với đăng, đồ
Thường gần, phụng Như Lai
Nay chí thành cúi lậy
Các Hiền Thánh Hộ Môn
Câu, sách và tỏa, linh
Đều trụ phương vị mình
Nay chí thành cúi lậy
Cúi lậy Hoan Hỷ Địa
Cho đến hàng Pháp Vân
Thập Địa Đại Bồ Tát
Nay chí thành cúi lậy
Phạm Vương và Đế Thích
Ma Ha Tự Tại Thiên
Nhật, Nguyệt với Hỏa, Phong
Hàng La Sát, Bộ Đa
Thảy hay hộ mười phương
Con một lòng cúi lậy.
Tác khen ngợi xong. Lại quán tưởng tận hư không của ba cõi, ở khoảng giữa bờ mé của Phong Phong Luân và Thủy Thủy Luân hóa thành Kim Luân.
Ở trên Kim Luân tưởng hiện chữ Tống SAṂ, chữ Tống biến thành núi Diệu Cao Sumeru do bốn báu hợp thành với bốn phương rộng rãi. Ở trên đỉnh núi đó, tưởng hiện chữ Bột long BHRŪṂ biến thành Đại Mạn Noa La, tên là Tịnh Chư Ác Thú Mạn Noa La ấy có bốn cửa ở bốn phương, trên cửa đều có lầu gác, dùng bốn sợi dây làm giới.
Bốn cửa, bốn góc có báu Kim Cương, mọi thứ nghiêm sức. Lại có mọi báu, Anh Lạc với chuông báu, giăng treo nơi nơi, bốn bên có phướng báu, lọng vây quanh.
Ở trong Mạn Noa La tưởng có bánh xe tám căm, ở chính giữa bánh xe có hoa sen, trong hoa có tòa báu Sư Tử, trên tòa có vành trăng, ở trong vành trăng có Đức Phật Thích Ca dùng phương tiện đại từ bi trí tuệ lợi ích chúng sinh cho nên hiện ra tướng Chân Ngôn.
Chân Ngôn là:
Án, mẫu nễ, mẫu nễ ma hạ mẫu nễ, sa phộc hạ.
Thời A Xà Lê liền lại vào Tam Ma Địa Samādhi tên là Trừ Cái Chướng Tịnh Chư Ac Thú. Từ Tam Ma Địa xuất ra xong, tụng Chân Ngôn Vương trước với kết Pháp Luân Ấn.
Ấn là: Hai tay tác Kim Cương Quyền, lại từ Đàn Tuệ hai ngón út mở theo thứ tự. Ngay lúc tụng Chân Ngôn kết Ấn thời hay chặt đứt nghiệp luân hồi của tất cả chúng sinh.
Lại nói kệ ví dụ là:
Ví như loài ong lấy hoa sen
Gặp hoa đêm khép chẳng thể ra
Sáng sớm ngày mai hoa mới mở
Ong hái hoa kia mới được thoát
Chúng sinh luân hồi lại cũng thế
Thường chịu cấm buộc ở tam hữu ba cõi
Thích Ca Sư Tử đại từ bi
Cởi bỏ cấm buộc, khiến giải thoát.
A Xà Lê nói ví dụ này xong, lại tưởng vành trăng trong trái tim ở trước mặt. Liền gia công trì tụng từ Kim Cương Đại Phật Đỉnh đến nhóm Kim Cương Câu.
Chân Ngôn là:
Án, na mạc tát lý phộc nột lý nga để, ba lý du đạt na la nhạ dã đát tha nga đa dã a la hạ đế, tam miểu cật tam một đà dã đát nĩnh tha du đạt nễ vĩ du đạt nễ, vĩ du đạt nễ tát lý phộc phộc la noa vĩ du đạt nễ, sa phộc hạ.
Tụng Chân Ngôn này xong, lại nói Chân Ngôn là:
Án, phộc nhật la, hồng, phát tra.
Lúc tụng Chân Ngôn này thời tưởng trong trái tim của mình sinh ra ánh sáng năm màu cùng với Chân Ngôn đồng từ miệng xuất ra, chiếu khắp tất cả thế gian, hết thảy sự khổ não của tất cả chúng sinh trong đó thảy đều được ngưng diệt.
Ánh sáng và Chân Ngôn hợp làm một, ánh sáng ấy quay trở lại nhập vào trái tim của mình. Lại từ trong trái tim sinh ra Kim Cương Đại Phật Đỉnh Như Lai đầy đủ tướng tốt, thân ấy màu trắng có hào quang tỏa ánh lửa rực rỡ, tay tác Xúc Địa Ấn, an vị ở cây căm phía Đông của bánh xe Mạn Noa La.
Lại tụng Chân Ngôn là:
Án, la đát na, mãn, đát lãm.
Lúc tụng Chân Ngôn này thời đồng với ánh sáng và Chân Ngôn xuất ra từ miệng lúc trước chiếu khắp tất cả thế gian, liền diệt khổ não của chúng sinh xong quay trở lại nhập vào trái tim của mình. Lại từ trong trái tim hóa ra Bảo Sinh Đỉnh Như Lai có thân màu xanh đậm, đầy đủ tướng tốt, hào quang rực sáng, tay tác Thí Nguyện Ấn, an vị ở cây căm phía Nam của bánh xe Mạn Noa La.
Lại tụng Chân Ngôn là:
Án, bát nột mô đát ma, hột lăng.
Lúc tụng Chân Ngôn này thời đồng với ánh sáng và Chân Ngôn xuất ra từ miệng lúc trước chiếu khắp tất cả thế gian thuộc ba cõi, liền diệt khổ não của chúng sinh xong lại quay trở về nhập vào trái tim của mình. Lại hóa ra Liên Hoa Đỉnh Như Lai có thân màu đỏ, đầy đủ tướng tốt, hào quang sáng rực, tay tác Thiền Định Ấn, thương xót tất cả chúng sinh trong ba cõi, an vị ở cây căm phía Tây của bánh xe Mạn Noa La.
Lại tụng Chân Ngôn là:
Án, vĩ sa vũ đát ma, ác.
Lúc tụng Chân Ngôn này thời đồng với ánh sáng và Chân Ngôn xuất ra từ miệng lúc trước cùng chiếu khắp tất cả thế gian thuộc ba cõi, liền diệt khổ não của chúng sinh xong lại quay trở về nhập vào trái tim của mình, hóa ra Yết Ma Đỉnh Như Lai có thân màu xanh lục, đầy đủ tướng tốt, hào quang rực lửa sáng, tay tác Thí Vô Úy Ấn, hay thành tựu mọi loại sự nghiệp, an vị ở cây căm phía Bắc của bánh xe Mạn Noa La.
Lại nữa, từ trái tim tưởng xuất ra chữ Án OṂ. Từ chữ Án sinh ra Quang.
Minh Đỉnh Như Lai có thân màu trắng đỏ, đầy đủ tướng tốt, hào quang rực lửa sáng chiếu soi ba cõi, tay phải cầm mặt trời, tay trái để bên cạnh eo lưng, an vị ở cây căm phía Đông Nam của bánh xe Mạn Noa La.
Lại nữa, từ trái tim tưởng xuất ra chữ Hồng HÙM Từ chữ Hồng sinh ra.
Bảo Tràng Đỉnh Như Lai có thân màu đen đỏ, đầy đủ tướng tốt, hào quang rực lửa sáng chiếu soi ba cõi, tay cầm cây phướng báu Như Ý, hay tịnh sự dơ bẩn tham ghét của chúng sinh, an vị ở cây căm phía Tây Nam của bánh xe Mạn Noa La.
Lại nữa, từ trái tim tưởng xuất ra chữ Đề DHĪ. Từ chữ Đề sinh ra Lợi Phật Đỉnh Như Lai có thân màu như hư không, đầy đủ tướng tốt, hào quang rực lửa sáng chiếu soi ba cõi lợi ích chúng sinh, tay phải cầm cây kiếm, tay trái cầm Kinh, an vị ở cây căm phía Tây Bắc của bánh xe Mạn Noa La.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Sa Môn - Phần Chín - Học Pháp
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Năm Mươi Chín - Phẩm Hằng Già đề Bà
Phật Thuyết Kinh Thiền đạt Ma đa La - Phần Mười Năm - Tu Hành Quán ấm
Phật Thuyết Kinh đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết - Phẩm Năm - Phẩm Vương Luận - Tập Bốn