Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương - Phẩm Mười - Phẩm Thỉnh Phật
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH HẢI LONG VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM MƯỜI
PHẨM THỈNH PHẬT
Bấy giờ, Hải Long Vương bạch Đức Thế Tôn: Nguyện xin Đức Phật gia thêm lòng thương xót các Trời, Rồng, Thần và vô lượng người khiến cho được yên ổn, kính thỉnh Ngài vào biển cả, đi đến trong cung của con, hạ cố đến bữa ăn đạm bạc.
Vì sao?
Vì trong biển lớn có Rồng, Quỷ, Thần, Thần Hương Âm và vô số loài chúng sinh khác. Thấy Đức Như Lai rồi, họ đều gieo trồng cội gốc đức đều sẽ đi đến Pháp Hội và do nghe pháp âm mà đoạn trừ nguồn gốc của sinh tử không đáy.
Toàn cung Rồng chúng con đều nhờ ân đức ấy, trên Trời nhân gian nhờ đó mà được độ thoát. Đức Như Lai thị hiện lòng đại đạo của Phật khắp nơi khiến cho thân chúng con gần gũi với đạo phẩm pháp.
Đức Phật thương xót Vua Rồng, lặng yên nhận lời mời ấy để cho vô lượng người đều sẽ được gieo trồng rộng rãi mọi cội gốc đức. Vua Rồng biển thấy Đức Phật nhận lời mời thì rất vui mừng, cúi đầu lễ dưới chân Đức Phật, nhiễu quanh bên phải ba vòng, rồi cùng với quyến thuộc bỗng nhiên biến mất.
Vua Rồng trở lại biển lớn, nhóm họp dân Rồng mà bảo họ: Sáng ngày mai, ta sẽ thỉnh Đức Phật, Đức Phật rủ lòng thương đã hứa, các ngươi phải đồng lòng chuẩn bị vật phẩm cúng dường.
Vua Rồng biển lại bảo Yến Cư, Thần Vô Thiện, Cuông Hoặc Phược Bổ Ly Câu Cẩm rằng: Các ông nên biết!
Đức Như Lai giáng Thần, sẽ đi đến biển này. Các ông phải đích thân thống lãnh các quyến thuộc tập hợp đến cung của ta mà hiến dâng bữa ăn cho Đức Thế Tôn.
Vua Rồng lại ra lệnh cho các Long Vương tên là Chủ Độ Vương, Hoan Vô Lượng Vương, Ly Cấu Vương, Diệm Quang Vương, Hý Lạc Vương, Thanh Tịnh Vương, Diệu Diệu Ý Vương, Hiện Chư Nan Vương và chúng trăm ngàn Vua Rồng khác đều phải đến hội tại nội cung của ông để phụng hầu Đức Như Lai.
Vua Rồng lại lệnh cho Rồng con Uy Thu: Con hãy đến kính cẩn tuyên đọc lệnh của ta cho Vua Rồng Vô Phần, để Vua ấy lệnh cho các hải cung đến cúng dường Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác.
Uy Thủ tức thời lãnh mạng. Long Vương lại lệnh cho con là Cường Uy đi đến đỉnh núi An Minh mời Vua Rồng Hoan Hỷ, Vua Rồng Ca Hoan Hỷ và Thiên Đế Thích đi đến biển lớn, tụ họp ở nội cung của mình để cúng dường Đức Như Lai. Tức thời cường uy lãnh mệnh, tuyên lệnh như vậy.
Khi ấy, Vua Rồng biển hóa làm đại điện, được tạo thành bằng lưu ly xanh biếc, kim cương, vàng ròng xen lẫn nhau, dựng lên tràng phan, tạo giao lộ bằng vàng với chuỗi ngọc báu, lan can làm bằng bảy báu rất rộng lớn, với biết bao hương thơm dùng để đốt xông và tung lên hoa đủ màu bay lả tả như tuyết.
Ở trong đại điện hóa lập nên Tòa Sư Tử cao bốn trăm tám mươi dặm, làm thành bằng mọi thứ báu, trải vô số trăm ngàn tấm lụa ngũ sắc của Trời làm tua nơi Tòa Sư Tử để làm chỗ ngồi cho các Bồ Tát và chúng Tỳ Kheo, từng cái đều trang nghiêm mỹ lệ, thềm bậc đặc biệt. Bữa ăn cúng Phật gồm không biết bao nhiêu món vị. Đồ ăn thức uống thiết lễ cúng dường thanh tịnh đã đủ.
Bấy giờ, sáng sớm Vua Rồng biển cùng quyến thuộc sửa soạn kính cẩn đứng ở mười hai hộc núi của dãy núi An Minh, từ xa thỉnh Đức Thế Tôn bằng kệ tụng:
Tuệ đặc thù không lường
Với pháp được tự tại
Trí biết rõ mọi việc
Như không Thánh vô hạn.
Lìa cấu mắt thanh tịnh
Ở đời là Tối Thượng
Đến lúc mời Thế Tôn
Xin thương mà hứa khả.
Tiếng thanh tịnh như Phạm
Nhân hòa, lời nhu nhuyến
Như ai loan sầm vang
Vì chúng hiện Cam Lộ.
Trừ ngần ấy bụi trần
Vì chúng, thầy thuốc giỏi
Bấu loài người, nguyện đến
Nay chính là đúng lúc.
Tâm điều nhu tịch nhiên
An hòa chí nhu nhuyến
Tự độ, cứu chúng sinh
Nhân dân, xin Ngài cứu
Khai hóa mọi lê dân
Khiến vượt khỏi bốn dòng
Qua bờ kia được yên
Mời Ngài, đã đến lúc
Ưa bố thí nhân từ
Học đạo giới thanh tịnh
Sức nhẫn nhục tối thượng
Đã được đại tinh tấn.
Diệt trừ thiền thoát môn
Trí tuệ khắp vô lượng
Lời dạy như ánh trăng
Thưa Ngài đã đến lúc
Dẫu trí phân biệt đường
Lôi tà mãi đã đoạn
Bảy giác ý, lực, căn
Hóa hiện dùng bồ đề.
Bình đẳng bốn ý chỉ
Bốn thần túc, ý định
Tổng Trì thông suốt khắp
Thời đến, xin Ngài đến
Ba mươi hai tướng tốt
Vi diệu trăm công đức
Vì bảo tồn đức nghĩa
Nên hiện ruộng phước lớn.
Được tôn xưng Chúng Hựu
Như mầm xuân tươi tốt
Thêm từ, xin xót thương
Đại Bi, xin Ngài đến
Chí như núi Tu Di
Tâm bình đẳng như đất
Trừ ái và tôi sân
Như giảng nói không.
Nhân Tôn chẳng tự ti
Cống cao chưa từng có
Về với không thoát môn
Kính thỉnh, nay là lúc
Biết nghĩa phân biệt liền
Hiểu cốt yếu tùy thuận
Rõ Kinh Pháp suốt thông
Tâm, hành luôn như thế.
Thâu đạt bản tánh người
Quan sát các nghĩa tuệ
Lạy dưới chân Tối Thắng
Đến lúc, mời Ngài đến.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ xa nghe Vua Rồng khải bạch thời đã đến, Ngài bảo các Tỳ Kheo đắp y mang bát, đi đến biển lớn khai hóa chúng sinh và tề tựu về Long Cung thọ thực Tỳ Kheo ứng đáp: Thưa vâng!
Tức thời, Đức Thế Tôn cùng những vị Bồ Tát, chúng Tỳ Kheo và quyến thuộc vây quanh vọt lên hư không, thân phóng ánh sáng lớn, mưa xuống hoa Trời, trăm ngàn nhạc cụ hòa nhau tấu lên, rồi tập họp ở bờ biển, đi đến vườn Hân Lạc. Vườn ấy có loài hoa Tư Di tên là Ý Lạc, Đức Phật dừng ở đó.
Vua Rồng biển đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu dưới chân Đức Phật, kính cẩn trình bày xong rồi lui về đứng một bên.
Vua Rồng tự nghĩ rằng: Ta muốn hóa làm thềm bậc báu từ bờ biển xuống đến đáy biển để cho Đức Phật, chúng Tỳ Kheo và các Bồ Tát theo đó xuống biển đến trong cung của ta như thuở xưa Đức Thế Tôn hóa làm thềm báu từ Trời Đao Lợi xuống đến cõi Diêm Phù Lợi. Vừa khởi ý niệm này, ông liền từ bờ biển hóa làm ba thềm báu vàng, bạc và lưu ly xuống đến cung điện sâu vi diệu đẹp đẽ.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn dùng năng lực uy thần biến hóa nước trong biển lớn biến mất mà các loài sống trong biển chẳng bị hoạn nạn.
Thân Đức Phật phóng ánh sáng soi đến biển lớn và đến khắp tam thiên đại thiên Thế Giới. Thân các loài sống trong biển ấy nhờ ánh sáng này đều có lòng từ mẫn nhu hòa nhân ái, chẳng nhiễu hại lẫn nhau, nhìn nhau như cha như mẹ, như anh, như em như con không khác.
Bấy giờ, người Trời Cõi Dục, người Trời Cõi Sắc theo hầu Đức Thế Tôn, muôn nghe đạo hóa và còn muôn chiêm ngưỡng cung điện trang nghiêm của Long Vương.
Đức Phật cùng các vị Bồ Tát và đại Thanh Văn, Chư Thiên, Rồng, Thần, Thần Hương Âm, Thần núi Phượng Hoàng, Thần Điềm Nhu, Đế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương từ cây hoa Tư Di trong vườn Hân Lạc muốn đi đến Cung Vua Rồng.
Đức Phật bước lên bậc thềm báu ở chính giữa, các chúng Bồ Tát trụ ở thềm bên phải, các đại Thanh Văn trụ ở thềm bên trái, sáu mươi ức Đế Thích dẫn đường ở trước, sáu mươi ức Phạm Thiên ở trên hư không đều cầm lọng báu, sáu mươi ức Trời ở phía sau Đức Phật mưa xuống hoa Trời.
Sáu mươi ức người Trời Cõi Dục tấu các nhạc cũ cúng dường Đức Phật, sáu mươi ức chúng ma đều ở trước Đức Phật vẫy nước thơm tưới đất, sáu mươi ức Hoàng Hậu Rồng ở giữa hư không đều hiện nửa thân mình, tay cầm chuỗi ngọc tung xuống Đức Phật.
Sáu mươi ức Thần núi đều tấu nhạc cụ ca ngợi công đức của Đức Phật, sáu mươi ức Thần Hương Âm, tay cầm lọng hoa dâng lên trên Đức Phật, sáu mươi ức Thần Vô Thiện đều đem ngần ấy trăm ngàn loại áo để che lên trên Đức Phật.
Vua Rồng Vô Phần cùng hàng ức trăm ngàn quyến thuộc, ở trên hư không đều dùng hoa hương, tạp hương, bột thơm... trỗi mọi nhạc cụ trang nghiêm các Rồng và đem các hoa Trời để cúng dường Đức Phật... đủ loại như vậy, sáu vạn Vua Rồng đều cúng dường Đức Phật, muốn yết kiến Đức Thế Tôn và Vua Rồng biển.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Vô Lượng Thọ của Thế Giới An Lạc hiệu là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Đại Sĩ đã cùng với vô lượng số ức các Bồ Tát vì Đức Phật Thế Tôn mà thị hiện sự cúng dường trang nghiêm của mình làm cho vật phẩm cúng dường trang nghiêm trước đó bị che khuất biến mất, không ai có thể biết.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Nan Đãi của Thế Giới Diệm khí hiệu là Đại Sĩ Pháp Anh, Pháp Đạo.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Vô Nộ của Thế Giới Diệu lạc hiệu là Đại Sĩ Hương Thủ, Chúng Hương Thủ.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Nguyệt Biện của Thế Giới Chiếu minh hiệu là Đại Sĩ Sư Tử, Sư Tử Âm.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Thiện Mục của Thế Giới Bất Tuần hiệu là Đại Sĩ Đạo Ngự, Chư Pháp tự tại.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Phổ Thế của Thế Giới Quang Diệu hiệu là Bảo Trường, Bảo Diệm.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Bảo Thủ của Thế Giới Lạc Ngự hiệu là Tuệ Bộ, Tuệ Kiến.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Phổ Quán của Thế Giới Quang sát hiệu là Vũ Vương, Pháp Vương.
Có hai vị Bồ Tát ở Cõi Phật của Đức Như Lai Tôn Tự Tại của Thế Giới Ái kiến hiệu là Thoái Ma, Hậu Ma Vương...
Nói tóm lại, khắp mười phương đều có vô lượng số ức những Bồ Tát như vậy đều đến khen ngợi Vua Rồng trong biển, muốn diện kiến Đức Như Lai để cúng dường phụng sự.
Đến đây, Đức Thế Tôn dùng sức Đại Đạo Chư Phật cảm động để làm gương soi đạo đức, dùng uy lực rộng lớn của Phật khuyên hóa không hý luận để cúng dường Chư Phật.
Đức Phật phóng ánh sáng lớn soi suốt mười phương vô lượng Thế Giới dùng âm thanh của tiếng gầm Đại Sư Tử của Phật mà giảng nói giáo hóa. Hàng trăm ngàn Chư Thiên đều tấu âm nhạc, mưa xuống hoa Trời, diệt trừ các đường ác, bố thí cho tất cả sự yên ổn.
Có Tam Muội tên là lập ư đại ai hoan duyệt quần manh, Đức Phật vào chánh thọ Tam Muội rồi, Ngài tạo tác ánh sáng trang nghiêm cho biển lớn chẳng thể nghĩ bàn. Đức Phật từ thềm báu giáng Thần xuống cung điện trong biển, tự nhiên âm nhạc vang khắp mười phương vô lượng Thế Giới.
Uy thần của Đức Phật và sự cảm động của Như Lai đều có thể thấy khi Đấng Năng Nhân Như Lai xuống đến biển lớn. Lúc ấy, hàng ức trăm ngàn ngọc nữ, hoàng phi cùng thê thiếp của Thần Vô Thiện, Thần Phượng Hoàng, Thần Sơn, Thần Điềm Nhu, Thần khác... đều mang theo nhạc cụ đi nghênh đón Đức Phật.
Họ điều hòa các âm nhạc mà ca tụng công đức của Đức Phật:
Bố thí, giới thanh tịnh
Sức nhẫn lòng từ tôn
Tinh tấn, nghĩa siêng năng
Lễ ưa thiền, giải thoát
Lòng tịnh tuệ trí sáng
Nghiêm minh hiển uy thần
Hiện tại bày giải thoát
Nên đến trừ câu trần
Bố thí Cam Lộ an
Đạo ngự hết nhơ uế
Đức nhiều như hư không
Biển tuệ mời xuống biển!
Lời cốt yếu đầy đủ
Giảng khen Độ Vô Cực
Thí mắt sáng thanh tịnh
Người trên của tất cả
Ngợi khen nghĩa sâu xa
Thương người, sáng không sánh
Thờ cúng, tuyên dương khắp
Hàng phục các ngoại đạo.
Thí pháp không keo kiệt
Giảng Kinh sạch dục trần
Ngợi khen ánh tuệ thật
Đạo phô diễn trân quý
Thấy Đế, chớ chẳng nhận
Chánh quán đoạn kết sử
Như núi vững, chẳng động
Cúi đầu thầy dẫn đường
Chư Thiên, Kim Sí Điểu
Chân Đà La, Tu Luân
Ca Lâu, Cưu Bàn Trà
Nguyện cúi đầu dưới chân
Ba mươi hai tôn tướng
Hiện vô tỷ diệu lành
Thể mềm sắc vàng tía
Móng dưới chân an bình
Tiếng hãy như ai loan
Tiếng ấy vượt Phạm Thiên
Âm vượt ba ngàn cõi
Cúi đầu nhu nhuyến âm ĩ
Căn điều, tâm tịch mịch
Giống như ánh chớp trăng
Nói thật, luôn bình đẳng
Xin cúi đầu ưa pháp!
Khổ già, bệnh, độ xong
Cứu tất cả giải thoát
Mọi mã đều phục hàng
Diệt trừ sinh hiện tận
Vô trước, trần lao tan
Được Chư Thiên tôn kính
Chí tôn, cứu hộ khắp
Đạo Sư khai hóa chúng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi Mốt - Pháp Hội Vô Tận ý Bồ Tát - Phần Bảy
Phật Thuyết Kinh đại Phương Tiện Phật Báo ân - Phẩm Sáu - Phẩm ác Hữu
Phật Thuyết Kinh Nguyệt đăng Tam Muội - Phần Mười Tám
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Sân Hận
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm An Ban - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Bảo Tinh đà La Ni - Phẩm Chín - Phẩm Từ Mẫn