Phật Thuyết Kinh Huyễn Sĩ Nhân Hiền - Phần Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH HUYỄN SĨ NHÂN HIỀN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẦN BỐN  

Đức Phật dạy: Bồ Tát có bốn việc an trụ vào đạo, kiến lập Đạo Tràng thanh tịnh:

Một là tâm luôn tu tập các thông tuệ.

Hai là không bỏ rơi tất cả chúng sinh.

Ba là mong cầu công đức không nhàm chán.

Bốn là giữ gìn các pháp, luôn thực hành tinh tấn.

Đó là bốn việc kiến lập Đạo Tràng thanh tịnh.

Lại có bốn việc thực hành đưa đến Đạo Tràng thanh tịnh:

Một là giữ gìn giới thanh tịnh.

Hai là tâm tánh thanh tịnh.

Ba là trí tuệ thanh tịnh.

Bốn là chỗ sinh thanh tịnh.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn pháp hàng Thanh Văn, Duyên Giác không ai sánh bằng:

Một là thực hành vượt hơn bốn thiền.

Hai là tâm hội nhập nhiều cảnh giới.

Ba là thực hành đại bi đối với chúng sinh.

Bốn là thể hiện vô số âm thanh biện tài.

Đó là bốn pháp.

Lại có bốn oai nghi thực hành:

Một là ưa thích chỗ thanh vắng, xa lìa nơi ồn náo.

Hai là an trụ vào hạnh từ luôn nhớ nghĩ chúng sinh.

Ba là không dua nịnh theo hạnh tà, không hướng đến các nẻo ấy.

Bốn là mong cầu đối với đạo hạnh.

Đó là bốn oai nghi.

Lại có bốn điều thưa hỏi không có ngăn ngại, không gì có thể đoạn dứt:

Một là không tiếc thân mạng.

Hai là tâm luôn vui vẻ.

Ba là xả bỏ sự cao ngạo.

Bốn là luôn thực hành chánh pháp.

Đó là bốn điều thưa hỏi.

Lại có bốn việc để thực hành đầy đủ:

Một là luôn nhận biết thời cơ.

Hai là tùy theo chỗ ưa thích của người mà hiện bày giáo hóa.

Ba là luôn biết hổ thẹn.

Bốn là thường biết đủ.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tâm thực hành bình đẳng:

Một là tùy theo căn cơ ứng hợp của chúng sinh mà hết lòng chỉ dạy.

Hai là sở nguyện, trí tuệ lớn luôn thích ứng với sự dạy dỗ trao truyền.

Ba là không nói về chỗ hơn kém của người khác.

Bốn là gặp người nói về điều thấp kém thì hiện bày tâm từ, không kết oán.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tạo danh đức đầy đủ khiến ai cũng nghe biết:

Một là tự tu tập trí tuệ sâu xa, chỉ dạy cho người khác.

Hai là nếu có người đến hỏi tất dứt trừ mọi nghi ngờ.

Ba là luôn giữ gìn chánh pháp.

Bốn là tâm lực đối với Phật không thể cùng tận.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tạo sự hiểu biết rộng rãi, vững chắc:

Một là nghe pháp thì hiểu rõ chỗ quay về.

Hai là pháp đã nghe luôn vui vẻ, không tham đắm việc thế gian.

Ba là đã nghe pháp rồi giảng nói rộng rãi cho người khác.

Bốn là đã nghe pháp rồi phát khởi sự giải thoát theo bậc Hiền Thánh, hướng đến đạo pháp của Phật.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc giảng nói Kinh pháp danh đức lưu truyền:

Một là trước hoàn thành các việc, sau đó thọ nhận thức ăn.

Hai là đạt được các lợi dưỡng về y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men là nhằm hàng phục ma lực.

Ba là ngày đêm ưa thích các pháp, được Chư Thiên luôn ủng hộ.

Bốn là không khinh thường người khác.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc đạt được ánh sáng nơi chúng hội thân đạt tự tại:

Một là ít ham muốn.

Hai là biết đủ.

Ba là tạo sự hòa nhã tốt đẹp.

Bốn là thân dốc giữ gìn giáo pháp.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc đạt được trí tuệ sáng suốt, giảng nói giáo pháp không sai khác:

Một là cứu giúp mọi sự sợ hãi trong đường sinh tử.

Hai là không mong cầu lợi dưỡng của sự cúng dường nơi thế gian.

Ba là luôn giúp đỡ người khác.

Bốn là thường nguyện an trụ vào đạo.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn pháp nhận biết về sự đáp trả của quả báo thiện, ác:

Một là khuyến hóa người khác giúp họ phát đạo tâm.

Hai là không để mất công đức đã tạo lập.

Ba là cung kính, nhớ nghĩ, khát ngưỡng tâm từ ở vị lai.

Bốn là luôn đi đến chỗ các Bậc Chánh Sĩ, Pháp Sư.

Đó là bốn pháp.

Lại có bốn việc không hủy hoại tâm từ:

Một là đầy đủ năng lực nhẫn nhục.

Hai là không dụ dỗ, nhiễu hại quyến thuộc của người khác.

Ba là không xả bỏ tâm đại bi.

Bốn là mong cầu thoát khỏi nhân duyên tội, phước, quyết chí ở nơi đạo.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tu tập đối với hạnh từ:

Một là luôn hòa hợp với mọi người.

Hai là tánh hạnh thuận hòa.

Ba là thực hành đầy đủ.

Bốn là mọi thứ hiện có dần dần gần nơi đạo.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc nhận biết là thầy xấu ác:

Một là chỉ dạy người theo đạo thấp kém.

Hai là dạy người hủy hoại tâm Bồ Tát.

Ba là dạy mong cầu danh tiếng, tăng thêm pháp bất thiện.

Bốn là chỉ dạy xa lìa công đức nơi pháp thiện.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc cùng Chư Phật Thế Tôn ở trong chúng hội:

Một là luôn nhất tâm.

Hai là thường giảng nói về công đức của Chư Phật Thế Tôn.

Ba là giữ gìn giới luật thanh tịnh.

Bốn là tâm tánh không xả bỏ bản nguyện.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn pháp khen ngợi đức hạnh cúng dường Bồ Tát và Như Lai tôn quý không biết mệt mỏi:

Một là tạo sự cúng dường Đức Phật Thế Tôn tối thượng.

Hai là gặp Phật phải nên gắng sức hành trì theo.

Ba là thấy Như Lai tâm bồ đề được vững chắc.

Bốn là thấy được nguồn gốc công đức của ba mươi hai tướng trượng phu, thành tựu được phương tiện thiện xảo.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc xem xét nghĩa lý của Kinh Điển, tu tập theo giới hạnh của Bồ Tát, đạt được vô thượng:

Một là vượt khỏi đường ác.

Hai là thường khuyến khích tạo lập con đường tốt đẹp.

Ba là cung kính đối với Như Lai.

Bốn là hành đầy đủ theo sở nguyện.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tu học:

Một là không bỏ mất tâm bồ đề.

Hai là bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.

Ba là mong cầu đạt các pháp Ba la mật.

Bốn là giữ gìn vô số giáo pháp của Chư Phật, khiến không đoạn tuyệt.

Đó là bốn việc tu học.

Lại có bốn việc thực hành giới luật thanh tịnh:

Một là thực hành được các việc nhỏ.

Hai là hiểu rõ về hành không.

Ba là không phạm sự nghi ngờ theo tà kiến.

Bốn là tâm không do dự.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tạo chủng tánh tam muội:

Một là không chấp theo lời nói của địa phương.

Hai là tâm thanh tịnh không đắm nhiễm.

Ba là thành tựu nguồn gốc của công đức.

Bốn là gần gũi được chút ít nơi Phật Đạo.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc ứng hợp với hạnh trong sáng:

Một là hưng khởi các gốc lành.

Hai là tâm vắng lặng yên tĩnh thực hành không chấp trước.

Ba là thấy rõ về pháp môn tùy thuận giải thoát.

Bốn là tịch định đối với ý nghĩa của đạo.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc bỏ tâm cấu uế:

Một là sợ hãi về sinh tử, thường chuyên tâm tu hành.

Hai là nhằm cầu đạt nguồn gốc của công đức giải thoát.

Ba là đối với việc an ổn đều không tạo tác.

Bốn là tâm không dấy khởi.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc để hàng phục tâm mình:

Một là lấy trường hợp của một người để so với vị lai là hàng ức trăm ngàn ở trong sinh tử.

Hai là nhận biết sự nhớ nghĩ nơi tâm của tất cả mọi người, vì nhằm đoạn dứt phiền não, thuận theo bản nguyện mà thuyết giảng giáo pháp.

Ba là trừ bỏ hết thảy các pháp bất thiện, giữ gìn các pháp thiện, an tọa nơi Đạo Tràng, hàng phục chúng ma, chứng đắc đạo quả chánh chân vô thượng.

Bốn là âm thanh nói rõ cho cả ba ngàn đại thiên Thế Giới luôn vì chúng sinh giảng nói chánh pháp.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc hàng phục ma oán:

Một là quan sát các pháp như huyễn, thực hành thanh tịnh.

Hai là chóng đạt được pháp nhẫn vô sinh.

Ba là cắt đứt các việc ngu si không sáng suốt.

Bốn là xa lìa sinh tử, tu tập chánh hạnh.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tư duy về nghĩa lý của Kinh:

Một là pháp do nhân duyên khởi, không phải là không nhân duyên.

Hai là hưng khởi pháp sâu xa mà không chấp có người.

Ba là quán xét về pháp khong mà không có chốn dấy khởi.

Bốn là an nhiên không có tưởng vì tất cả đều vắng lặng.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc tâm không xả bỏ giáo pháp của Bồ Tát:

Một là không bỏ mất bản nguyện.

Hai là nhẫn chịu nơi các khổ não.

Ba là không tiếc thân mạng.

Bốn là không xả bỏ việc hành bốn ân.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc lãnh hội giáo pháp giáo hóa mọi người:

Một là theo chỗ bố thí thức ăn, y phục ứng hợp với căn cơ mà thuyết pháp.

Hai là luôn khuyến khích khiến đạt kiên cố.

Ba là chỗ tạo tác đạt an ổn tự tại.

Bốn là lập vững gốc lành cho người khác.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc thọ nhận các pháp an ổn, chắc chắn để thâu giữ phụng trì:

Một là thiện căn tuy ít nhưng tâm không coi thường.

Hai là luôn thực hành các việc an ổn.

Ba là bố thí điều hòa tâm ý, tu tập đầy đủ các pháp thiện.

Bốn là thực hành theo nghĩa lý của Kinh Điển làm cho tất cả chúng sinh đều hướng đến sự an ổn.

Đó là bốn việc.

Lại có bốn việc để hội nhập đạo hạnh:

Một là đạt được thần thông.

Hai là thành tựu được trí tuệ chân chánh.

Ba là tâm thâm nhập vô lượng pháp nơi đạo lớn.

Bốn là tất cả các pháp đã tạo chỉ nhờ tu tập theo hành không, không chấp vào sự giải thoát.

Đó là bốn việc.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường