Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Bốn Mươi Chín

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH LỤC TẬP ĐỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Khương Tăng Hội, Đời Ngô   

PHẦN BỐN MƯƠI CHÍN  

Thuở xưa, Bồ Tát thân làm con vượn, sức quản bầy nhỏ, minh triết hơn người, thường mang lòng từ rộng lớn cứu vớt chúng sinh. Một hôm, leo cây hái trái, vượn thấy trong hang núi có người bị rớt xuống đấy không thể tự lên được, suốt ngày khóc thương, kêu Trời xin được sống.

Nghe tiếng kêu bi ai, vượn rơi nước mắt, nghĩ: Ta thề dốc thành Phật là vì những chúng sinh như thế. Nay nếu không đem được người này ra khỏi hang thì anh ta sẽ chết. Ta phải tìm cách xuống hang cõng hắn ra.

Vượn liền xuống hang tối, bảo người ấy tựa vào mình, rồi níu vịn cỏ leo lên núi, đặt vào chỗ đất bằng, chỉ đường cho hắn, rồi nói: Tại đây ngươi đi được rồi, từ nay về sau phải thận trọng, không nên làm điều ác.

Đem người ra khỏi hang mệt nhọc quá, nên vượn nằm lăn ra nghỉ.

Người ấy nghĩ: Ở trong hang bị đói khát, nay ra ngoài cũng vậy, nào có khác gì đâu! 

Lòng hắn nghĩ phải giết con vượn này ăn thịt, để cứu mạng mình, chẳng phải là nên lắm sao!

Rồi hắn dùng đá đập vào đầu vượn, máu tuôn đỏ cả đất. Vượn đang nằm cả kinh thức dậy, leo vội lên cây, nhưng lòng không ý giận, còn từ bi thương xót cho người đã mang lòng ác độc.

Rồi vượn tự nghĩ: Sức ta không thể độ được, xin nguyện đời sau thường gặp được Chư Phật, tin theo đạo giáo và tu hành theo đó để được độ, đời đời chớ có niệm ác như người này.

Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Con vượn là thân ta, còn người ở trong hang là Điều Đạt.

Bồ Tát thực hành pháp nhẫn độ vô cực đã nhẫn nhục như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần