Phật Thuyết Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Phẩm Năm Mươi - Phẩm Ngừa Giặc Khi Chưa đến
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Phật Đà Phiến Đa, Đời Nguyên Ngụy
PHẬT THUYẾT
KINH NA TIÊN TỲ KHEO
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Phật Đà Phiến Đa, Đời Nguyên Ngụy
PHẨM NĂM MƯƠI
PHẨM NGỪA GIẶC KHI CHƯA ĐẾN
Vua hỏi: Bạch Đại Đức, các Sa Môn trong hàng ngũ Đại Đức vì sao phải học đạo tu hành?
Để làm gì?
Tâu Đại Vương, Đại Vương không thấy quá khứ đầy đau khổ, hiện tại đầy đau khổ, và tương lai đầy đau khổ sao?
Vì muốn tiêu diệt đau khổ, muốn thoát khỏi đau khổ, nên chúng tôi mới học đạo tu hành làm Sa Môn. Nếu là đau khổ của đời sau thì cần gì phải lo trước.
Na Tiên hỏi lại: Có nước cừu địch nào lăm le xâm chiếm nước của Đại Vương không?
Thưa có.
Thế thì Đại Vương có chờ cho đến khi giặc quân đến công phá ngoài thành rồi mới lo rèn đúc binh khí, luyện tập binh mã, hay phải lo toan dự phòng các việc ấy từ trước?
Phải lo dự phòng từ trước.
Giặc chưa đến thì dự phòng làm gì?
Vì giặc đến bất thình lình. Cũng thế, khổ đau đến với kiếp sống không thể nào lường trước được. Nếu không chuẩn bị thì không kịp thời đối phó.
Na Tiên lại hỏi: Tâu Đại Vương, đợi đói mới trồng, khát mới đào giếng, hay phải làm các việc ấy từ khi chưa đói, chưa khát?
Phải lo từ trước. Cũng thế, việc diệt trừ khổ đau nếu không lo toan từ trước thì không cách gì ứng phó kịp thời. Vì vậy mà chúng tôi xuất gia học đạo tu hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Hưng Khởi Hạnh - Phật Thuyết Kinh Nhân Duyên Kiếp Trước Của Tôn đà Lợi
Phật Thuyết Kinh Phổ Diệu - Phẩm hai Mươi Mốt - Phẩm Quán Sát Cây
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhân - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bốn Mươi Mốt - Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô úy - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Hiền Nhân - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên - Phần Hai - Phần Chánh Tông - Tập Ba