Phật Thuyết Kinh Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật đại Giáo Vương - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH
NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG
TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG
BÍ MẬT ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thi Hộ, Đời Tống
PHẦN NĂM
NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG
TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG THẬM
THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT
CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI NHẤT THIẾT
MINH CÚ HẠNH
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai, là Kim Cương Tam Nghiệp Đại Tự Tại Chủ, là Đại Chấp Kim Cương Vương, là bậc tự tại tối thắng ở tất cả nơi chốn Nhất Thiết Xứ Tối Thắng Tự Tại khéo nói các pháp, nghĩa của tất cả hành với tướng của các hành ở trong đại chúng nói lời như vậy: Này các Đại Sĩ!
Nên biết tất cả pháp ấy lìa các nghi hoặc, chân thật sinh ra ba bình đẳng này của nhóm pháp: Hoặc tham, hoặc sân, hoặc si… hiểu pháp tính này, đấy tức là tính vô thượng đại bồ đề. Như vậy biết rõ xong, được tất cả thành tựu.
Giả sử nhóm Chiên Đà La Caṇḍala với các loài ác của thế gian thường khởi giết hại tâm của các chúng sinh. Nếu hay dùng tịnh tín giải, tu bí mật thì người của nhóm như vậy đều được thành tựu, mà hay an trụ bí mật của đại thừa.
Lại nữa, nếu có các loài chúng sinh tạo nghiệp vô gián, rộng làm các ác, tội cực nặng mà hay khởi tịnh tín tu bí mật thì cũng được thành tựu tất cả tối thượng.
Nếu có chúng sinh tạo nghiệp sát sinh, hành việc chẳng cho mà lấy, nhận các tà nhiễm, khởi đại vọng ngữ. Người gây tạo các nghiệp ác của nhóm như vậy, nếu có thể khởi tịnh tín giải, tu pháp bí mật thời người của nhóm như vậy cũng được thành tựu.
Tại sao thế?
Các Đại Sĩ nên biết. Trong pháp bí mật, hoặc nhiễm hoặc tịnh hoặc oán hoặc thân thảy đều bình đẳng. Nếu người biết rõ thì hay an trụ pháp yếu bí mật của Đại Thừa tối thượng. Đấy tức là thành tựu tự tính của Chư Phật. Do như vậy cho nên ở tất cả pháp được lìa nghi hoặc. Chỉ trừ kẻ hủy báng A Xà Lê Ācārye. Người của nhóm như vậy giả sử siêng cầu nơi pháp bí mật cũng chẳng thể thành tựu.
Lúc đó, trong Hội có vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Trừ Cái Chướng Sarvanīrvaṇa viṣkaṃbhin nghe Đức Phật Thế Tôn nói pháp đó xong thời rất làm lạ, cho rằng chưa từng có.
Liền bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao đối với các Như Lai và trong Đại Chúng tuyên nói nghĩa này?
Xưa kia con chưa từng nghe nói là Pháp, chẳng phải Pháp chăng! Nguyện xin Đức Phật Thế Tôn vì con bày rõ.
Khi ấy Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai liền bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Ngưng ngay! Ngưng ngay! Thiện Nam Tử đừng nói lời đấy! Nên biết điều đã nói tức là tính của các pháp, trí trong sạch chân thật của tất cả Như Lai sinh ra thắng nghĩa tinh diệu của các pháp. Như vậy gọi là câu của Bồ Đề Hạnh Bodhi cryā pāda.
Lại nữa, trong Hội, các chúng Bồ Tát nhiều như số hạt bụi ngang bằng núi Tu Di trong tất cả Cõi Phật chẳng thể đếm chẳng thể tính, nghe Đức Phật nói pháp đó xong đều rất kinh sợ, mê muộn té xuống đất, đều tác niệm này: Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương cứu giúp khiến cho nhóm chúng con được quay trở lại chỗ ngồi của mình bản tọa.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai biết niệm đó xong, liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Hư Không Bình Đẳng Vô Nhị Kim Cương Tam Ma Địa. Ở trong định ấy dùng thần thông của ba nghiệp Kim Cương gia trì. Tức thời các chúng Bồ Tát đều được tỉnh ngộ, lìa các sợ hãi rồi hay mỗi mỗi đều quay lại chỗ ngồi của mình.
Lúc đó, tất cả Như Lai thấy việc đó xong đều rất vui vẻ, sinh tâm hiếm có, đều dùng âm diệu pháp thâm sâu trong sạch nói Già Đà Gāthā này là:
Lớn Thay! Pháp tối thượng
Lớn thay! Pháp nghĩa sinh
Pháp vô ngã chân thật
Quy mệnh Kim cương vương
Thân ngữ tâm trong sạch
Trụ hư không bình đẳng
Lìa nghi hoặc, không ngại
Quy mệnh Kim cương thân
Tâm Như Lai tối thượng
Tùy chuyển ba tế đạo
Cõi chân như lìa tướng
Quy mệnh như hư không
Thân hư không chân thật
Khéo chuyển ngữ hư không
Pháp hư không trong sạch
Quy mệnh Vô sở dụ
Không có chỗ nói
Rõ hay ví dụ được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tuệ Thượng Bồ Tát Vấn đại Thiện Quyền - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Ba Mươi Ba - Phẩm Tịnh Hạnh
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Tắc Giới - Phẩm Hai Mươi Năm - Nhẫn Nhục Ba La Mật
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Giác - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Năm Mươi - Kinh Thuốc Chữa Lưng Gù