Phật Thuyết Kinh Niệm Tụng được Lược Ra Trong Kim Cương đỉnh Du Già - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Kim Cương Trí, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
NIỆM TỤNG ĐƯỢC LƯỢC RA
TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Kim Cương Trí, Đời Đường
PHẦN BA
Như trên đã nói, dùng chữ A để ở trong trái tim.
Dùng chữ Tông VAM thường đóng cánh cửa Điện ở trái tim. Mật Ngữ này là thân ngữ ý Kim Cương của tất cả Như Lai hay cầm giữ cho nên gọi là Kim Cương Quyền Khế.
Giải Khế này xong. Tiếp đem cổ tay của Chỉ Vũ tay trái để bên trên Quán Vũ tay phải, đem độ Đàn Tuệ hai ngón út cùng móc nhau, dựng thẳng độ Tiến Lực hai ngón trỏ, làm tướng mạo hét to. Đây gọi là Tam Giới Uy Lực Quyết Thắng Khế, cũng gọi là Đại Lực Khế Mahā bala mudrā.
Muốn kết Khế này, trước tiên nên ba lần xưng chữ Hồng HŪṂ rồi kết, tựa như tiếng sấm trong đám mây mù. Lấy phần cuối cùng của Mật Ngữ, xưng một chữ Hồng Phát HŪṂ PHAṬ.
Liền nói Mật Ngữ này:
Án, tô mẫu bà nễ, tô mẫu bà, hồng, cật lý ha noa, cật lý ha noa, hồng, cậtlý ha noa, ba gia, hồng, a na gia, hồ, bạc già phạm, bạt chiết la, hồng, phát.
OṂ SUMBHANI SUMBHA HŪṂ GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ GṚHṆA APAYA HŪṂ ĀNAYA HOḤ BHAGAVAṂ VAJRA HŪṂ PHAṬ.
Khế này ở trên đầu, xoay theo bên phải ba vòng. Nếu có các Ma gây chướng ngại, nhìn thấy Khế này xong thày đều lìa xa. Lại được tất cả chốn ủng hộ thân của mình.
Lại dùng Khế này chạm vào các nhóm đèn, hương, hoa, thức ăn uống… mỗi một thứ đều xưng chữ Hồng HŪṂ thì tuỳ sự tiếp chạm, tuỳ được trong sạch.
Lại nữa, kết Kim Cương Phộc bền chắc rồi, dựng hợp hai ngón cái với hai ngón út như cây kim. Đây gọi là Kim Cương Liên Hoa Tam Ma Gia Khế Vajra padmasamaya mudrā.
Lúc kết Khế này thời tụng Mật Ngữ:
Án, bạt chiết la, bát đầu ma, tam ma gia, tát đoả tông.
OṂ VAJRA PADMA SAMAYAS TVAṂ.
Đem Ấn này để ở trên miệng, tụng Chân Ngôn liền ở trong Liên Hoa Bộ Padma kulāya được làm thắng thượng.
Tiếp lại dùng trí thượng thắng quán sát bên trong, bên ngoài đều không có sở hữu. Lại quán ba đời ngang đồng với hư không.
Lại tưởng chữ Diễm YAṂ làm cảnh màu đen, cầm giữ Địa Phong Luân Giới.
Lại tưởng chữ Kiếm KAṂ làm ngọn núi Luân Vi Cakravāḍa parvata dùng báu thù thắng trang sức.
Lại ở hư không, tưởng chữ Tông VAṂ làm Tỳ Lô Giá Na Phật.
Vairocana buddha. Do đủ Từ Bi chảy rót sữa hai bên núi Luân Vi Cakravāḍaparvata liền thành biển lớn Cam Lộ.
Ở trong biển ấy lại tưởng chữ Bát Lạt PRA dùng làm hình con rùa, con rùa ấy giống như màu vàng ròng, thân rộng lớn vô lượng do tuần.
Lại ở trên lưng con rùa, tưởng chữ Hề Lý HRĪḤ. Chữ ấy biến làm hoa sen màu đỏ với ánh sáng màu đỏ rất thù diệu đẹp ý.
Hoa ấy có ba tầng, mỗi tầng có tám cánh, đài có đầy đủ râu nhuỵ. Ở trên Đài ấy, tưởng ba chữ Ba La PRA, Hồng HŪṂ, Kiếm KAṂ dùng làm núi Tu Di Sumeru. Núi ấy do mọi báu tạo thành, có tám góc.
Ở trên đỉnh núi, lại tưởng năm chữ Tông VAṂ, Hồng HŪṂ, Đa la TRĀḤ, Hề lý HRĪḤ, Ác AḤ dùng làm cái Điện lớn.
Điện ấy có bốn góc, các mặt có đủ bốn cửa, hai bên trái phải của cửa ấy có cây phướng Cát Tường, mái hiên lan can vây quanh có bốn tầng thềm bậc. Ở trên Điện ấy có năm lầu gác đều giăng treo lẫn lộn tơ, lụa, lưới ngọc, vòng hoa để trang sức. Ở bên ngoài Điện, trên bốn góc với các góc cửa đều dùng báu Kim Cương nghiêm sức.
Tưởng Ngoại Viện ấy lại dùng mọi loại báu tạp, chuông mõ…lấp lánh như Mặt Trời mặt trăng và treo ngọc, Anh Lạc dùng để nghiêm sức. Lại ở bên ngoài chỗ ấy có vô lượng cây Kiếp Ba Kalpa vṛkṣa bày thành hàng. Lại tưởng âm thanh mỹ diệu, ca vịnh, nhạc âm của Chư Thiên. Các hàng A Tu La Asura, Mạc Hô Lạc Già Vương Mahoraga rāja dùng điệu múa Kim Cương làm nơi vui thích.
Ở bên trong Điện ấy có Mạn Trà La Maṇḍala. Ở trong dùng tám cây trụ Kim Cương để làm trang sức.
Ở trong Như Lai Bộ Luân Tathāgata kulāya cakra tưởng ba chữ chủng tử. Chính giữa tưởng chữ Tâm TAṂ, hai bên trái phải của chữ ấy, tưởng chữ A.
Dùng ba chữ ấy thành tựu Toà sư tử Siṃhāsana vuông vức bốn mặt vi diệu của Cõi Trời.
Lại chữ chủng tử ở trong Kim Cương Bộ Vajra kulāya. Trong ba chữ, chính giữa tưởng chữ Nga GA, ở hai bên trái phải của chữ ấy tưởng chữ Hồng HŪṂ. Ba chữ chủng tử ấy tạo thành Kim Cương Bộ, dùng voi Gajaḥ làm toà.
Lại ở trong Bảo Bộ Ratna kulāya tưởng ba chữ chủng tử. Ở chính giữa tưởng chữ Ma Ma Hai bên trái phải tưởng chữ Đát la TRĀḤ. Dùng ba chữ chủng tử ấy tạo thành Bảo Bộ, trong đấy dùng ngựa Aśvaḥ làm toà.
Lại Liên Hoa Bộ Padma kulāya có ba chữ chủng tử. Ở chính giữa tưởng chữ Ma hàm MĀṂ, hai bên trái phải tưởng chữ Hiệt lợi di HRĪḤ. Dùng ba chữ chủng tử này tạo thành Liên Hoa Bộ, trong đó dùng chim công Mayūraḥ: Khổng tước.
Lại trong Yết Ma Bộ Karma kulāya có ba chữ chủng tử. Ở chính giữa tưởng chữ Kiếm KAṂ, hai bên trái phải tưởng chữ A AḤ. Dùng ba chữ chủng tử này tạo thành Yết Ma Bộ, trong đó dùng Ca Lâu La Garuḍa: Kim Xí Điểu làm toà. Đã tưởng toà ngồi của các Bộ như trên xong.
Tiếp tưởng tất cả Như Lai với mười sáu vị Đại Bồ Tát kèm với bốn vị Ba La Mật.
Xếp đặt bốn loại nội cúng dường Abhy antara pūjā, bốn loại ngoại cúng dường Bāhya pūjā, lại làm bốn vị giữ bốn cửa Thủ tứ môn. Bốn vị Bồ Tát tùy theo phương an trí.
Lại như trên đã nói, Chư Phật với Đại Bồ Tát, Thủ Môn Bồ Tát Dvāra pālabodhisattva … mỗi mỗi vị đều dùng Bản Tam Ma Địa, mỗi mỗi đều tự tâm với tùy theo Ký Ấn tướng mạo của mình như bên dưới nói, đều tưởng từ trong thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hiện ra.
Lại tưởng bốn bên của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật dùng thân chân thật đã gia trì của các Như Lai với dùng toà Sư Tử Siṃhāsana của tất cả Như Lai đã nói như trên mà ngồi.
Trên đó, Đức Tỳ Lô Giá Na Vairocana biểu thị cho sự thành Chính Đẳng Giác đã lâu. Tất cả Như Lai dùng Phổ Hiền Samanta bhadra làm Tâm. Lại dùng hư không của tất cả Như Lai Sarva tathāgatākāśa tạo thành báu Đại Ma Ni Mahāmaṇi ratna dùng làm Quán Đỉnh Abhiṣeka.
Lại đắc được Quán Tự Tại Pháp Trí Cứu Cánh Ba La Mật Avalokiteśvara dharma jñāna parama pāramitā của tất cả Như Lai. Lại Tỳ Thủ Yết Ma Bất Không Ly Chướng Ngại Giáo Lệnh Viśvakarmatāmoghāpratihataśāsana của tất cả Như Lai đã làm xong ắt viên mãn sự mong cầu.
Ở phương Đông ấy, như trên đã nói tòa voi Gajāsana, tưởng Đức Phật A Súc Bệ Akṣobhya ngồi trên toà ấy.
Ở phương Nam ấy, như trên đã nói tòa ngựa Aśvāsana, tưởng Đức Phật Bảo Sinh Ratna saṃbhava ngồi trên toà ấy.
Ở phương Tây ấy, như trên đã nói tòa Khổng Tước Mayūrāsana, tưởng Đức Phật A Di Đà Amitābha ngồi trên toà ấy.
Ở phương Bắc ấy, như trên đã nói tòa Ca Lâu La Garuḍāsana, tưởng Đức Phật Bất Không Thành Tựu Amogha siddhi ngồi trên tòa ấy.
Phần bên trên ấy đều ở trên tòa. Lại tưởng hình trăng đầy, lại ở trên hình này tưởng tòa hoa sen, trên mỗi một tòa hoa sen có Đức Phật ngồi bên trong.
Bấy giờ, Kim Cương Giới Như Lai Vajra dhātu tathāgata đã trì giữ thân của tất cả Như Lai dùng làm đồng Thể. Chỗ sinh tên gọi của Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền Ma Ha Bồ Đề Tát Đoả Tam Ma Gia Sarva tathāgata samantabhadra mahābodhisattva samaya nhiếp tất cả tên gọi của Tát Đoả Sattva.
Nhập vào Kim Cương Gia Trì Tam Ma Địa Vajrādhiṣṭhāna samādhi xong thì Tâm Đại Thừa A Tỳ Tam Ma Gia Mahā yānābhisamaya của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm Sarva tathāgata hṛdaya từ thân tâm của mình hiện ra, liền nói Mật Ngữ là:
Bạt chiết la, tát đoả.
VAJRA SATVA.
Vừa mới nói Mật Ngữ này thời, từ trái tim của tất cả Như Lai tức là Đức Thế Tôn ấy dùng làm vành trăng Phổ Hiền hiện ra xong, tịnh trị Tâm Ma Ha Bồ Đề Mahābodhi citta của tất cả chúng sinh rồi đều trụ ở trong các vành trăng tại các phương của tất cả Như Lai, hiện ra trí của tất cả Như Lai Kim Cương Sarva tathāgata vajrajñāna rồi đều nhập vào trong trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
Đã dùng Phổ Hiền với sự bền chặt ấy cho nên từ trong Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa Vajrasattva samādhi dùng thần lực của tất cả Như Lai dùng làm đồng một Mật Thể, lớn tràn đầy khắp cõi hư không, đầy đủ ánh sáng dùng làm năm Đỉnh Pañca śikhirakūṭa, dùng thân khẩu ý của tất cả Như Lai Sarva tathāgata kāya vāk citta tạo thành chày Kim Cương Ngũ Cổ Ngũ Cổ Bạt Chiết La, tức thành tựu xong.
Lại từ trái tim của tất cả Như Lai hiện ra trụ ở trong lòng bàn tay phải. Khi ấy lại từ Bạt Chiết La Vajra: Chày Kim Cương hiện ra mọi loại sắc tướng Vicitra varṇarūpa toả ánh sáng chiếu diệu tràn khắp tất cả Thế Giới.
Lại tưởng ở trên các đỉnh nhọn của ánh sáng Raśmi śikhira kūṭa: Quang Minh Phong hiện ra Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới.
Đã hiện ra xong, tận khắp pháp giới Dharma dhātu tràn đầy trong hư không với biển mây dòng chảy vòng quanh tất cả Thế Giới, ở Thần Thông Abhijñā Bình Đẳng Tính Trí Samatājñāna của tất cả Như Lai hiện thành Đẳng Chính Giác Samyaksaṃbuddha hay khiến phát Tâm Đại Bồ Đề Mahā bodhi citta của tất cả Như Lai.
Thành tựu mọi loại hành tướng của Phổ Hiền, cũng hay phụng sự quyến thuộc của tất cả Như Lai, hay khiến hướng đến Đại Bồ Đề Trường Mahā bodhi maṇḍa.
Lại hay tồi phục tất cả các Ma Sarva māra pramardana, ngộ tất cả tính bình đẳng Sarva samatā, chứng Đại Bồ Đề, chuyển bánh xe chính pháp Sad dharmacakra pravartana cho đến cứu hộ chúng sinh của tất cả Thế Giới, thành tựu nhóm Tất Địa tối thượng Uttama siddhi, Trí Thần Thông Jñānābhijñā của tất cả Như Lai.
Hiện Thần Biến Vikurvita của tất cả Như Lai xong, lại vì Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa Vajra sattva samādhi rất bền chặt cho nên đồng một mật thể, thành thân của Phổ Hiền Đại Bồ Tát Samanta bhadra kāya xong, trụ ở trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na rồi cao giọng, xướng lên lời lạ thay!
Ấy rằng:
Ta là Phổ Hiền
Tát Đỏa bền chắc
Chẳng phải thân tướng
Tự nhiên hiện ra
Dùng bền chắc nên
Làm thân Tát Đỏa Sattva kāya.
Lúc đó thân Phổ Hiền Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Phật hiện ra xong, ở trước mặt tất cả Như Lai, y nơi vành trăng, lại thỉnh Giáo Thị Ājñā: Sự dạy bảo.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na nhập vào Nhất Thiết Như Lai Trí Tam Ma Gia Kim Cương Tam Ma Địa Sarva tathāgata jñāna samaya vajra samādhi xong, hiện Nhất Thiết Như Lai Hộ La Tam Ma Địa Sarva tathāgata hurassamādhi, tuệ giải thoát tri kiến Vimukti jñāna darśana prajñā, chuyển bánh xe chính pháp.
Mở chuyển lợi ích chúng sinh, sức phương tiện lớn Mahopāya bala, tinh tiến Vīrya, Đại Trí Mahā jñāna, Tam Ma Gia Samaya … tận khắp tất cả chúng sinh giới cứu hộ tất cả, làm tự tại chủ, thọ dụng tất cả an vui thích ý… cho đến bình đẳng tính trí Samatā jñāna, thần thông abhijñā.
Ma Ha Diễn Na Mahā yāna: Đại Thừa, A Tỳ Tam Ma Gia Abhi samaya: Hiện chứng của tất cả Như Lai, kịp được quả thành tựu Tất Địa tối thượng Uttama siddhi cho nên tất cả Như Lai dùng Tất Địa Bạt Chiết La Siddhi vajra này làm Phổ Hiền Đại Bồ Tát ấy.
Tương ứng dùng địa vị chuyển luân của tất cả Như Lai cho nên dùng Thân Kāya, mão báu Ratna makūṭa, tơ lụa của tất cả Như Lai để Quán Đỉnh. Đã quán đỉnh xong, rồi trao cho. Khi ấy các Như Lai dùng tên gọi của Chấp Kim Cương quán đỉnh cho nên liền có hiệu là Chấp Kim Cương Vajra dhāra.
Lúc đó Chấp Kim Cương Bồ Tát co cánh tay trái, hiện tướng lực sĩ uy mãnh, tay phải cầm Bạt Chiết La chày Kim Cương hướng ra ngoài, rút ném, đùa giỡn rồi cầm lấy, cao giọng nói lời này là:
Bạt Chiết La này
Là các Như Lai
Vô Thượng Tất Địa
Ta là Kim Cương
Trao vào tay ta
Dùng Kim Cương, ta
Cầm giữ Kim Cương.
Đây là Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa Vajra sattva samādhi, trí thứ nhất Tâm Bồ Đề Bodhi citta của tất cả Như Lai.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại nhập vào Bất Không Vương Đại Bồ Tát Tam Ma Gia Amogha rāja mahābodhisattva samādhi sinh ra gia trì Tát Đỏa Kim Cương Tam Ma Địa Sattva vajra samādhi xong, từ trái tim của mình hiện ra, thỉnh triệu Tam Ma Gia Samaya của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm.
Liền nói Chú là:
Bạt chiết la, la nhương.
VAJRA RĀJA.
Vừa mới nói Mật Ngữ này thời ở trong trái tim của tất cả Như Lai dựa theo Chấp Kim Cương Bồ Tát ấy dùng làm móc câu lớn Mahāṃkuśa của tất cả Như Lai hiện ra xong, liền trụ ở trong lòng bàn tay của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bất Tư Nghị Công đức Chư Phật Sở Hộ Niệm - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Bảo Vũ - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Thủ Bồ Tát Hàng Phục Nhất Thiết Bộ đa đại Giáo Vương - Phần Sáu
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - NGHI THỨC KHAI KINH
Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Hai - Tập Một