Phật Thuyết Kinh Phổ Biến Quang Minh Thanh Tĩnh Xí Thịnh Như ý Bảo ấn Tâm Vô Năng Thắng đại Minh Vương đại Tùy Cầu đà La Ni - Phẩm Một - Phẩm Tựa - Tập Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
PHỔ BIẾN QUANG MINH THANH
TĨNH XÍ THỊNH NHƯ Ý BẢO ẤN
TÂM VÔ NĂNG THẮNG ĐẠI MINH
VƯƠNG ĐẠI TÙY CẦU ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẨM MỘT
PHẨM TỰA
TẬP SÁU
Lại nữa Đại Phạm! Nếu có nơi lưu bố Đại Tùy Cầu Đà La Ni này thì các hữu tình đã biết điều này, nên dùng hương hoa, phướng, lọng, mọi thứ cúng dường thượng diệu. Phải dùng vải lụa thù thắng bao bọc Kinh lại, đặt ở trong cái Tháp, hoặc đặt trên đầu cây phướng. Dùng mọi loại âm nhạc ca vịnh tán thán, nhiễu quanh cúng dường, chân thành lễ bái. Ắt mọi việc suy tư, ước vọng mong cầu trong tâm của các hữu tình ấy đều được mãn túc.
Nếu có thể y theo pháp viết chép rồi đeo giữ trên thân thì mọi mong cầu đều được. Cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái. Thai nhi an ổn lớn dần tròn đủ và sinh nở an vui.
Này Đại Phạm! Làm sao mà biết được?
Xưa kia ở nước ma Già Đà magadha có vị Vua tên là Thí Nguyện Thủ?
Pratisāra pāṇi. Do nhân duyên gì mà có tên là Thí Nguyện Thủ?
Lúc vị Vua ấy sinh ra, liền giơ tay nắm bầu vú của mẹ. Do bàn tay chạm vào vú mẹ thì bầu vú mẹ biến thành màu vàng, vú mẹ tăng trưởng tự nhiên và tuôn chảy sữa.
Nếu có chúng nhân đi đến cầu xin thì Nhà Vua duỗi bàn tay phải, khởi niềm tin trong sạch nơi Phật Bồ Tát thì Chư Thiên nghiêng rót mọi thứ trân bảo màu nhiệm đều nhập vào bàn tay của Nhà Vua mà ban cho người cầu xin. Tùy theo sự tu hành của người ấy mà đều được đầy đủ và đều thành tựu mọi sự an vui. Do nhân duyên ấy nên có tên là Thí Nguyện Thủ.
Vị Vua ấy vì cầu con nên cúng dường Chư Phật với các Tháp Miếu nhưng cầu con chẳng được. Nhà Vua giữ gìn trai giới, rộng bày Vô Già Thí Hội, rộng tu phước nghiệp hộ trì Tam Bảo, tu sửa Chùa Chiền bị phá hoại trong tương lai, làm một kho cất chứa.
Tại sao thế?
Này Đại Phạm! Ta nhớ về thời quá khứ, ở quốc cảnh ma Già Đà này trong thành Câu Thi Na Kuśinagara, phần lớn tụ lạc Đại Lực Sĩ đều theo giáo pháp của Như Lai. Khi ấy có một vị trưởng giả tên là Pháp Tuệ Dharma mati đối với tất cả chúng sinh khởi tâm đại bi, vì các hữu tình nói pháp yếu của Đại Tùy Cầu Đà La Ni này.
Ngay thời ấy, ở trong nhà trưởng giả có một người nghèo nghe được pháp màu nhiệm này thì nói với Trưởng Giả Tử rằng: Trưởng Giả Tử! Tôi ở trong nhà của ông làm việc, thường vui nghe pháp. Tôi sẽ cúng dường pháp này.
Người nghèo túng ấy ở nhà của vị trưởng giả, làm đủ mọi việc, lại cúng dường pháp. Về sau, lúc Trưởng Giả Tử ấy trao cho một đồng tiền vàng. Nhận xong, người ấy phát tâm bồ đề muốn cứu giúp chúng sinh, rồi dùng phước này hồi thí cho tất cả hữu tình.
Người ấy liền đem đồng tiền vàng có được, cúng dường Đại Tùy Cầu Đà La Ni này và phát nguyện rằng: Dùng Phước xả thí này, nguyện cho tất cả hữu tình cắt đứt được nghiệp nghèo túng.
Do nhân duyên này mà phước xả thí ấy không hề chấm dứt. Như vậy phần lớn nhân duyên gieo trồng phước là cúng dường Chư Phật Bồ Tát.
Vì phước nghiệp này, Tĩnh Cư Thiên Tử hiện ở trong mộng báo cho Nhà Vua rằng: Nay Đại Vương có thể y theo pháp, viết chép Tùy Cầu Đà La Ni này, khiến cho đại phu nhân giữ trai giới và đeo giữ, ắt có con cái.
Khi tỉnh giấc, Nhà Vua cho triệu thỉnh một người xem tướng với chúng Bà La Môn có trí, chọn ngày trực của Tú Diệu tốt, y theo pháp giữ trai giới, viết chép Đà La Ni này khiến cho phu nhân đeo dưới cổ.
Lại liền cúng dường Tháp Tốt Đổ Ba Stūpa: Tháp nhiều tầng, Chư Phật Bồ Tát, rộng hành xả thí… ứng thời có mang, đầy đủ ngày tháng sinh ra một đứa con đầy đủ sắc tướng đoan nghiêm thù thắng, người nhìn thấy đều vui vẻ.
Đại Phạm nên biết đây là uy lực của Vô Năng Thắng Vô Ngại Đại Tùy Cầu Bảo Ấn Tâm Đại Minh Vương Đà La Ni, là nơi cúng dường của tất cả Như Lai. Ai có mong cầu đều được vừa ý.
Lại bảo Đại Phạm: Người nghèo làm công cho nhà Trưởng Giả Tử Pháp Tuệ lúc ấy chẳng phải ai xa lạ mà chính là Vua Thí Nguyện Thủ vậy. Do đời quá khứ xả thí một đồng tiền vàng, cúng dường Đại Tùy Cầu Đà La Ni này rồi hồi thí cho tất cả hữu tình.
Do nhân duyên ấy mà được phước vô tận, nên thân đời sau được làm Quốc Vương, tin tưởng trong sạch nơi Tam Bảo, tâm chẳng thoái lui, rộng hành xả thí, thành tựu Đàn Ba La Mật Dāna pāramitā: Bố thí Ba la mật.
Bách Thiên Ấn Đà La Ni Kinh, đồng quyển, dịch khác.
Lại nữa Đại Phạm! Lúc Thiên Đế Thích Śakra đánh nhau với A Tô La Asura thì Thiên Đế Thích thường đem Đà La Ni này đeo giữ ở trong búi tóc trên đỉnh đầu nên chúng của Trời Đế Thích chẳng bị thương tổn, thường đắc thắng và an ổn quay về Cung.
Bồ Tát mới phát tâm cho đến Bồ Tát ở Cứu Cánh Địa, đeo giữ thì hay xa lìa mọi thứ chướng nạn, nghiệp ma.
Nếu có người đeo Đà La Ni này tức là nơi gia trì của tất cả Như Lai, là nơi hộ niệm của tất cả Bồ Tát. Tất cả người, Trời, Quốc Vương, Vương Tử, Đại Thần, Bà La Môn, trưởng giả thường luôn cung kính lễ bái thừa sự. Tất cả hàng Trời Deva, Rồng Nāga, A Tô La Asura, Nghiệt Lộ Trà Garuḍa, Khẩn Na La Kiṃnara, ma Hầu La Gia mahoraga, Nhân manuṣya, Phi Nhân Amanuṣya đều cung kính người đeo giữ ấy. Tám Bộ Trời Rồng của nhóm ấy đều nói người đó là bậc Đại Trượng Phu mahā puruṣa.
Đức Như Lai lại nói: Kẻ trai lành, người nữ thiện ấy đều hay đập nát tất cả ma chướng, xa lìa tất cả bệnh tật, xa lìa tất cả tai hoạnh, trừ tất cả ưu não, luôn là nơi thủ hộ của tất cả Trời Rồng.
Đức Phật bảo: Này Đại Phạm! Lại có bốn Đà La Ni gọi là Vô Năng Thắng Phi Đại Tâm Chân Ngôn. Nếu có ai viết chép, đeo móc trên thân thì thường nên tụng trì, thâm tâm suy tư quán hạnh ắt hay trừ bỏ mộng ác, việc chẳng lành, đều được thành tựu tất cả sự an vui.
Án, A mật lị đa, phộc lệ, phộc la phộc la, bát la phộc la, vĩ thú đệ, hồng hồng, phả tra phả tra, sa phộc hạ.
OṂ AMṚTA VARE VARA VARA PRAVARA VIŚUDDHE HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ.
Án, A mật lị đa, vĩ lô chỉ nãnh, nghiệt bà, tăng la khất sái ni, a yết lị sái ni, hồng hồng, phả tra phả tra, sa phộc hạ.
OṂ AMṚTA VILOKINI GARBHA SAṂRAKṢAṆI ĀKARṢAṆI HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ.
Án, vĩ ma lê, nhạ dã, phộc lệ, a mật lị đế, hồng hồng hồng hồng, phả tra phả tra phả tra phả tra, sa phộc hạ.
OṂ VIMALE JAYA VARE AMṚTE HŪṂ HŪṂ HŪṂ HŪṂ PHAṬ PHAṬ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ.
Án, bả la, bả la, tam bả la tam bả la, ấn nại lị dã, vĩ thú đà nãnh, hồng hồng, lỗ lỗ tả lệ, sa phộc hạ.
OṂ BHARA BHARA SAMBHARA SAMBHARA INDRIYA VIŚODHANE RURU CALE SVĀHĀ.
Vừa mới nói bốn Đại Đà La Ni này xong thì tất cả Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, Thanh Văn khác miệng cùng lời nói đại tùy cầu Đại Minh Vương Vô Năng Thắng Đà La Ni Giáp Trụ Mật Ngôn Cú này. Dùng Ấn của tất cả Như Lai, ấn lên. Đà La Ni này rất khó được nghe huống chi là viết chép, thọ trì, đọc tụng, vì người khác diễn nói. Chính vì thế cho nên biết đó là Đại Phật sự.
Đức Như Lai khen ngợi khôn cùng, nói lời tùy hỷ, rất khó được nghe tên của Đại Tùy Cầu Đại Vô Năng Thắng Đà La Ni này, rất khó được nghe, rất ư khó được, hay diệt hết các tội. Đại lực dũng kiện, đủ đại uy đức thần lực, hay sinh vô lượng công đức.
Hay đập nát tất cả ma chúng, hay cắt đứt tất cả nhóm tập khí với ma chướng. Hay trừ tất cả Chân Ngôn khác, chất độc, yểm đảo, dược pháp pháp về thuốc men, tướng tăng pháp pháp trợ nhau oán ghét, giáng phục pháp.
Hay khiến cho chúng sinh có tâm ác khởi tâm đại bi. Hay giúp đỡ yêu thích người cúng dường Chư Phật Bồ Tát Thánh Chúng. Hay hộ giúp kẻ viết chép thọ trì đọc tụng, lắng nghe Kinh Điển Đại Thừa mahā yāna, lại hay mãn túc việc tu Phật Bồ Đề.
Này Đại Phạm! Trì Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đại Minh này chẳng bị hoại nát, ở tất cả nơi được đại cúng dường giống như Phật Đại Sư Lưỡng Túc Tôn.
Làm sao biết được Minh Vương này hay nghiền nát tất cả ma?
Đại Phạm! Vào thời quá khứ có Đức Phật tên là Quảng Bác Vi Tiếu Diện ma Ni Kim Bảo Quang diễm Chiếu Diệu Cao Dũng Vương Vipūla pratita vadana sūktvamaṇi kanaka ratna jvala raśmi prabha abhyuṅgata rāja Như Lai Ứng Chính Giác, lúc mới thành đạo đi đến Bồ Đề Trường Bodhi maṇḍa, hay Bodhi gayā muốn chuyển Pháp Luân Dharma cakra, tất cả Như Lai xưng tán.
Bấy giờ tất cả ma với vô lượng câu chi na dữu đa quyến thuộc vây quanh, hiện mọi loại hình, phát ra âm thanh đáng sợ, bày ra mọi loại ma cảnh, hiện làm thần thông, tuôn mưa đủ loại khí trượng tràn khắp bốn phương để gây chướng nạn.
Khi ấy Quảng Bác Vi Tiếu Diện ma Ni Kim Bảo Quang Diễm Chiếu Diệu Cao Dũng Vương Như Lai trong phút chốc tịch nhiên an trú, ý tụng Đại Tùy Cầu Đại Minh Vương Vô Năng Thắng Đại Đà La Ni này bảy biến.
Vừa tụng Đà La Ni này xong, trong khoảng sát na thì tất cả ma Ba Tuần Mārapāpman, hay Māra pāpīyān nhìn thấy từ mỗi một lỗ chân lông của Đức Như Lai ấy tuôn ra vô lượng câu chi trăm ngàn na dữu đa Kim Cương sứ giả Vajra ce. Ca, thân mặc giáp trụ tỏa ánh hào quang lớn, đều cầm đao kiếm, búa, dây, gậy, côn, Tam Kích Xoa…
Đều phát ra lời nói như vậy: Bắt trói Ác ma, nghiền nát loài có tâm ác, chém đứt mạng của chúng, tán nát chư ma đã gây chướng nạn cho Đức Như Lai, tức là tất cả ác ma khó điều phục ấy.
Dùng Đại Uy Lực của Như Lai, ở trong lỗ chân lông hiện ra vị Đại Trượng Phu Puruṣa.
Các Chúng ma ấy buồn thảm té lăn ra đất, đều bị mất: Tự tính, thần thông, biện tài… bỏ chạy tứ tán. Đức Như Lai dùng cây kiếm đại từ mahā maitrakhaḍga thắng được ma cảnh thành vô thượng bồ đề Agra bodhi, liền chuyển bánh xe pháp của tất cả Như Lai Sarva tathāgata dharma cakra giống như tất cả Phật. Tất cả loài gây chướng, Tỳ Na Dạ Ca Vināyaka, các ma ác… thảy đều bị tồi hoại.
Đức Như Lai liền chuyển bánh xe Pháp Dharma cakra vượt khỏi biển lớn sinh tử đến được bờ bên kia Pāramita: ý nói là bờ giải thoát.
Như vậy Đại Phạm! Đà La Ni này có thế lực lớn, hay được thần thông đi đến bờ bên kia. Nếu vừa mới nghĩ nhớ thì ở nơi hiểm nguy đều được giải thoát, vui thích thanh tịnh, hữu tình có tâm ác Duṣṭa citta liền khởi tâm đại từ mahā maitracitta. Chính vì thế cho nên, Đại Phạm thường nên ghi nhớ, tác ý như lý, y theo pháp viết chép mà thường đeo giữ.
Lại nữa Đại Phạm! Tại thành Ô Thiền Na Ujayanī có vị Vua tên là Phạm Thí. Thời ấy có một người phạm vào tội nặng, Nhà Vua ra lệnh giết chết kẻ ấy.
Người nhận lệnh đem tội nhân ấy vào trong núi giết chết. Khi vào hang núi, người áp giải tội nhân liền vung đao tính chém chết thì tội nhân kia, lúc trước có đeo Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đà La Ni này ở cánh tay phải, nay tâm lại ghi nhớ. Do uy lực của Đại Minh này nên cây đao ấy lóe ra ánh sáng giống như đám lửa rồi gãy ra từng mảnh giống như bụi nhỏ.
Khi nhìn thấy hiện tượng này, người đao phủ kinh ngạc chưa từng có. Liền trình báo đầy đủ cho Nhà Vua hay. Đức Vua nghe xong, rất tức giận lại sai đao phủ đem tội nhân ấy đẩy vào hang Dược Xoa, ở trong hang ấy có rất nhiều Dược Xoa Yakṣa khiến cho chúng ăn thịt tội nhân này.
Người áp lãnh nhận sắc của Vua xong, liền đem tội nhân đẩy vào hang Dược Xoa. Khi tội nhân mới vào hang thì chúng Dược Xoa vui vẻ thích thú chạy vội đến phía trước muốn ăn thịt tội nhân ngay. Do tội nhân ấy đeo đại tùy cầu, vì sức uy đức cho nên chúng Dược Xoa nhìn thấy trên thân thể của tội nhân ấy có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi.
Các chúng Dược Xoa rất sợ hãi đều nghĩ rằng: Lửa này muốn thiêu cháy chúng ta. Chúng Dược Xoa ấy thấy việc đấy xong thì rất kinh sợ, liền đẩy tội nhân ra ngoài của hang rồi vây quanh lễ bái.
Khi ấy, Sứ giả lại trình báo đầy đủ cho Vua hay. Nghe xong, Nhà Vua càng giận dữ hơn nữa, lại sai sứ giả cột tội nhân lại ném xuống sông sâu. Sứ giả vâng lệnh thi hành. Lúc tội nhân ấy vừa rơi xuống sông thì nước sông liền khô cạn giống như đất bằng lục địa và tội nhân kia liền đứng trên bờ, sợi dây cột trói tội nhân mỗi mỗi đứt đoạn từng mảnh.
Nhà Vua nghe qua việc này thì rất kinh ngạc, vui vẻ mỉm cười, sinh đại kỳ đặc liền kêu tội nhân đến hỏi duyên cớ: Vì sao ngươi lại thoát được nạn?
Tội nhân đáp: Tâu Đại Vương! Tôi không có thể tự giải thoát được Sở dĩ tôi được thoát nạn vì trên thân của tôi có đeo Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đại Minh Vương Đà La Ni.
Vua liền khen ngợi: Thật là lạ lùng! Đại Minh này quả là vi diệu hay dẹp tan tội chết.
Rồi nói Già Đà Gāthā rằng:
Đại Minh thật vi diệu!
Hay phá tan tội chết
Nơi Chư Phật gia trì
Cứu giúp các hữu tình
Hay giải thoát bệnh khổ
Uy đức của Đại Minh
Giải thoát sự chết yểu
Đại Bi Tôn đã nói
Hay chận bệnh tật lớn
Mau chứng Đại Bồ Đề mahā bodhi.
Bấy giờ Nhà Vua vui mừng hớn hở liền lấy Tùy Cầu đó cúng dường lễ bái và đem vải lụa cột trên đầu người bị tội, ban cho dây lụa quán đỉnh và xưng là thành chủ pháp của năm nước Thiên Trúc. Nếu nhận vinh dự của chức quan quan vinh đều dùng vải lụa cột trên đầu, quán đỉnh, sau đó mới nhận chức
Như vậy Đại Phạm! Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đại Đà La Ni này. Nếu có người đeo cột thì ở tất cả nơi chốn đều được đại cúng dường. Nếu chúng sinh có tâm ác khó điều phục, đều khởi tâm từ và cùng nhau thuận phục. Vì thế nên thường đeo giữ Đại Đà La Ni này.
Lại nữa Đại Phạm! Nếu muốn đeo Đà La Ni này thì nên lựa ngày tốt, tú tốt, giờ tốt… y theo pháp viết Đà La Ni này.
Thời Đại Phạm Vương nghe lời dạy đó xong thì rất vui vẻ, cúi năm vóc sát đất, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Dùng phương pháp nào để viết chép Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đà La Ni này?
Bấy giờ Đức Như Lai liền nói Già Đà bảo Đại Phạm rằng:
Đại Phạm! Ông nên biết
Nay ta vì ông nói
Thương nhớ các hữu tình
Khiến được an vui lớn
Mau lìa nghiệp bức bách
Giải thoát các bệnh tật
Phụ nữ được mang thai
Người cầu con được như ý
Hữu tình lìa nghèo túng
Nghiệp khốn khó đều trừ
Nên vào giờ cát Tú Sao Tú trực tốt
Bày sa tú tinh tú làm bằng cát tương ứng
Cần phải giữ trai giới
Mà cúng dường Chư Phật
Phát tâm đại bồ đề
Lại sinh tâm bi mẫn
Với khởi tâm đại bi
Nghĩ lợi ích cho người
Khắp các loại hữu tình
Hương Long Não, Chiên Đàn Candana
Dùng nước hương này tắm
Mặc quần áo mới sạch
Liền đốt hương xông ướp
Nên dùng Cù ma Di Komayī: Phân bò
Tô Mạn Trà La maṇḍala nhỏ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba